Thử nghiệm trên đồng ruộng của nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)

7- Giống lúa KD

2.4.3. Thử nghiệm trên đồng ruộng của nông dân

2.4.3.1. Lựa chọn các hộ nông dân tham gia thử nghiệm

Trên cơ sở lựa chọn được điểm thử nghiệm, chúng tôi lựa chọn các hộ đủ điều kiện để thực hiện dựa trên nguyên tắc:

- Có đất ruộng 2 vụ.

- Đất đai thích hợp, có hệ thống tưới tiêu chủ động, đủ điều kiện thử nghiệm.

- Là hộ có khả năng ứng dụng kỹ thuật thâm canh, trình độ canh tác

trung bình khá tại địa phương.

- Hộ nông dân tự nguyện tham gia, sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

- Hiểu rõ về vai trò trách nhiệm của mình khi làm thử nghiệm.

- Có khả năng quản lý thử nghiệm.

- Có đủ điều kiện theo dõi, giám sát để tự đánh giá và lựa chọn kết quả

phù hợp.

- Có khả năng tự thực hiện mô hình trong tương lai.

2.4.3.2. Bố trí thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mục đích là lựa chọn được giống mà nông dân cho là ưu việt nhất, phù

hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân và đảm bảo được yêu cầu có chất lượng tốt, năng suất cao và phải được nông dân chấp nhận.

Gieo cấy 7 giống lúa chất l ượng, trong đó giống đối chứng là giống

hiện nay nông dân đang trồng phổ biến trên đất 2 vụ tại địa phương, hoặc đã đưa vào trồng từ năm trước trên đất 2 vụ (Giống khang dân 18).

Sơ đồ thử nghiệm về giống lúa chất lượng: được bố trí thí nghiệm 1

nhân tố (Thiết kế kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh).

Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ 7 5 1 D ải bả o vệ 1 6 3 5 3 5 3 7 6 2 1 2 4 2 4 6 4 7 Dải bảo vệ I II III I, II, III là số lần nhắc lại.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 là công thức thí nghiệm

Các giống chất lượng được đưa vào trồng thử nghiệm để so sánh:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2- Giống LT2 (giống lúa thơm).

3- Giống T10 (giống lúa thơm).

4- Giống HT1 ( Hương thơm 1)

5- Giống HT6 (Hương thơm 6).

6- Giống HT9 (Hương thơm 9).

7- Khang Dân 18 (Làm đối chứng).

Diện tích của toàn bộ thí nghiệm là 630 m2

(mỗi ô thí nghiệm là 30 m2

)

* Phân bón: Lượng bón (tính cho 01ha).

- Phân chuồng: 8.000kg - NPK lâm thao (5:10:3): 550kg - Đạm urê 46%N: 222kg - Phân ka li clorua 60%: 166kg * Cách bón - Bón lót 100% phân chuồng + 100% NPK.

- Bón thúc đợt I: sau cấy 7-10 ngày (chọn những ngày nắng ấm), bón 30% đạm urê + 50% ka li clorua.

- Bón thúc lần II: Khi lúa đẻ nhánh rộ bón 50% đạm urê kết hợp với

làm cỏ sục bùn.

- Bón đón đòng: Khi lúa hình thành khối sơ khởi bón 20% đạn urê +

50% kali clorua còn lại.

* Mật độ cấy: cấy 45 khóm/m2

, mỗi khóm cấy 2 dảnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Ngày gieo + Ngày cấy + Ngày đẻ nhánh + Ngày bắt đầu làm đòng + Ngày trỗ + Ngày chín (thu hoạch)

* Đánh giá khả năng sinh trưởng của mạ

+ Điểm 1: rất khoẻ, cây sinh trưởng nhanh, khi cây có 5 lá thật thì số

cây có 2 nhánh chiếm trên 60% trong quần thể.

+ Điểm 3: khoẻ, cây sinh trưởng nhanh, khi cây có 5 lá thật thì số cây

có 1-2 ngạnh trê chiếm trên 60% trong quần thể.

+ Điểm 5: bình thường, khi cây ở thời kỳ 5 lá thật cây có màu xanh

vàng, cứng cây, sạch sâu, bệnh.

+ Điểm 7: yếu, cây mảnh yếu ở thời kỳ 5 lá thật, quần thể thưa, không đẻ nhánh.

+ Điểm 9: rất yếu, cây còi cọc, khi ở giai đoạn 5 lá, lá vàng, quần thể thưa thớt, lá gốc bị khô héo.

* Chiều cao của cây:

Được đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất của 5 cây ở 3 lần nhắc lại, sau đó tính chiều cao trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Khả năng đẻ nhánh:

Theo dõi 5 cây đã định sẵn theo phương pháp lấy mẫu của từng ô thí

nghiệm. Cách theo dõi và chỉ tiêu theo dõi đẻ nhánh theo phương pháp của

Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và đánh giá theo thang điểm.

- Điểm 1: đẻ rất khoẻ > 25 dảnh/khóm.

- Điểm 3: đẻ khoẻ từ 20-25 dảnh/khóm.

- Điểm 5: đẻ trung bình từ 10-19 dảnh/ khóm.

- Điểm 7: đẻ kém từ 5-9 dảnh/khóm.

- Điểm 9: đẻ rất kém <5 dảnh/khóm.

Tính toán các chỉ tiêu khác liên quan đến khả năng đẻ nhánh của các

giống bao gồm:

- Sức đẻ nhánh chung = dảnh tối đa/dảnh cơ bản.

- Sức đẻ nhánh hữu hiệu = dảnh hữu hiệu/ dảnh cơ bản.

- Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu =(dảnh hữu hiệu/ dảnh tối đa) x 100.

*Các chỉ tiêu về sâu hại

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)