Những chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Như Thanh

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 31 - 34)

- Chính sách về hỗ trợ y tế

Như Thanh - Thanh Hoá là huyện có địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, địa hình đa dạng( miền núi và trung du). Huyện gồm 16 xã và 1 thị trấn. Nhưng những năm qua được sự quan tâm của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã hội trong huyện, huyện đã sớm triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ y tế cho nhân dân,

đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo và dân cư ở vùng cao. Đây là một chính sách quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia Xoá đói giảm nghèo và đã thu được một số kết quả nhất định. Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ/TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt " Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa". Thực hiện việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, thực hiện quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho hộ nghèo, huyện Như Thanh - Thanh Hoá thực hiện chính sách thực thanh, thực chi, chứ không thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Những năm gần đây, huyện Như Thanh - Thanh Hoá đã trích ra hơn 532 triệu đồng để chi phí cho bệnh nhân thuộc diện nghèo. Hàng năm số người được thụ hưởng chính sách khám chữa bệnh ngày càng nhiều lên, năm 2011 mới chỉ có 41.532 lượt người nhưng đến năm 2012 đã tăng lên là 52.501 lượt người, tương ứng với số tiền chi phí cho nó cũng tăng lên theo. Năm 2011 chỉ có 1.112.000 đồng/năm nhưng đến năm 2012 là 1.678.000.000 đồng, riêng 9 tháng đầu năm 2014 số tiền đó đã là 1.978.000.000 đồng.

- Chính sách hỗ trợ về tín dụng cho hộ nghèo

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh - Thanh Hoá có mạng lưới giao dịch rộng khắp từ huyện đến cơ sở. Với mô hình này, Ngân hàng Chính sách đã hoạt động tích cực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, đóng góp tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu do Trung tâm điều hành tác nghiệp Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam cấp và Ngân sách của huyện chuyển sang để cho hộ nghèo vay. Để nhiều người nghèo có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ tín dụng hơn ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Thanh đã:

Thứ nhất: Đẩy mạnh khâu quảng bá, tuyên truyền đến từng thôn bản nơi tập trung nhiều người nghèo để họ biết và hiểu rõ chính sách tín dụng hộ nghèo

Thứ hai: Kết hợp việc rải ngân với việc hướng dẫn cách làm ăn. Cụ thể là xuống trực tiếp địa bàn dân cư hướng dẫn, định hướng cho người nghèo trồng , nuôi

cây gì, chăm sóc như thế nào...

- Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở

Thực hiện Quyết định 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/09/2001 của Thử tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo- việc làm giai đoạn 2001-2005. Cùng với việc trợ giúp hộ nghèo về phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Vấn đề hỗ trợ người nghèo về nhà ở là một nôi dung của chương trình và được coi là một trong những chính sách đối với người nghèo. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Xoá đói giảm nghèo- việc làm của Chính phủ Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 29/11/2001 của huyện uỷ Như Thanh - Thanh Hoá về việc tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005. Chương trình hành động số 14 CTr/TU ngày 08/05/2003 của huyện uỷ, thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc đã đưa ra nhiều mục tiêu giải pháp, tích cực về Xoá đói giảm nghèo, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2005 huyện xoá cơ bản nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo. Uỷ ban Nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 140/2002/QĐ-UB ngày 29/04/2002 phê duyệt Chương trình Xoá đói giảm nghèo- việc làm giai đoạn 2001-2005. Trong những năm qua, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan thành viên tham mưu nhiều giải pháp hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thông qua các hình thức huy động các nguồn lực từ xã hội. Cụ thể:

Một là tham mưu cho UBND huyện phân công 267 Sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trợ giúp 31 xã nghèo và 2 xã khó khăn, trong đó Chuyên đề thực tập tôt nghiệp hướng dẫn các đơn vị trợ giúp tập trung chủ yếu hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo xoá nhà tạm,nhà dột nát.

Hai là phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện và các cấp, ngành địa phương và nhân dân trong toàn huyện đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ Quỹ ngày vì người nghèo.

đẩy mạnh phong trà xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hội viên người nghèo.

Bốn là xây dựng phương án hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở hàng năm bằng nguồn ngân sách.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 31 - 34)