Các yếu tố cấu thành năng suất lúa:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 88 - 96)

- Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực qua nở giai đoạn sinh trưởng 7 9 và đánh giá theo thang điểm sau:

3.4.9.Các yếu tố cấu thành năng suất lúa:

3. Đất phi nông nghiệp

3.4.9.Các yếu tố cấu thành năng suất lúa:

Năng suất lúa được quyết định bởi các yếu tố đó là số bông trên đơn

vị diện tích, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt và được tính bằng

công thức sau:

Năng su ất lý thuyết (tạ/ha) = số bông/m2

x số hạt chắc/bông x P1000 hạt/10.000. Để có năng suất cao cần tác động các biện pháp như: chọn giống có đặc tính đẻ nhánh nhiều, có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, có tỷ lệ hạt chắc cao và

có trọng lượng 1000 hạt cao. Có các biện pháp kỹ thuật tác động tích cực đến

các chỉ tiêu trên như mật độ cấy hợp lý, tuổi mạ cấy, lượng phân bón, cách

bón phân, chế độ tưới nước, phòng trừ sâu bệnh kịp thời...

Như vậy muốn nâng cao năng suất của lúa chúng ta cần quan tâm đến

các yếu tố cấu thành năng suất và có biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhằm nâng cao năng suất.

Số bông: Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì yếu tố số bông trên đơn vị diện tích có tính chất quyết định bởi vì theo công thức tính năng suất lý

thuyết trên thì đây là yếu tố tác động nhiều nhất đến năng suất của lúa. Muốn

có số bông nhiều trước tiên phải có số nhánh tối đa lớn, tỷ lệ nhánh hữu hiệu

phải cao, các yếu tố này phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là đặc tính đẻ nhánh của

từng giống lúa và các biện pháp kỹ thuật như mật độ cấy, lượng phân bón

thúc vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu.

+ Số hạt/bông: Để có số hạt trên bông cao cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng 5 (làm đòng) của cây lúa. Đây là thời kỳ bông nguyên thuỷ phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn sinh trưởng này cần bổ sung lượng phân bón vô cơ (đạm urê, kali) cần thiết để

quá trình phân hoá được thuận lợi quyết định số hạt trên bông nhiều.

+ Tỷ lệ hạt chắc: tỷ lệ hạt chắc là yếu tố quan trọng đến năng suất của

lúa chỉ đứng sau yếu tố số bông. Trong thực tiễn sản xuất tỷ lệ hạt lép thay đổi

trong phạm vi rất rộng, có thể từ 5- 10%, có khi lên tới 15-30%, thậm chí có khi cao hơn 30% hoặc cao hơn nữa. Tỷ lệ hạt lép cao hay thấp thường phụ

thuộc vào thời kỳ trỗ và sau trỗ bông. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ

hạt lép nhiều hay ít đó là: đặc tính của giống, yếu tố ngoại cảnh tác động vào

quá trình thụ phấn thụ tinh như nhiệt độ quá thấp (dưới 200

c), nhiệt độ quá

cao, ẩm độ không khí thấp (gió lào), gặp mưa bão hoặc sâu, bệnh hại... đều

ảnh hưởng tới tỷ lệ hạt chắc.

Để khắc phục các nguyên nhân trên công tác chọn giống cần chú ý

chọn những giống có đặc tính tỷ lệ hạt chắc cao đưa vào sản xuất, bố trí cơ

cấu thời vụ hợp lý để né tránh những bất lợi về thời tiết, phòng trừ sâu, bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kịp thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ hạt lép.

+ Trọng lượng 1000 hạt là yếu tố tác động đến năng suất tuy không

nhiều song đây cũng là một yếu tố cấu thành năng suất. So với 2 yếu tố trên

thì trọng lượng 1000 hạt ít biến động và nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.15: Các yếu tố cấu thành năng suất

Chỉ tiêu giống Bông/ m2 Hạt/ bông Hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) P1000 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) N46 303 116,7 91,8 21,5 20,56 57,19 LT2 306 105,5 90,4 16,2 20,01 55,35 T10 297 107,0 76,7 28,3 19,07 43,44 HT1 288 109,1 82,5 24.0 22,91 54,43 HT6 288 107,9 87,2 19,2 22,16 55,65 HT9 276 96,0 77,3 19,0 22,05 47,04 KD18 261 122,8 101,1 17,6 19,21 50,69 CV% 3,0 8,3 11,9 0,00 LSD 05 15,38 15,8 18,0 0,94

Qua bảng 3.15 cho thấy số bông trên đơn vị diện tích dao động từ 261 đến 306 bông/m2

, 2 giống có số bông nhiều nhất là giống LT2 và N46, giống

thí nghiệm có số bông thấp nhất là HT9 chỉ đạt 274 bông/m2

. Kết quả sử lý

thống kê cho kết quả các giống LT2, N46, T10, HT1, HT6 có số bông trên m2

cao hơn so với giống đối chứng, giống HT9 có số bông trên m2 tương đương

giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Số hạt trung bình trên bông dao động từ 96 đến 122,8 hạt/bông. Các

giống thí nghiệm có số hạt trên bông thấp nhất là giống HT9, cao nhất là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có số hạt trên bông tương đương với giống đối chứng, giống LT2, HT9 có số

hạt trên bông thấp hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Số hạt chắc trên bông của các giống thí nghiệm không cao chỉ đạt từ

76,7 hạt chắc/bông ở giống T10 và cao nhất ở giống đối chứng KD18 đạt

101,1hạt chắc/bông. Nguyên nhân số hạt chắc không cao là do thời kỳ trỗ

bông và sau trỗ bông gặp đợt không khí lạnh nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng

tới thụ phấn, thụ tinh. Kết quả sử lý thống kê cho thấy các giống N46, LT2,

HT6 có số hạt chắc trên bông tương đương với giống đối chứng, các giống thí nghiệm còn lại số hạt chắc trên bông thấp hơn giống đối chứng ở độ tin cậy

95%.

Trọng lượng 1000 hạt là đặc điểm của từng giống lúa, các yếu tố về môi trường ít tác động đến, tuy nhiên nếu bị sâu, bệnh nhất là sâu cuốn lá nhỏ,

bệnh đạo ôn, bạc lá cũng làm cho trọng lượng 1000 hạt giảm. Kết quả sử lý

thống kê cho thấy trọng lượng 1000 hạt của các giống HT1, HT6, HT9 và N46 cao hơn so với đối chứng, các giống thí nghiệm còn lại trọng lượng 1000

hạt tương đương với đối chứng ở độ tin cậy 95%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả theo dõi và tính toán ở bảng 3.15 cho thấy giống N46 cho năng suất lý thuyết cao nhất, tiếp đến là HT6.

Sau khi tiến hành thu hoạch các ô thí nghiệm thu được kết quả năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.16: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Tên giống Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu

(tạ/ha) N46 57,19 50,80 LT2 55,35 41,60 T10 43,44 40,00 HT1 54,43 46,40 HT6 55,65 47,20 HT9 47,04 41,70 KD18 50,69 48,50 CV% 5,6 4,0 LSD 05 5,0 3,17

Bảng 3.16 cho thấy năng suất lý thuyết của giống thí nghiệm N46 cao

hơn giống đối chứng 6,46 tạ/ha ở mức tin cậy 95%. Giống T10 có năng suất

lý thuyết thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống thí

nghiệm còn lại có năng suất lý thuyết tương đương giống đối chứng.

Kết quả sử lý thống kê cho thấy các giống N46, HT1 và HT6 có năng suất thống kê tương đương giống đối chứng ở độ tin cậy 95%, các giống còn

lại năng suất thấp hơn đối chứng, điều này cho thấy 3 giống N46, HT1 và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 3.5: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Biểu đồ 3.5 cho thấy năng suất lý thuyết của hầu hết các giống đều

cao hơn năng suất thực thu, nhưng ở mức độ chênh lệch không cao, nguyên

nhân chính là do khi tính toán năng suất lý thuyết chúng tôi đã tính số bông,

số hạt chắc trung bình trên bông của cả 5 khóm theo dõi nên năng suất lý

thuyết gần sát với năng suất thực thu.

3.4.10. Chỉ tiêu chất lượng gạo

Chỉ tiêu chất lượng gạo được đánh giá bởichỉ tiêu quan sát và chỉtiêu phân tích.

* Với chỉ tiêu quan sát: qua kết quả quan sát, tính toán sau khi say sát gạo và

nấu ăn thử rồi phát phiếu để đại diện nông dân cho điểm theo thang điểm được in sẵn ở mẫu phiếu đánh giá cho điểm chúng tôi thu được kết quả ở

bảng 3.17. 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 N46 LT2 T10 HT1 HT6 HT9 KD18 Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.17: Các chỉ tiêu quan sát chất lượng gạo

STT Giống Tỷ lệ say sát (%) Tỷ lệ gạo nguyên (%) Tỷ lệ bạc bụng (%) Độ trắng (%) 1 N46 70,0 90,1 2,0 Trắng trong 2 LT2 70,0 92,7 3,0 Trắng trong T10 73,3 89,4 5,0 Trắng trong 4 HT1 73,0 89,4 4,0 Trắng trong 5 HT6 70,0 92,3 2,0 Trắng trong 6 HT9 66,6 85,0 4,0 Trắng trong 7 KD18 70,0 81,0 5,0 Trắng

Qua bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ xay sát của các giống thí nghiệm đều

khá cao. Giống cao nhất là giống T10 có tỷ lệ xay sát đạt 73,3%, tiếp đến là

giống HT1 tỷ lệ xay sát là 73,0%, chỉ có giống HT9 có tỷ lệ xay sát thấp nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(66,6%), các giống còn lại có tỷ lệ xay sát như giống đối chứng (70,0%). Về

tỷ lệ gạo nguyên hầu hết các giống thí nghiệm đều có tỷ lệ gạo nguyên khá

cao và đều cao hơn giống đối chứng, cao nhất là giống LT2 (92,7%), tiếp đến

là giống HT6 có tỷ lệ gạo nguyên (92,3%), các giống thí nghiệm còn lại có

tỷ lệ gạo nguyên từ 85,0% đến 90,1%.

Tỷ lệ gạo bạc bụng ở hâù hết các giống thí nghiệm đều thấp từ 2 đến

5% và đều thấp hơn so với giống đối chứng, thấp nhất là các giống N46 và

HT6 (2%), giống LT2 có tỷ lệ bạc bụng (3%), các giống còn lại tỷ lệ bạc bụng tương đương với đối chứng.

Độ trắng của gạo các giống thí nghiệm đều cùng trắng trong còn đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Chỉ tiêu đánh giá bằng nấu ăn thử

Đánh giá chỉ tiêu chất lượng bằng nấu ăn thử rồi cho điểm được tiến

hành với tất cả các giống thí nghiệm để đánh giá và cho điểm về độ thơm, độ

dẻo, vị đậm cơm của các giống và thu được kết quả ở bảng 3.18.

Bảng 3.18: Đánh giá chất lượng bằng nấu ăn thử và cho điểm

STT Giống Độ thơm (điểm) Độ dẻo (điểm) Vị đậm (điểm)

1 N46 2 2 3 2 LT2 2 2 3 3 T10 2 2 3 4 HT1 2 2 3 5 HT6 2 2 3 6 HT9 2 2 3 7 KD18 0 3 2

Độ thơm của cơm sau khi nấu chín được nông dân than gia đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đã in sẵn và đều cho điểm các giống thí nghiệm

có độ thơm đạt điểm 2 (rất thơm), riêng giống đối chứng có độ thơm điểm 0

(không thơm).

Độ dẻo cơm của các giống tham gia thí nghiệm đều được đánh giá

điểm 2 (dẻo), riêng giống đối chứng có độ dẻo điểm 3 (trung bình).

Vị đậm của tất cả các giống lúa thí nghiệm đều được đánh giá có vị đậm đạt điểm 3 (đậm), riêng giống đối chứng có độ đậm điểm 2 (trung bình). Như vậy cả về chỉ tiêu cảm quan và thử nếm, các giống lúa thí nghiệm đã vượt trội so với giống lúa đối chứng KD18.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.19: Các chỉ tiêu phân tích chất lượng gạo

S TT Giống Hàm lượng Amyloze (%) Hàm lượng Protein (%) Độ phân huỷ kiềm Nhiệt hồ hoá 1 N46 20,2 7,8 6 Thấp 2 LT2 20,5 7,2 6 Thấp 3 T10 22,8 7,5 5 Trung bình 4 HT1 22,5 7,9 5 Trung bình 5 HT6 22,8 7,5 5 Trung bình 6 HT9 22,0 7,5 5 Trung bình 7 KD18 24,5 7,0 4 Trung bình

(Nguồn số liệu phân tích tại Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc)

Kết quả phân tích ở bảng 3.19 cho thấy hàm lượng protein ở hầu hết cá

giống thí nghiệm đều cao hơn giống đối chứng, cao nhất là giống HT1 và N46, thấp

nhất là giống KD18 và đều ở mức độ khá. Hàm lượng Amiloza của các giống dao động từ 20,2 đến 24,5 và đều ở mức trung bình. Độ phân huỷ kiềm được đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ điểm 4 đến điểm 6. Nhiệt hồ hoá của tất cả các giống ở mức thấp đến trung bình.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 88 - 96)