Đánh giá năng suất thống kê các giống thử nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 98 - 99)

- Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực qua nở giai đoạn sinh trưởng 7 9 và đánh giá theo thang điểm sau:

3. Đất phi nông nghiệp

3.5.1. Đánh giá năng suất thống kê các giống thử nghiệm

Tại các điểm mở rộng gieo cấy 2 giống là N46 và HT6 trong vụ Mùa năm 2007, áp dụng các biện pháp canh tác không khác nhiều so với tập quán

của người dân địa phương, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu vụ mùa

theo nội dung nghiên cứu đã được trình bày gồm:

+ Đánh giá năng suất thống kê của các hộ

+ Khả năng chống chịu sâu, bệnh ở vụ Mùa.

+ Hiệu quả kinh tế của vụ Mùa (hộ khác nhau, đầu tư khác nhau, năng

suất khác nhau)

Chúng tôi tiến hành tổng hợp 90 hộ sản xuất nhân rộng giống lúa N46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.21: Các mức phân bón đầu tư và năng suất lúa thử nghiệm

Công thức

Lượng phân bón (kg/ha) Năng suất (tạ/ha)

Urê NPK Kali N46 HT6

1 180 500 150 58,0 (+ 2,0) 56,0 ( + 2,0)

2 150 450 140 54,0(+2,0) 52,0( + 2,0)

3 150 450 70 50,0 ( +2,0) 48,0(+ 2,0)

4 130 400 50 <48,0 -

(Nguồn tổng hợp từ 90 hộ nông dân)

Qua bảng 3.21 cho thấy lượng phân bón và năng suất của lúa có mối

liên hệ chặt chẽ với nhau, lượng phân bón tăng thì năng suất của lúa cũng

tăng, đặc biệt năng suất tăng phụ thuộc nhiều vào lượng phân kali, số liệu điều tra cho thấy năng suất của lúa thí nghiệm trong vụ mùa 2007 cho năng

suất cao nhất là 56,0-60,6 tạ/ha với mứ c bón đạm urê từ 150 -214 kg/ha; NPK5.10.3 từ 411-625 kg/ha; kali từ 93-163 kg/ha.

Ở mức bón 2 năng suất lúa đạt 55,0- 56,0 tạ/ha lượng phân đạm urê

bón 100-200 kg/ha, NPK5.10.3 từ 375-667 kg/ha, kali 82-200 kg/ha. Tương

tự các công thức bón khác cũng đều cho thấy lượng phân bón và năng suất

của lúa có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Như vậy lượng phân vô cơ bón cho lúa giảm dần thì năng suất của lúa thí

nghiệm cũng giảm dần đặc biệt là không bón phân kali thì năng suất giảm đáng

kể hầu hết năng suất không vượt 50,0 tạ/ha. Điều này cho thấy các giống lúa này

có khả năng thâm canh, chịu được phân bón đây là yếu tố quan trọng trong việc

lựa chọn các giống lúa có tiềm năng năng suất cao để đưa vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)