CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016-

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 67 - 69)

- Về hộ nghèo

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016-

VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016- 2020

3.1.Quan điểm và mục tiêu giảm nghèo bền vững của cả nước

Quan điểm giảm nghèo bền vững đã được để cập và thể hiện tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh… Nhà nước phải tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo”. Nội dung này còn được thể hiện cụ thể hơn qua quan điểm: “Giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua nâng cao năng lực và tính tự chủ tiếp cận cơ chế thị trường cho hộ nghèo, tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận thuận lợi và bình đẳng hơn các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, thu hẹp tốc độ gia tăng khoảng cách chêch lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế, giữa nhóm giàu với nhóm nghèo và giữa các dân tộc. Nâng cao năng lực và tính tự chủ của các huyện nghèo thông qua việc hỗ trợ tài chính trọn gói theo kế hoạch 5 năm và hàng năm cho các huyện nghèo để phát triển kinh tế xã hội địa phương theo hướng có lợi cho hộ nghèo”.

Quan điểm của Đảng không chỉ là kim chỉ nam cho sự nghiệp giảm nghèo mà đồng thời cũng đã bao hàm đầy đủ các vấn đề liên quan đến nội dụng của giảm nghèo bền vững. Cụ thể:

Thứ nhất: Giảm nghèo là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

thiên niên kỷ (MDGs), Việt Nam cần hướng các hoạt động nhiều hơn nữa vào mục tiêu giảm nghèo bền vững để đảm bảo sự phát triển đất nước bền vững và thực hiện công bằng xã hội.

Thứ hai: Các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với giảm nghèo bền vững phải được cụ thể hóa bằng chính sách, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu của chương trình giảm nghèo 2016 – 2020, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn nhất, đối tượng khó khăn nhất.

Thứ ba: Trong giai đoạn 5 năm 2016 – 2020, Chính phủ cần tiếp tục tập trung nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo nâng cao đời sống, hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập lẫn có những chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, nhà ở và pháp lý cho hộ nghèo.

Thứ tư: Cần điều chỉnh mức chuẩn nghèo để theo kịp chuẩn nghèo của thế giới và phù hợp với điều kiện kinh tế lạm phát như hiện này. Thực hiện thay đổi phương pháp tiếp cận nghèo theo khía cạnh đa chiều nhằm phản ánh đầy đủ các mặt của nghèo khổ. Sau đó, thực hiện điều tra, rà soát đánh giá thực trạng nghèo đói để có biện pháp kịp thời hỗ trợ hộ nghèo.

Thứ năm: Cần chỉ ra mục tiêu cụ thể giảm nghèo bền vững đến năm 2020: - Nâng cao tính tự chủ tiếp cận cơ chế thị trường của hộ nghèo, cơ bản thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hộ nghèo, xóa bỏ cách thức tiếp cận sản xuất tự túc, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của thị trường dựa vào lợi thế so sánh của từng địa phương để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.

- Điều kiện sống của hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; hộ nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.

3.2. Định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020 của

huyện Văn Yên

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 67 - 69)