Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh các giống thử nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 99 - 101)

- Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực qua nở giai đoạn sinh trưởng 7 9 và đánh giá theo thang điểm sau:

3. Đất phi nông nghiệp

3.5.2. Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh các giống thử nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sản xuất vụ Mùa ở miền Bắc Việt Nam có đặc trưng, đầu vụ là mùa

Hè nắng nóng kèm theo mưa rào xuất hiện nhiều, cuối vụ là mùa Thu đó là đặc trưng cơ bản của thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi

cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại lúa. Việc người dân phải sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật trong công tác phòng trừ sâu, bệnh làm tăng chi phí cho

sản xuất đồng thời gây ra những ảnh hưởng cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản phẩm, ảnh hưởng tới môi trường sống, làm

mất đi sự cân bằng sinh thái, phá vỡ thế cân bằng của thiên nhiên dẫn tới các đại dịch về sâu, bệnh. Những năm gần đây phương pháp phòng trừ sâu bệnh

tổng hợp (IPM) đã được người dân quan tâm đúng mức làm giảm chi phí cho

sản xuất cũng như bảo vệ được thiên địch có ích, nhằm giảm chi phí cho sản

xuất, cân bằng sinh thái, không ảnh hưởng nhiều đến môi trường ngày càng được người dân chú trọng.

Từ những vấn đề đã được đề cập ở trên đây là xu hướng chủ đạo của

các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật trong việc chọn tạo và khảo nghiệm khả năng thích ứng, tính chống chịu của các giống lúa mới khi đưa vào sản xuất đại trà. Đối với các giống lúa tham gia thử nghiệm ở vụ Mùa 2007 chúng tôi

theo dõi và thu được kết quả như sau:

+ Đối với sâu hại: xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ nhưng ở mức độ rất thấp. Riêng đối với sâu đục thân, rầy nâu và các loại sâu khác không thấy xuất hiện.

+ Đối với bệnh: Xuất hiện bệnh khô vằn ở điểm 1, đối với bệnh đạo

ôn không thấy vết bệnh được đánh giá ở điểm 0, các bệnh khác không thấy

xuất hiện trong vụ Mùa 2007 trên 2 giống thử nghiệm.

Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh được đánh giá ở bảng 3.22 sau:

Bảng 3.22: Tình hình sâu, bệnh chính hại lúa vụ Mùa 2007

Giống Sâu đục thân (điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Rầy nâu (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Bệnh khô vằn (điểm)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

N46 0 1 0 0 1

HT6 0 1 0 0 1

KD18(đ/c) 0 1 0 0 1

Qua bảng 3.22. cho ta thấy ở vụ Mùa 2007 tại địa bàn thành phố Việt

Trì- tỉnh Phú Thọ chỉ có sâu cuốn lá nhỏ nhưng ở mức độ thấp không gây hại

cho sản xuất, còn lại sâu, bệnh khác không thấy xuất hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)