Đặc điểm thời tiết khí hậu:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)

- Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực qua nở giai đoạn sinh trưởng 7 9 và đánh giá theo thang điểm sau:

3.2.Đặc điểm thời tiết khí hậu:

Bảng 3.1: Thời tiết khí hậu năm 2007 ở Việt Trì

Tháng Nhiệt độ TB (oc) Ẩm độ không khí (%) Số giờ nắng/tháng/giờ Lượng mưa TB (mm) 1 15,9 89,5 56,0 9,0 2 21,6 88,5 67,5 32,5 3 20,8 91,5 24,5 55,0 4 22,6 88,0 76,0 107,5 5 26,2 83,0 157,5 185,0 6 29,1 81,5 192,5 167,5 7 28,3 83,5 110,0 100,0 8 28,2 86,0 172,5 215,0 9 26,4 86,0 147,5 235,0 10 24,5 85,0 115,0 52,0 11 19,7 80,0 180,0 15,0 12 19,2 87,0 57,5 17,0

(Nguồn đài khí tượng thuỷ văn khu vực Việt Bắc)

3.2.1. Nhiệt độ

Trong điều kiện sản xuất vụ Xuân 2007 từ khi gieo mạ (tháng 1/2007) cho đến khi thu hoạch (tháng 6/2007) nhiệt độ trung bình trong vụ sản xuất dao động thấp nhất 15,90

c (tháng 1) xấp xỉ trung bình nhiều năm và thấp hơn

cùng kỳ năm trước từ 1,0-1,50c, rét đậm xẩy ra nhiều ngày khó khăn cho việc

gieo mạ. Đến tháng 2 và tháng 3 năm 2007 nhiệt độ trung bình trong tháng

cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trước từ 3,5-4,00c (tháng 2) và 1,00c (tháng 3). Nhìn chung vụ sản xuất vụ Xuân 2006 -2007 là vụ có nền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiệt độ cao hơn so với trung bình nhiều năm, rét nhất là tháng 1 và nhiệt độ

cao nhất vào tháng 6.

Do là vụ sản xuất có nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm nên

lúa sinh trưởng phát triển mạnh ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng do nền nhiệt độ ấm, đây là yếu tố làm cho lúa vụ Xuân 2007 này trỗ bông sớm hơn các vụ Xuân trước đó (trỗ bông cuối tháng 4), do nhiệt độ trong tháng 4 năm 2007

(22,60c), thấp hơn trung bình nhiều năm và có ảnh hưởng của không khí lạnh

kèm front lạnh vào ngày 21, 25 và 29 tháng 4, đúng vào thời điểm lúa trỗ

bông và phơi hoa nên ảnh hưởng tới năng suất của lúa. Nền nhiệt độ như vậy

cũng là điều kiện để cho sâu, bệnh phát sinh phát triển mạnh như sâu cuốn lá

nhỏ, bệnh khô vằn.

3.2.2. Lượng mưa

Đối với thí nghiệm ở vụ Xuân: nhìn trung lượng mưa ở vụ Chiêm

Xuân bao giờ cũng ít xong vùng tham gia thí nghiệm được thực hiện ở địa

điểm hoàn toàn chủ động việc tưới tiêu nên yếu tố lượng mưa không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển của lúa ở các thời kỳ mà lượng mưa

và thời gian mưa ở vụ này chủ yếu theo dõi để đánh giá khả năng ảnh hưởng

của mưa đến giai đoạn trỗ bông phơi hoa của lúa.

Đối với vụ Mùa: tuy lượng mưa nhiều hơn vụ Xuân song lượng mưa được dải đều ở các tháng trong quá trình sản xuất nhân rộng 02 giống có

nhiều đặc tính tốt được người dân chọn và đưa vào gieo cấy với qui mô rộng hơn. Tuy nhiên lượng mưa lớn được tập trung vào tháng 8, tháng 9 gây ra úng cục bộ đồng thời dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn dinh dưỡng làm giảm

hiệu quả sử dụng phân bón nhất là đạm vô cơ khi bón thúc và bón đón đòng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)