Nhóm chính sách về huy động nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 72 - 73)

- Về hộ nghèo

3.3.3. Nhóm chính sách về huy động nguồn lực tài chính

Thứ nhất: Hiện nay nguồn tài chính chủ yếu sử dụng trong công tác giảm nghèo là ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Văn Yên nói riêng phải tính đến việc huy động nguồn vốn bổ sung từ các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế, từ các nguồn trong và ngoài nước theo cơ chế đa nguồn: Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương, huyện Văn Yên cần bố trí ngân sách hàng năm của địa phương cho công tác giảm nghèo bền vững, đồng thời xây dựng lộ trình bố trí vốn hàng năm.

Thứ hai: Cùng với nguồn ngân sách nhà nước, huyện Văn Yên cần có chính sách khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp, nhằm tận dụng các nguồn tín dụng, công nghệ, đào tạo… để đầu tư

phát triển, trước hết là tập trung giải quyết cơ vấn đề cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản. Các doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn của mình, đồng thời tận dụng chính sách ưu đãi tín dụng để có thêm vốn đầu tư vào cho các địa bàn khó khăn. Doanh nghiệp phải trở thành tàu lôi cuốn, hướng dẫn các hộ nghèo phát triển sản xuất, tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn cho hộ nghèo.

Thứ ba: Huy động sức dân vào công tác giảm nghèo bền vững. Sức dân là một nguồn nội lực phong phú mà những năm qua huyện chưa huy động tốt. Huy động sức dân thực chất là hướng dẫn hoạt động lao động sản xuất của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số để phục vụ lợi ích của họ. Dân hàng năm bỏ ra nhiều công sức để làm rất nhiều việc nhưng hiệu quả mang lại rất thấp bởi họ lao động không có kỹ thuật, không biết tính toán hiệu quả kinh tế. Nếu được các cấp, ngành trong tỉnh, huyện, xã quan tâm hỗ trợ thì phải hướng lao động của hộ nghèo vào mục đích cụ thể: Sản xuất cái gì, trồng cây gì, nuôi con gì, tiêu thụ ở đâu, có vậy thì sức lao động của họ sẽ trực tiếp làm ra của cải để cải thiện đời sống của chính họ. Đây là một nguồn vốn đáng kể nhưng không phải bằng tiền.

Thứ tư: Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế để kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài. Kêu gọi tài trợ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ quốc tế là cần thiết, bởi không chỉ đơn thuần về nguồn vốn mà còn cả kinh nghiệm quý báo cho thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện.

Thứ năm: Thành lập các quỹ, Quỹ Cộng đồng, Quỹ phòng chống thiên tai tại các xã để chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh tại cơ sở khi hộ nghèo trên địa bàn gặp khó khăn có thể ứng cứu kịp thời.

Thứ sáu: Về quản lý, đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp huy động, quản lý và phân bổ nguồn lực giảm nghèo cho các địa phương trong huyện một cách hợp lý dựa trên mức độ nghèo khó của từng xã, thôn trên địa bàn huyện. Việc sử dụng nguồn kinh phí này cần minh bạch, công khai, và có sự tham gia giám sát của toàn dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w