Chỉ số diện tích lá:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 85 - 88)

- Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực qua nở giai đoạn sinh trưởng 7 9 và đánh giá theo thang điểm sau:

3. Đất phi nông nghiệp

3.4.8. Chỉ số diện tích lá:

Theo giáo trình sinh lý thực vật do GS.TS Hoàng Minh Tấn- PGS.TS. Nguyễn Quang Thạch biên soạn, chỉ số diện tích của lá được tính theo công

thức sau:

+ S1lá = Dài lá x rộng lá x 0,75

+ S khóm = ∑ S1/khóm

+ LAI = ∑ S1/khóm x mật độ cấy/ m2đất.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa được chia làm 2

thời kỳ sinh trưởng chủ yếu đó là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh

thực.

Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của lúa được tính từ khi gieo mạ đến

lúc lúa bắt đầu làm đòng. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng này chủ yếu phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh thực bắt đầu từ khi cây lúa phân hoá đòng và hình thành các cơ quan sinh

sản đến khi thu hoạch, thời kỳ này cây lúa tích luỹ các vật chất hữu cơ quang

hợp được chuyển về bộ phận tích trữ đó là hạt.

Quá trình phát triển của lá lúa được diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Trong đó thời kỳ tăng trưởng nhanh của chỉ số diện tích lá

được diễn ra ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và chỉ số lá giảm dần vào thời

kỳ từ giai đoạn lúa trỗ bông đến khi lúa chín. Kết quả cụ thể được đánh giá ở

bảng 3.14.

Bảng 3.14: Chỉ số diện tích lá ở các thời kỳ sinh trưởng phát triển

ĐVT: m2 lá/m2đất Chỉ tiêu Giống Đẻ nhánh Phân hoá đòng Trỗ đến chín N46 2,16 4,85 3,00 LT2 2,07 3,42 2,59 T10 1,94 3,83 3,11 HT1 1,96 3,75 2,82 HT6 2,01 4,24 3,28 HT9 2,10 4,49 3,11 KD18 1,80 3,36 2,25 CV% 6,4 5,5 3,9 LSD 05 0,22 0,39 0,20

Qua bảng 3.14 cho thấy chỉ số diện tích lá ở thời kỳ đẻ nhánh chỉ đạt

từ 1,80m2

lá/ m2đất đến 2,16m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

diện tích lá cao nhất là N46 đạt 2,16m2

lá/ m2đất, thấp nhất là giống đối chứng

Khang Dân 18 chỉ số diện lá chỉ đạt 1,80m2

lá/ m2đất. Kết quả xử lý thống kê

cho thấy các giống N46, HT9, LT2 có chỉ số diện tích lá cao hơn so với đối

chứng ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương

giống đối chứng.

Giai đoạn phân hoá đòng chỉ số diện tích lá tăng cao nhất đạt từ 3,36 đến 4,85 m2

lá/ m2đất. Thấp nhất là Khang Dân 18 có chỉ số diện tích lá

3,36m2lá/ m2đất và cao nhất là giống N46 có chỉ số diện tích lá 4,85 m2

lá/ m2đất. Kết quả xử lý thống kê cho thấy có các giống là N46, HT9, HT6, T10

có chỉ số diện tích lá cao hơn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%. Các giống

còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương giống đối chứng.

Giai đoạn lúa chín chỉ số diện tích lá giảm đáng kể ở hầu hết các

giống, chỉ số diện tích lá từ 2,25 đến 3,28 m2

lá/ m2đất, trong đó chỉ số diện

tích lá của giống N46 giảm nhiều nhất. Ở giai đoạn này bộ lá chỉ còn 3 lá trên cùng là chính, trong đó lá đòng và lá công năng (lá cạnh lá đòng) có vai trò

quan trọng trong việc quang hợp để đưa vật chất hữu cơ quang hợp được tích

luỹ vào hạt. Do vậy lá đòng và lá công năng xanh lâu có vai trò quan trọng

trong việc nâng cao năng suất và chất lượng gạo của từng giống lúa. Kết quả

thí nghiệm cho thấy có 3 giống có chỉ số diện tích lá cao đó là: giống HT6 chỉ

số diện tích lá 3,28 m2

lá/ m2đất, giống T10 và giống HT9 chỉ số diện tích lá

3,11 m2lá/ m2đất, giống N46 chỉ số diện tích lá 3,00 m2

lá/ m2đất. Còn lại các

giống khác có chỉ số diện tích lá từ 2,25 đến 2,82 m2

lá/ m2đất, thấp nhất vẫn

là giống Khang Dân 18.

Kết quả xử lý thống kê ở giai đoạn lúa chín cho thấy chỉ số diện tích

lá của các giống thí nghiệm ở độ tin cậy 95% cao hơn so với đối chứng, lần lượt là HT6, T10, HT9, N46, HT1, và LT2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)