Thực trạng nghèo ở huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 26 - 28)

Là một huyện miền núi mới được thành lập, Tân Sơn hiện có 68.588ha đất canh tác, trong đó diện tích đất đồi rừng chiếm trên 50%; dân số của huyện là 75.680 người, gồm 8 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 75,34%, dân tộc kinh chỉ chiếm 17,5%, còn lại là dân tộc Dao, dân tộc H,Mông, dân tộc Thái, Tày, Nùng và dân tộc La Chí. Cơ cấu của huyện nhiều năm qua phát triển

theo hướng nông – lâm nghiệp là chính.

Tân sơn là một huyện nghèo của tỉnh Phú thọ. Năm 2008, Tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 58,01% tổng dân số của huyện, Nghèo đói trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao, nơi có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu như xã Đồng Sơn tỷ lệ nghèo năm 2008 là 67,2%, xã Tân Sơn 65,66%,xã Thu Ngạc 62,1%. Thu nhập bình quân đầu người của huyện là 4,7 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng ước đạt 2,24% so với năm 2007.

Nguyên nhân nghèo là do diện tích của huyện rộng, dân cư ở không tập trung, địa hình phức tạp do bị chia cắt bởi các dòng suối chảy qua thung lũng, giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân còn thiếu thốn, đầu tư chưa đồng bộ. Xuất phát điểm của huyện là nền kinh tế phát triển chậm, dân trí không đồng đều, tập quán canh tác nhiều địa phương còn lạc hậu, đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN ở cơ sở còn thiếu kinh nghiệm…

1.3.1.2.Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Tân Sơn

Tân Sơn là một trong những huyện nghèo của cả nước được thụ hưởng chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Đề án 30a). Trong những năm vừa qua, huyện đã xác định thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Thông qua thực hiện chương trình đã tạo được sự chuyển biến tích cực, rõ nét, góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo ổn định, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Các chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi được triển khai tích cực, giúp nông dân mua giống gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp Năm 2009, toàn huyện có hơn 3.450 hộ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất với số tiền hơn 17,25 tỷ đồng; hơn 3.000 hộ được vay vốn hỗ trợ xóa nhà tạm với số tiền hơn 24 tỷ đồng. Năm 2010, hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất cho 388 hộ với số tiền hơn 1,9 tỷ đồng. Năm 2011, hỗ trợ vốn vay cho các hộ gia đình, học sinh, sinh viên với số tiền hơn 46,3 tỷ đồng…

Căn cứ với những điều kiện tự nhiên hiện có của mình, Tân Sơn đã chủ động tận dụng, không bỏ bất cứ một hình thức kinh tế nào để tạo đà cho huyện, cho dân.Ruộng, rẫy và vùng chuyên canh hoa mầu dù to hay nhỏ trong huyện cũng được tận dụng. Nước được đưa về cùng với đó là việc triển khai áp dụng các biện pháp khoa học, kĩ thuật. Những vùng đất không chủ động được nước, cán bộ quyết tâm tác động, hướng dẫn người dân để chuyển sang trồng các loại hoa mầu khác có giá trị cao hơn. Bằng sự tận dụng và chuyển đổi này, cái ăn đã cơ bản được người dân của huyện nghèo Tân Sơn một thời thiếu đói nay đã chủ động được. Khi cái ăn đã tạm ổn, để có thu nhập các cây công nghiệp có thế mạnh một thời như chè, sơn bắt đầu được cán bộ định hướng cho dân trồng. Bằng việc hồi sinh lại các vùng chè, vùng sơn cũ, Tân Sơn đã mở rộng các diện tích chè, sơn mới; đưa các giống chè, giống sơn có chất lượng hơn vào gieo trồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 26 - 28)