Bệnh đạo ôn (Piricularia orizae)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 54 - 55)

Đối với đạo ôn trên lá, theo dõi mức độ nhiễm bệnh, đánh giá tỷ lệ %

vết bệnh và tính theo thang điểm:

+ Điểm 0: không thấy có vết bệnh.

+ Điểm 1: phát hiện các vết bệnh màu nâu, hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

+ Điểm 2: xuất hiện vết bệnh nhỏ tròn hoặc hơi dài, đường kính 1- 2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.

+ Điểm 3: hình dạng vết bệnh như ở 2 điểm trên nhưng vết bệnh đã

xuất hiện đáng kể ở các lá trên.

+ Điểm 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, vết bệnh dài 3

mm hoặc dài hơn diện tích vết bệnh ở lá dưới chiếm tới 4% diện tích là bị

bệnh.

+ Điểm 5: vết bệnh điển hình chiếm từ 4 – 10% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 6: vết bệnh điển hình chiếm từ 11 - 25% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 7: vết bệnh điển hình chiếm từ 26 – 50% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 8: vết bệnh điển hình chiếm từ 51 - 75% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 9: vết bệnh điển hình chiếm trên 75% diện tích lá bị bệnh. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, tiến hành đánh giá theo thang điểm.

+ Điểm 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông. + Điểm 1: thấy xuất hiện vết bệnh có trên 1 vài bông hoặc gié cấp 2. + Điểm 3: xuất hiện vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Điểm 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông.

+ Điểm 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần

cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.

+ Điểm 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất

hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)