Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 39 - 41)

- Về hộ nghèo

2.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong nhiều năm qua, xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong tổng giá trị sản phẩm, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nông – lâm nghiệp và công nghiệp – xây dựng. Xét chung trong giai đoạn 4 năm 2011-2014, sự chuyển dịch cơ cấu giữa ba khu vực mạnh hơn giai đoạn 2005 – 2010, tỷ trọng khu vực nông – lâm nghiệp giảm 6,9%, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 3,7% nhưng chưa thực sự hiệu quả. Mục tiêu đến năm

2014 khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 33% hoàn thành nhưng chưa phát huy hết cơ hội và tiềm năng phát triển.

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế theo nghành của huyện Văn Yên giai đoạn 2011 – 2014

Năm 2011 2012 2013 2014

Nông – lâm nghiệp (%) 36,7 34,4 32 29,8 Công nghiệp – xây dựng (%) 32,8 33,9 35,5 36,5 Dịch vụ – thương mại (%) 30,5 31,7 32,5 33,7 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Văn Yên

Trong khu vực nông – lâm nghiệp, sự chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm từ 45,5% năm 2011 xuống 38% năm 2014, lâm nghiệp giảm từ 27% năm 2011 xuống 23,1% năm 2014. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành diễn ra chậm: tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tới 76,8% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 so với 79,3% năm 2011 (theo giá năm 2011). Kết quả lớn nhất trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt theo hướng giảm diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn.

Trong khu vực công nghiệp, tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến tăng không đáng kể từ 21% năm 2011 lên 24% năm 2014.

Sự chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ vẫn diễn ra rất chậm. hầu hết các ngành dịch vụ quan trọng, có khả năng tạo nhiều giá trị tăng thêm, đều có tỷ trọng nhỏ trong tổng sản phẩm của huyện ( Ví dụ ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm). Xu hướng này đang hạn chế nhiều việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh và gây bất lợi cho tăng trưởng của huyện. Ngoài ra, nhiều lĩnh vực như dịch vụ xúc tiến đầu tư, công nghệ, pháp lý và xuất khẩu lao động cũng chưa được khai thác tốt hoặc còn kém phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 39 - 41)