Kết quả giảm nghèo bền vững tại huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 28 - 30)

Từ một huyện nghèo của tỉnh, sau 6 năm không ngừng cố gắng thực thi các chính sách giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. Tân Sơn đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong lĩnh vực giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo của Tân Sơn giảm nhanh chóng, năm 2008 tỷ lệ nghèo của huyện là 58,1% thì đến năm 2014 tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 24,43% (theo chuẩn nghèo được quy định tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ); tại một số xã tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao nhưng tỷ lệ nghèo cũng đã giảm như Đồng Sơn 54,99% (giảm 12,21% so với năm 2008), Tân Sơn 38,33% (giảm 27,33%), Thu Ngạc 38,91% (giảm 23,19%) và Kiệt Sơn 37,7% (giảm 12,21%); tốc độ giảm nghèo của huyện trung bình đạt 5,61%/năm; Quy mô và tỷ lệ nghèo tái nghèo cũng giảm liên tục. Tân Sơn đượcđánh giá là huyện có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất toàn tỉnh. Thu nhập bình quân của người dân trong huyện cũng không ngừng nâng cao, năm 2014 thu nhập bình quân của huyện là 14,2 triệu đồng/người/năm tăng 9,5 triệu đồng/người/năm so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của huyện đạt 6,7%.

Trước tiên về nhà ở triển khai Quyết định số 167/2008/QĐ - TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đến nay toàn huyện đã có 4.200 căn nhà được bàn giao cho các hộ nghèo, giúp họ có nhà ở khang trang, chắc chắn, bền lâu và ổn định cuộc sống lâu dài. Trong đó có 3.389 ngôi nhà được hỗ trợ theo Quyết định 167 của Chính phủ, 811 ngôi nhà hỗ trợ theo chương trình 134 và Quỹ Đại đoàn kết của Ủy ban MTTQ giúp đỡ. Về sản xuất nông lâm nghiệp, huyện đã hỗ trợ khai hoang phục hóa và tạo ruộng bậc thang cho 1.234 hộ với tổng diện tích là 108 ha; giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng cho 1.192 hộ với kinh phí 530 triệu đồng, hỗ trợ chăn nuôi bò lai sin cho 439 hộ với kinh phí 5.541 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng chuồng trại chăn nuôi cho 3.164 hộ với kinh phí 3.308 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi lợn rừng lai cho 36 hộ, nuôi gà nhiều cựa cho hơn 200 hộ... Sự hỗ trợ đầu tư đúng hướng này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với đồng bào dân tộc vùng cao, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo. Nhiều mô hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho cao như chăn nuôi lợn rừng lai, gà nhiều cựa, rau đặc sản, kinh tế vườn rừng, trang trại… hiện đang được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ tạo hướng phát triển hàng hóa, đặc sản, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân. Đặc biệt, chương trình hỗ trợ giáo dục đào tạo, tập huấn, nâng cao dân trí, đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số…luôn được quan tâm, chú trọng. 3 năm qua, đã thực hiện hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho hơn 2.700 người, đào tạo nghề định hướng phục vụ cho xuất khẩu lao động 155 người với kinh phí gần 4,9 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Tân Sơn được Cục quản lý lao động ngoài nước và các doanh nghiệp cử cán bộ xuống địa bàn các khu dân cư tổ chức tư vấn XKLĐ và giải đáp những khó khăn vướng mắc cho người dân. Kết quả, đã tư vấn cho 562 lao động, tuyển chọn và giáo dục định hướng cho 530 lao động, xuất cảnh 323 lao động…

Sau một thời gian, từ những diện tích và sản lượng manh mún, hiện Tân Sơn đã có trong tay gần 3.000ha chè hàng hóa, chè chất lượng cao. Cùng với cây chè,

cây sơn ta ở đây cũng bắt đầu "leo đồi” và đem lại lợi nhuận cho dân, cho huyện. Hiện Tân Sơn đã có 127ha sơn và sơn thương phẩm đã cho nguồn thu 26 tấn ổn định, đem lại cho huyện mỗi năm hàng chục tỷ đồng lợi nhuận. Cùng với chè, sơn, gần đây thấy nguồn thu từ cây chuối phấn vàng có giá trị, căn cứ với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp Tân Sơn đã nhân giống trồng vào đồi, vào bãi. Bằng diện tích đã trồng trong thời gian tới cây chuối phấn vàng sẽ hứa hẹn đem lại thêm những nguồn thu cho đất Tân Sơn.

Từ một huyện nghèo một thời đói kém, cái ăn, cái mặc là nỗi lo thường trực nên Tân Sơn đã chìm trong một nền kinh tế tự cung, tự cấp. Nhưng bằng việc đi lên của mình, hiện nay đất và người Tân Sơn đang trở thành nơi tìm đến của những hình thức thương mại, những nhà doanh nghiệp. Từ một nơi gần như trắng về công nghiệp và thương mại thì hiện nay Tân Sơn đã có tới 1.650 cơ sở kinh doanh thương mại. Cùng với sự khởi sắc này, đã có 12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp tìm về đây đặt trụ sở, công xưởng để khai thác thế mạnh của đất Tân Sơn. Cái ăn, cái mặc, cái nghèo với những nỗi ám ảnh ngày thành lập huyện dường như đã vượt qua, cùng với đó là sự khát khao kiếm tìm con chữ của con em các dân tộc trong huyện. Các thầy cô giáo đã vượt dốc, vượt đèo vào tận những miền hẻo lánh như Đèo Mương, Kim Thượng, Bến Thân. Những lớp học ngày nào kẽo kẹt mở cửa đón trò nay đã tưng bừng sức học bởi sự tìm đến của cánh trò người Mường, người Dao, người Mông. Bằng sự phấn đấu đưa trẻ đến trường và khuyến khích học tập này, từ một vùng đất một thời được mệnh danh là "bói không ra” cử nhân, hiện nay Tân Sơn đã có 165 em học sinh tham gia thi và được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w