So sánh một số giống lúa chất lượng: 1 Thí nghi ệm vụ Xuân 2007:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)

7- Giống lúa KD

2.4.2.So sánh một số giống lúa chất lượng: 1 Thí nghi ệm vụ Xuân 2007:

- So sánh 7 giống lúa chất lượng, theo dõi đánh giá kết quả của từng

giống và lựa chọn từ 2-3 giống lúa có nhiều đặc tính tốt được nông dân chấp

nhận để mở rộng diện tích ở qui mô thích hợp cho vụ sau.

- Các chỉ tiêu cần theo dõi:

Tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu đều được dựa trên hệ thống đánh giá tiêu

chuẩn các giống lúa của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI ấn hành năm 1996.

Các chỉ tiêu theo dõi, tổng hợp đều được sử lý thống kê theo phần mềm

sử lý số liệu IRISTAT hoặc SPSS trên máy vi tính.

Các biểu đồ so sánh các chỉ tiêu được sử lý thống kê trên chương trình

Excel trên máy vi tính.

a. Phương pháp lấy mẫu theo dõi:

Mẫu được theo dõi mỗi ô lấy 5 khóm, theo đường chéo của từng ô thí

nghiệm (khóm giao điểm của đường chéo và 4 khóm còn lại là điểm giữa từ giao điểm đường chéo đến 4 góc của ô thí nghiệm)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Chỉ tiêu về sinh trưởng và chống chịu:

* Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển:

+ Thời gian sinh trưởng.

+ chiều cao cây (chiều cao cây được đo từ mặt đất đến chót bông)

+ Khả năng đẻ nhánh và đẻ nhánh hữu hiệu.

+ Chỉ số diện tích lá.

+ Các đặc điểm sinh học khác như: dạng cây, màu sắc lá, góc lá đòng...

* Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu:

+ Khả năng chống chịu sâu hại (đục thân, cuốn lá…)

+ Khả năng chống chịu bệnh hại (khô vằn, đạo ôn, bạc lá)

+ Khả năng chống đổ.

c. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

- Số bông trên m2

: trong mỗi ô thí nghiệm lấy 5 khóm, phương pháp lấy

mẫu theo đường chéo, đếm tất cả các bông có từ 5 hạt chắc trở lên.

- Số hạt chắc trên bông: Đếm toàn bộ số hạt trên 5 khóm, phân loại hạt

chắc, hạt lép, số bông trên 5 khóm, để tính số hạt chắc trung bình trên bông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khối lượng 1000 hạt: Đếm 1000 hạt cân 3 lần được khối lượng P1, P2,

P3 khi sự sai khác giữa 2 lần cân < 3% thì P1000 hạt được tính theo công thức

sau:P1000hạt(g) = P1 + P2+P3/3. - Năng suất lý thuyết:

NSLT= Số bông/m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ diện tích của các ô thí nghiệm, tuốt

lấy hạt, phơi khô đến độ ẩm 13-14% quạt sạch rồi cân, quy đổi ra tạ/ha.

So sánh năng suất thực thu giữa các giống thí nghiệm với đối chứng,

tính toán hiệu quả kinh tế của các giống thí nghiệm so với đối chứng.

d. Đánh giá chất lượng gạo:

- Đánh giá tỷ lệ xay sát, độ bạc bụng, chiều dài hạt gạo, độ trong của

hạt gạo, bằng phương pháp cảm quan của các giống thí nghiệm sau đó cho

mọi người đánh giá.

- Đánh giá độ thơm, độ dẻo, vị đậm (ngọt) của các giống bằng phương

pháp cảm quan; nấu ăn thử cho theo thang điểm 0,1,2,3.

- Chỉ tiêu chất lượng gạo như hàm lượng Amyloze, Protein được phân

tích ở phòng thí nghiệm để xác định tỷ lệ %.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)