Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện Văn Yên giai đoạn 2011-2015 1.Nghèo chung

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)

- Về hộ nghèo

2.2. Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện Văn Yên giai đoạn 2011-2015 1.Nghèo chung

2.2.1. Nghèo chung

Sau 4 năm – 2011 đến 2014 – nỗ lực giảm nghèo ở Văn Yên đã đạt được nhiều thành công. Văn Yên nằm trong nhóm 5 huyện được bằng khen của tỉnh chứng nhận việc sớm đạt được mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói giai đoạn 2000 – 2010 – hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người đói nghèo vào năm 2015 (tính từ năm 2000). Theo số liệu của Phòng lao động – thương binh và xã hội, giai đoạn 2011 – 2014 tỷ lệ nghèo chung của huyện là 27,76%, cao hơn 5,22% so với giai đoạn 2006 – 2010. Năm 2011 tỷ lệ nghèo của huyện theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 là 34,7% và tỷ lệ nghèo lương thực là 30,7%. Trong giai đoạn này, huyện thực hiện nhiều chính sách hướng đến mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015, như Chương trình 30a, Chương trình 133, Chương trình 135… của chính phủ. Nhờ đó, huyện đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng.

Bảng 2.4. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Văn Yên

Năm 2011 2012 2013 2014

Số hộ nghèo 10.064 9.236 8.309 6.907 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 34,7 31,44 27,18 20,04

Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng lao động – thương binh và xã hội huyện Văn Yên

Tuy đạt được nhiều thành công trong quá trình giảm nghèo nhưng nhìn chung Văn Yên vẫn là một huyện có tỷ lệ nghèo khá cao. Tính đến năm 2014, theo chuẩn nghèo quốc gia mới, toàn huyện Văn Yên có 6.907 hộ nghèo với khoảng 26.452 khẩu, đạt tỷ lệ 22,04% dân số cao hơn 1,49% so với tỷ lệ nghèo chung của toàn tỉnh.

Trong các báo cáo về nghèo đói, Phòng lao động – thương binh và xã hội huyện đã chỉ ra được các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nghèo đói ở Văn Yên, theo đó có hai lý do được nhấn mạnh là:

Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên chia cắt về địa lý,hạn chế trong điều kiện giao thông như đường sá, phương tiện đi lại. Văn Yên là một huyện đồi núi trên 80% tổng diện tích, sông Hồng cắt ngang qua huyện chia huyện thành hai phần, đường sá trong địa bàn huyện vẫn còn khoảng 60% là đường chưa được bê tông hóa, phương tiện lưu thông chủ yếu là xe máy, đường đi hiểm trở, khó khăn trong việc giao tiếp, trao đổi với bên ngoài. Do vậy, huyện không tranh thủ được sự hỗ trợ từ bên ngoài, hạn chế trong việc trao đổi mua bán làm cuộc sống người dân trở nên vất vả hơn, khả năng thoát nghèo khó khăn hơn.

Mặt khác, huyện Văn Yên với địa hình đa phần là đồi núi, đời sống người dân dựa chủ yếu vào nông – lâm nghiệp, tuy nhiên lũ lụt, sạt lở đất, dịch bệnh và cả tốc độ tăng dân số quá nhanh so với khả năng duy trì cuộc sống. Tất cả đều làm giảm khả năng giảm nghèo của huyện, những hộ nghèo lại càng nghèo hơn, hoặc dẫn đến sự tái nghèo trong thời gian rất ngắn.

Thứ hai, do sự hỗ trợ để thoát nghèo còn nhiều hạn chế. Ở Văn Yên, hai điều kiện thiếu nhiều nhất để hộ nghèo cải thiện cuộc sống là vốn và nguồn nhân lực qua đào tạo. Khi nguồn vốn của huyện còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn do nhà nước hỗ trợ, một phần do hoạt động kinh tế của địa phương, lượng vốn tư nhân trong địa bàn huyện rất ít, người dân thiếu vốn để đầu tư, phát triển kinh tế làm cho cuộc sống không được cải thiện. Tuy có tốc độ tăng dân số cao nhưng nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở huyện văn yên lại không nhiều, chỉ chiếm khoảng 12% tổng nguồn nhân lực của huyện, thiếu kiến thức, trình độ kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm trong quá trình sản xuất là nguyên nhân dẫn đến sự nghèo khó trên địa bàn huyện. Ngoài ra, tuy nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu trên địa bàn huyện nhưng diện tích đất canh tác trên địa bàn huyện còn hạn chế, nhỏ lẻ cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉnh trạng nghèo trên địa bàn huyện. Thêm vào đó, sự hỗ trợ của nhà nước còn nhiều bất cập, nhà nước tổ chức triển khai rất nhiều chương trình giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Tuy vậy, các nguồn vốn đầu tư cho chương trình giảm nghèo còn rất hạn hẹp, do đó số người tiếp cận được nguồn vốn do chính phủ cung cấp không nhiều và lượng tiền được vay cho mỗi đơn vị hộ

nghèo trong huyện không đủ đảm bảo thay thế cuộc sống cho họ. Mặt khác, nhiều hộ gia đình không thể tiếp cận với với hệ thống tín dụng nhà nước do điều kiện cho vay khắt khe mà hộ nghèo không đáp ứng được.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w