7. Giả thuyết khoa học
2.1.2. Một số địa chỉ tích hợp trong chương trình Hóa học 12
Bảng 2.1: Một số địa chỉ tích hợp trong chương trình Hóa học 12 Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục Ghi chú
Kiến thức Thái độ – tình cảm Kĩ năng – Hành vi
Chương 1: Bài: Chất giặt rửa * Tích hợp vào mục 2 phần III. * Phần III Hiểu được: - Thành phần, tính chất của xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp để sử dụng hợp lí, hiệu quả trong việc làm sạch quần áo, làm sạch môi trường.
- Một số chất giặt rửa tổng hợp có chứa hiđrocacbon phân nhánh gây ô nhiễm môi trường vì chúng không bị vi sinh vật phân hủy.
Có ý thức sử dụng chất giặt rửa làm sạch môi trường Biết sử dụng xà phòng, chất giặt rửa hợp lí, phù hợp với loại nước, chống ô nhiễm môi trường.
* Nâng cao. * Cơ bản
Chương 2: Bài: Saccarozơ Bài: Tinh bột Bài: Xenlulozơ * Tích hợp vào: - Mục 2 phần IV của bài Saccarozơ. - Vào phần V của bài tinh bột. - Vào phần IV của bài Xenlulozơ. * Tích hợp vào mục 4, phần I; mục 4, phần II và mục 4 phần III của bài 6.
Hiểu được:
- Thành phần cấu tạo, tính chất của đường, tinh bột và xenlulozơ để sử dụng, bảo quản hợp lí.
- Vấn đề chống ô nhiễm môi trường trong sản xuất đường, sản xuất giấy, sản xuất rượu, bia, ... - Quá trình quan hợp của cây xanh: hút khí CO2 và H2O tạo thành tinh bột góp phần đảm bảo cân bằng môi trường.
Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
- Bảo quản đường, ngũ cốc hợp lí, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. - Sử dụng bảo quản đồ dùng bằng tre, gỗ. - Biết trồng và chăm bón cây xanh, sử dụng cây xanh hợp lí. * Nâng cao. * Cơ bản Bài: Thực hành este và gluxit Tích hợp toàn bài
Biết tiến hành một số thí nghiệm tìm hiểu tính chất riêng của chất béo, glucozơ, saccarozơ, tinh bột giúp hiểu được sự biến đổi các chất trong môi trường tự nhiên.
Nhận biết được một số chất trong thành phần môi trường tự nhiên
Nâng cao và cơ bản
Chương 3: Bài: Amin Bài: Aminoaxit Bài: Peptit - Protein * Tích hợp vào: - Mục 1 phần IV của bài amin. - Phần IV của bài aminoaxit. - Phần IV của bài Peptit – Protein. * Tích hợp vào: - Phần III của bài aminoaxit.
- Điểm b, mục 2 phần III của bài Peptit và Protein.
Biết được:
- Thành phần, tính chất của một số chất trong môi trường tự nhiên. Thí dụ trong thuốc lá có nicotin rất độc, trong cá mè có nhiều trimetylamin có mùi tanh.
- Thành phần, tính chất của protein- một chất là thành phần chính trong cơ thể người, động vật.
Có ý thức giữ gìn cơ thể tránh tác động không tốt của môi trường.
- Nhận biết được một số chất hóa học: anilin, aminoaxit, protein. - Nhận biết thành phần môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
* Nâng cao. * Cơ bản Bài : Thực hành Một số tính chất của anilin, aminoaxit và protein
Sau khi thí nghiệm giáo dục học sinh làm vệ sinh
Hiểu rõ được hiện tượng, bản chất phản ứng của anilin, aminoaxit và protein.
Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
- Nhận biết phản ứng đặc trưng.
- Xử lí chất thải lỏng, rắn sau thí nghiệm
Chương 4: Bài: Đại cương về polime Tích hợp vào: Bài: Các vật liệu polime. Hiểu được: - Thành phần, tính chất, phương pháp điều chế loại vật liệu nhân tạo hiện nay. Từ đó biết được cách sử dụng một số vật dụng polime hợp lí, hiệu quả.
- Đề xuất biện pháp xử lí rác thải làm bằng vật liệu polime nói chung.
Có ý thức thu gom phế liệu rác thải từ các đồ vật làm bằng polime
- Thu thập các thông tin về polime. - Đề xuất xử lí rác thải làm bằng polime Nâng cao và cơ bản Bài: Các vật liệu polime. Hiểu được:
Khái niệm, thành phần hóa học, tính chất một số vật liệu tự nhiên và nhân tạo, cụ thể như tơ tổng hợp và tơ nhân tạo, chất dẻo, cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo, keo dán. Có ý thức sử dụng, bảo quản, xử lí phế liệu hợp lí, có hiệu quả. - Thu thập các thông tin, xử lí thông tin về vật liệu polime tự nhiên và nhân tạo.
- Đề xuất sử dụng phế thải hoặc tiêu hủy một cách hợp lí
Chương 5: Bài: Sự điện phân. Bài: Sự ăn mòn kim loại. Bài: Điều chế kim loại. * Tích hợp vào: - Phần III của bài Sự điện phân.
- Phần III của bài Sự ăn mòn kim loại. - Phần II của bài Điều chế kim loại.
Hiểu được:
- Thành phần, tính chất hóa học của một loại vật liệu rất quan trọng là kim loại.
- Các phương pháp điều chế kim loại.
- Bảo quản và sử dụng đồ dùng bằng kim loại.
- Có ý thức sử dụng, bảo quản hợp lí, hiệu quả đồ dùng bằng kim loại một cách khoa học.
- Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.
- Tìm hiểu tính chất vật lí, hóa học, phương pháp điều chế kim loại. - Đề xuất biện pháp xử lí phế liệu kim loại, góp phần bảo vệ môi trường.
- Nhận biết được tác động tới môi trường do điện phân, mạ điện và điều chế kim loại.
* Nâng cao. * Nâng cao và cơ bản * Nâng cao và cơ bản
Bài: Thực hành
Dãy điện hóa của kim loại. Điều chế kim loại. Bài: Thực hành Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại.
Toàn bài Hiểu được:
- Sự biến đổi của các chất do tác dụng của dòng điện, sự tạo thành dòng điện trong pin điện hóa. - Sự ăn mòn kim loại trong môi trường và biện pháp chống ăn mòn kim loại trong môi trường tự nhiên.
Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Thực hiện thí nghiệm và xử lí chất thải sau thí nghiệm, bảo vệ môi trường, lớp học.
Nâng cao và Cơ bản
Chương 6: Bài: Kim loại kiềm. Bài: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
* Tích hợp vào: - Phần IV của bài Kim loại kiềm. - Mục 2 Phần I; Điểm b, mục 1 và mục 2 phần II của bài Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
* Tích hợp vào: Phần ứng dụng của bài Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
Hiểu được:
- Tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế kim loại kiềm, một số hợp chất kim loại kiềm.
- Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kim loại kiềm và một số hợp chất.
Ý thức được tác động của con người trong sản xuất hóa học tới môi trường xung quanh.
- Tiến hành thí nghiệm nhận biết kim loại kiềm và một số hợp chất. - Xử lí chất thải sau thí nghiệm hợp lí.
* Nâng cao.
Bài: Kim loại kiềm thổ Bài: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
* Tích hợp vào: - Phần IV của bài Kim loại kiềm thổ. - Đề mục b, mục 1 và mục 2 phần I; Mục 2, 3 và 4 Phần II của bài Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
* Tích hợp vào: Phần B và C
Hiểu được:
- Tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ, một số hợp chất kim loại kiềm thổ.
- Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kim loại kiềm thổ và một số hợp chất .
- Sự biến đổi các chất trong môi trường tự nhiên: Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động, sự bào mòn núi đá vôi, sự tạo thành cặn ở đáy ấm, nồi hơi, ...
- Nước cứng là một thành phần của môi trường tự nhiên.
- Thành phần hóa học, tác hại của nước cứng.
- Phương pháp làm nước cứng mất tính cứng.
- Tác động của con người nhằm cải tạo môi trường.
- Ý thức tác động của con người trong sản xuất hóa học tới môi trường xung quanh.
- Ý thức được ảnh hưởng của môi trường tới sinh hoạt của con người và tác động của con người tới môi trường.
- Tiến hành thí nghiệm nhận biết kim loại kiềm thổ và một số hợp chất. - Xử lí chất thải sau thí nghiệm hợp lí.
- Nhận biết được nước cứng. - Thực hiện biện pháp biến nước cứng thành nước mềm. * Nâng cao. * Cơ bản
Bài: Nhôm Bài: Một số hợp chất quan trọng của nhôm * Tích hợp vào: - Phần IV của bài Nhôm. - Mục 1, phần I; Điểm c, mục 2 và phần III của bài Một số hợp chất quan trọng của nhôm.
* Mục 1, 2 phần I và phần III của bài Một số hợp chất quan trọng của nhôm.
Hiểu được:
- Tính chất của một loại vật liệu quan trọng là nhôm và thành phần của đất sét, cao lanh, đá quý, ... trong thành phần đất, đá quặng tự nhiên.
- Phương pháp sản xuất nhôm từ quặng boxit và vấn đề ô nhiễm môi trường.
Ý thức được vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người tới môi trường.
- Nhận biết được nhôm, hợp chất nhôm trong chất thải công nghiệp. - Đề xuất biện pháp xử lí chất thải trong phòng thí nghiệp. * Nâng cao và Cơ bản * Cơ bản
Bài: Thực hành Kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng. Bài: thực hành Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Toàn bài Hiểu và củng cố tính chất của Na, Mg, Al, MgO, tính tan của CaSO4
và BaSO4, tính cứng của nước, điều chế và thử tính chất của Al(OH)3.
Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
- Thu thập và xử lí thông tin về kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất. - Nhận biết được một số kim loại và hợp chất. - Xử lí chất thải sau thí nghiệm. * Nâng cao và Cơ bản Chương 7 Bài: Crom Bài: Một số hợp chất của crom Tích hợp vào: - Phần IV và V của bài crom. - Một số hợp chất của crom Hiểu được:
- Cấu tạo, tính chất của một loại vật liệu bằng kim loại crom, phương pháp điều chế crom. - Tính chất một số hợp chất crom. - Là những vật liệu tự nhiên quan trọng như cromit, chất tạo màu
Ý thức được thành phần của đất đá quặng trong môi trường tự nhiên rất đa dạng.
- Nhận biết được crom và hợp chất quan trọng. - Nhận biết được ion trong dung dịch.
- Đề xuất xử lí chất thải hợp lí.
Nâng cao và cơ bản
Bài: Sắt Bài: Một số hợp chất của sắt. Bài: Hợp chất của sắt. Tích hợp vào: - Phần IV của bài sắt. - Mục 3 phần I và II của bài Hợp chất của sắt. Hiểu được:
- Cấu tạo, tính chất của một loại vật liệu quan trọng là sắt.
- Thành phần cơ bản của một số quặng sắt Fe2O3 , Fe3O4, FeS2. - Vai trò của môi trường với con người và tác động của con người vào môi trường tự nhiên thông qua sản xuất gang, thép.
Ý thức được môi trường tự nhiên và nhân tạo có mối liên hệ mật thiết với nhau. Quặng sắt, CaCO3, C là nguyên liệu trong quá trình sản xuất gang và từ gang sản xuất thép. - Nhận biết được sắt kim loại, một số hợp chất của sắt trong tự nhiên và nhân tạo. - Đề xuất sử dụng phế liệu và chất thải góp phần làm sạch môi trường. - Nâng cao và cơ bán. - Nâng cao Bài: Đồng và một số hợp chất của đồng. Tích hợp vào: Ứng dụng của đồng Hiểu được:
- Cấu tạo, tính chất của một loại vật liệu quan trọng là đồng và hợp chất.
- Thành phần cơ bản của một số quặng đồng CuFeS2, Cu(OH)2, CuCO3, Cu2S.
- Sản xuất đồng và vấn đề chống ô nhiễm môi trường.
- Muối đồng đều độc. Dung dịch CuSO4 5% dùng làm thuốc diệt sâu.
Ý thức được vai trò môi trường thiên nhiên đối với con người và tác động của con người vào môi trường tự nhiên thông qua sản xuất đồng. - Nhận biết được đồng, hợp chất của đồng và ion đồng. - Đề xuất biện pháp xử lí vật liệu, chất thải hợp lí và hiệu quả. Nâng cao và cơ bán.
Bài: Sơ lược về một kim loại khác. Tích hợp vào: Tính chất và ứng dụng Hiểu được: - Tính chất của một số loại vật liệu bằng kim loại: Ag, Au, Ni, Sn, Pb và thành phần trong vỏ trái đất.
- Thành phần hóa học của một số quặng: quặng kẽm: ZnCO3, ZnS; quặng chì: PbS, PbCO3, PbSO4; quặng thiếc chứa SnO2, ...
- Phương pháp điều chế vàng, bạc, niken, kẽm, thiếc, chì, và vấn đề ô nhiễm môi trường.
Ý thức được sự đa dạng phong phú của môi trường đất, đá quặng. - Nhận biết được một số kim loại và hợp chất của chúng. - Đề xuất biện pháp xử lí vật liệu, chất thải hợp lí và hiệu quả. Nâng cao và cơ bán. Bài: Thực hành Tính chất hóa học của crom, sắt, đồng và những hợp chất của chúng
Toàn bài Củng cố tính chất hóa học của crom, sắt, đồng và một số hợp chất.
Có ý thức xử lí chất thải để bảo vệ môi trường sau thí nghiệm.
- Thực hành nhận biết một số kim loại và ion kim loại, hợp chất. - Xử lí chất thải lỏng sau thí nghiệm.
Nâng cao và cơ bản.
Chương 8 Bài: Nhận biết một số cation trong dung dịch. Bài: Nhận biết một số anion trong dung dịch. Bài: Nhận biết một số chất khí. Tích hợp vào: phản ứng hóa học đặc trưng của mỗi cation, anion
Hiểu thêm:
Một số phản ứng hóa học đặc trưng của mỗi cation, anion cụ thể giúp có thể nhận biết thành phần của chất thải và đề xuất biện pháp xử lí có hiệu quả.
Ý thức được sự cần thiết phải hiểu biết về các chất mới có thể xử lí chất thải có hiệu quả.
- Nhận biết một số cation trong dung dịch riêng biệt và trong một số hỗn hợp đơn giản. - Xử lí chất thải sau thí nghiệm. Nâng cao và cơ bản Bài: Thực hành Nhận biết một số ion trong dung dịch
Toàn bài Củng cố hiểu biết về hiện tượng và từ đó nhận biết các ion bằng phản ứng hóa học đặc trưng.
- Thực hành nhận biết ion giúp xác định thành phần chất thải trong môi trường.
- Xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Chương 9. Bài: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế. Bài: Hóa học và vấn đề xã hội . Bài: : Hóa học và vấn đề môi trường.
Toàn bài Hiểu được một cách tổng hợp vai trò của hóa học đối với vấn đề năng lượng, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, sức khỏe, ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiểu rõ hơn khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất, đời sống và học tập hóa học. Vấn đề chống ô nhiễm môi trường.
- Ý thức được tác động của môi trường đối với con người và tác động của con người tới môi trường. - Ý thức được môi trường đất, nước, không khí là vô cùng quan trọng. - Thu thập và xử lí thông tin về tác động của môi trường với con người.
- Thu thập và xử lí thông tin về tác động của con người với môi trường .
- Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường.
Nâng cao và cơ bản
2.2. Các yêu cầu cơ bản đối với việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học hóa học lớp 12 THPT học hóa học lớp 12 THPT