Nhóm giải pháp cấp thiết khác

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 73 - 75)

- Về hộ nghèo

3.3.4. Nhóm giải pháp cấp thiết khác

Thứ nhất: Hỗ trợ hộ nghèo theo nguyên tắc hỗ trợ có điều kiện và hỗ trợ hoàn lại.

Hiện nay, các hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển thể chế nông thôn có chức năng cung cấp các dịch vụ công cộng, dịch vụ tự giúp có lợi cho hộ nghèo còn chưa đủ mạnh. Nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo còn thiếu các chế tài chặt chẽ, minh bạch, thiếu các biện pháp bổ trợ kèm theo (hỗ trợ có điều kiện) và thiếu các cơ chế thu hồi (hỗ trợ hoàn lại) nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và nâng cao trách nhiệm của người được nhận hỗ trợ.

Thứ hai: Đầu tư hạ tầng, ở vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn mật độ dân cư thưa thớt, đầu tư hạ tầng khá tốn kém, vì vậy tốc độ đầu tư phát triển hạ tầng ở vùng này vẫn còn chậm. Để hỗ trợ cho hộ nghèo có điều kiện phát triển nhanh, một nhiệm vụ quan trọng là quan tâm phát triển hạ tầng, trước hết là giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã và tủ thuốc thôn bản, cấp điện. Những loại công trình này đã được đầu tư thường xuyên trong Chương trình 135, Chương trình 134 nhưng vốn của Chương trình này không thể đáp ứng đủ nên huyện cần hỗ trợ thêm từ ngân sách của địa phương. Đầu tư hạ tầng là một giải pháp quan trọng cho phát triển bền vững và giảm nghèo bền vững.

Riêng về thủy lợi, cơ quan chuyên môn kết hợp với huyện giúp xã kiểm tra, đánh giá cụ thể toàn bộ các công trình thủy lợi hiện có, lên kế hoạch tu sửa, nâng cấp, đồng thời tiến hành khảo sát, lồng ghép các nguồn vốn với các chương trình, dự án khác để đầu tư, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc.

Thứ ba: Giải quyết vấn đề nhà ở, huyện Văn Yên cần tập trung nguồn lực tài chính giải quyết cơ bản vấn đề nhà ở cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tạo cơ chế để hỗ trợ cải thiện tình hình nhà ở cho hộ nghèo ngoài chương trình 134, vận động các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia các chương trình về nhà ở cho hộ nghèo.

Thứ tư: Công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là quy hoạch sắp xếp,bố trí lại dân cư, tổ chức định canh, định cư trên phạm vi địa bàn xã, phù hợp với quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng – an ninh của địa phương. Để thực hiện tốt điều này cần chú ý các nội dung sau:

Một là tiến hành khảo sát quỹ đất và những điều kiện cần thiết như: định hướng sản xuất, phát triển hạ tầng thiết yếu như giao, cấp nước sinh hoạt, cấp điện và các công trình phúc lợi xã hội liên quan.

Hai là tổ chức công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thuộc đối tượng vận động định canh định cư tự giác di chuyển đến vùng quy hoạch.

Ba là thực hiện các chính sách, pháp luật hiện hành để hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện cho đồng bào sớm ổn định cuộc sống như: chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng…

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w