Chính sách giảm nghèo góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 53 - 57)

- Về hộ nghèo

2.3.2.2. Chính sách giảm nghèo góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói trên địa bàn huyện

địa bàn huyện

Từ năm 2011 đến năm 2014, sau 4 năm triển khai hàng loạt các chính sách, chương trình để nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội như dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, xóa đói giảm nghèo ( Chương trình 133), hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn ( Chương trình 135), Chương trình 30a,… tình trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Yên đã có những thay đổi tích cực. Đầu tiên là đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người từ 14 triệu/người/năm năm 2011 đã tăng lên 21,2 triệu/người/năm năm 2014, sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 389,2 kg/người/năm tăng lên 410,2 kg/người/năm năm 2014 cùng với đó là tỷ lệ nghèo đói của huyện năm 2011 là 34,7% giảm xuống còn 20,04% năm 2014.

- Các chính sách cải thiện cơ hội cho người nghèo

Trong các năm qua từ 2011 – 2014, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều chương trình nhằm hỗ trợ các hộ nghèo chủ động về đất sản xuất như thực hiện thu hồi, phân phối lại 52.010,59 ha diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 46,43% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện cho 17/26 xã (2011), phân phối lại và giao mới 14.403,94 ha đất rừng sản xuất cho người dân của 7 xã vùng cao (2011). Tuy nhiên, việc sử dụng đất sản xuất trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, nguồn đất sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn khá nhỏ lẻ, theo thống kê của phòng tài nguyên môi trường huyện mới tận dụng được 73,85% diện tích đất nông – lâm nghiệp vào sản xuất, nhiều nơi đất sản xuất vẫn bỏ hoang nhất là các vùng đồi núi, thung lũng của các xã Châu Quế Thượng, Xuân Tầm, Mỏ Vàng. Nguyên nhân là do địa hình các xã này bị chia cắt nhiều, đồi núi hiểm trở dẫn đến giao thông đi lại không thuận, hơn nữa do phương tiện vận chuyển của người dân còn thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu. Thứ hai, quá trình sản xuất của trên địa bàn huyện còn manh mún, tự phát, sản xuất theo quy mô gia đình là chủ yếu. Thứ ba, người nghèo khó tiếp cận được với đất sản xuất hoặc nguồn đất sản xuất được tiếp cận còn hạn chế, không đủ để họ tham gia sản xuất, nguồn đất được sử dụng chưa hợp lý. Tính đến năm 2014, trên tổng số 6.907 hộ nghèo của huyện thì có đến 5.354 hộ thiếu đất sản xuất chiếm 77,52% và có tới 94,4% các hộ nghèo chưa sử dụng nguồn đất sản xuất hợp lý. Nguyên nhân là được xác định là do quỹ đất sản xuất của huyện còn hạn chế trong khi dân số đông, hầu hết sống bằng nghề nông – lâm nghiệp dẫn đến diện tích đất sản xuất bình quân thấp, thêm vào đó do thiếu sự hỗ trợ, hướng dẫn trong sản xuất của nhà nước nên người nghèo với kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất hạn chế không tận dụng được toàn bộ và hiệu quả nguồn đất sản xuất của mình.

Năm 2013, Văn Yên tổ chức triển khai Chương trình quy hoạch đất lâm nghiệp, tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao giai đoạn 1 từ năm 2013 đến năm 2020, phối hợp giữa các phòng tài nguyên – môi trường, phòng tài chính – kế hoạch

nghiên cứu đưa ra phương án sử dụng đất rừng hợp lý, đưa các cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng của huyện vào trồng như sắn, quế, keo,… đến hết tháng 9 năm 2015, đã có 64,35% diện tích đất lâm nghiệp được đưa vào quy hoạch, trong đó loại cây chủ yếu là keo và sắn chiếm khoảng 70%.

Về nguồn vốn, trong giai đoạn này huyện đã tích cực huy động tối đa nguồn lực vào phát triển kinh tế hướng đến người nghèo, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ vốn sản xuất cho người nghèo. Năm 2011, huyện triển khai thực hiện Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 30 của UBND tỉnh Yên Bái về ban hành quy định một số chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011-2015 ngoài hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, huy động 10,525 tỷ đầu tư hỗ trợ các xã nghèo tham gia sản xuất trong đó 6,325 tỷ từ ngân sách nhà nước và 4,2 tỷ ngân sách địa phương đến năm 2013 đã giải ngân được 87%; xây dựng hệ thống ngân hàng, thực hiện cho vay vốn ưu đãi áp dụng với các hộ đáp ứng được các điều kiện nhất định. Không chi hỗ trợ nguồn vốn trực tiếp bằng tiền, huyện còn triển khai đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò cho các hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015, tăng số lượng trâu bò trên địa bàn huyện từ 23.980 con năm 2011 lên 31.120 con năm 2014; đồng thời mở lớp dạy nghề, tạo việc làm cho 3.011 lao động (năm 2011), 3.035 lao động (năm 2012), 3.111 lao động (năm 2014); hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới đến trung tâm các xã đạt cấp V là 37,5 Km năm 2011, 65,55 Km năm 2014; phân bổ trên 2,8 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ cho 7.760 hộ nghèo ở vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ (năm 2014). Mặc dù vậy, thực trạng sử dụng vốn trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập: Thứ nhất, việc thiếu vốn sản xuất vẫn còn sảy ra, số hộ nghèo được hỗ trợ về vốn từ các chính sách của nhà nước tính đến năm 2014 chỉ chiếm 64,24%, số hộ nghèo được tiếp cận vốn từ các Chương trình vay vốn ưu đãi là 39,64%. Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn tại Văn Yên vẫn còn chưa cao, nhiều hộ nghèo sử dụng vốn sản xuất được hỗ trợ để mua lương thực, thực phẩm,… hoặc sử dụng nguồn vốn lãng phí trong sản xuất.

Nguyên nhân của thực trạng này là do nguồn vốn được hỗ trợ trên địa bàn huyện còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn sản xuất của người nghèo, điều kiện vay vốn ưu đãi khắt khe làm người nghèo không tiếp cận được với nguồn vốn này, do thiếu sự hỗ trợ sản xuất từ phía nhà nước, người nghèo nhận được vốn nhưng lại không sử dụng nguồn vốn hợp lý vào sản xuất để nâng cao thu nhập.

Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội

Giáo dục, y tế cho phép con người xử lý được những thông tin mới, tận dụng những cơ hội mới, tạo điều kiện nâng cao thu nhập. Trong giai đoạn 2011 – 2014, huyện Văn Yên đã thi hành nhiều chính sách giúp các hộ nghèo tiếp cận được với giáo dục và y tế dễ dàng hơn. Về giáo dục, Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo năm 2012 hỗ trợ cho vay 10 triệu đồng/sinh viên/năm, năm 2014 mức hỗ trợ tăng lên 12 triệu/sinh viên/năm, số lượng sinh viên nghèo được hỗ trợ trên địa bàn huyện năm 2012 là 104 sinh viên đến năm 2014 tăng lên 231 sinh viên. Chương trình tặng học bổng hỗ trợ học sinh vượt khó đến trường trao tặng hơn 30 suất học bổng mỗi năm, cấp phát 2 tỷ 308,83 triệu đồng, hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo đi học. Đảm bảo 100% trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông là con hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định về học phí, chi phí học tập, ăn trưa tại trường,… Mặc dù vậy, tỷ lệ học sinh nghèo tiếp tục học lên THPT vẫn còn thấp, năm 2011 là 46,95%, năm 2014 là 57,77%; tỷ lệ học sinh tiếp tục theo học các chương trình đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp lại càng thấp hơn chỉ chiếm 17% năm 2011 và 20,2% năm 2014; tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp THCS, THPT vẫn còn diễn ra. Nguyên nhân là do các gia đình nghèo chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, nguồn thu nhập của họ không đủ để chi trả cho các chi phí về học tập; do thiếu sự liên kết giữa các bộ ban ngành trong quá trình thực hiện các chương trình hỗ trợ giáo dục dẫn đến nhiều hộ nghèo không tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi để cho con đến trường. Về y tế, Chương trình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, năm 2011 thực hiện cấp phát 25.155 thẻ BHYT cho hộ nghèo; chỉ đạo cấp 27.114 thẻ BHYT cho các đối tượng dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn và đặt biệt khó khăn. Đến năm 2014,

100% các hộ nghèo trên địa bàn huyện được cấp miễn phí thẻ BHYT. Tuy nhiên, vẫn chưa có các chương trình hỗ trợ các hộ cận nghèo về lĩnh vực y tế, giáo dục trên địa bàn huyện.

Ngoài y tế, giáo dục, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện làm nhà ở hỗ trợ cải thiện chỗ ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ Tướng Chính phủ, đạt 562 nhà; hỗ trợ 583 triệu đồng tiền dầu hỏa thắp sáng; trợ cấp cho hộ nghèo 2 tỷ 582,2 triệu đồng theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ năm 2011. Năm 2012, trợ cấp thường xuyên cho 2.631 đối tượng nghèo trong huyện; tiếp nhận và phân bổ 61,26 tấn gạo cứu đói Tết cho 1.365 hộ, 171,3 tấn gạo cứu đói giáp hạt đầu năm cho 3.040 hộ; hoàn thành xây dựng 101 nhà ở hỗ trợ cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, 35 nhà ở cho người có công, 20 nhà mái ấm tình thương và 39 nhà hỗ trợ cựu chiến binh gặp khó khăn về nhà ở. Trợ cấp thường xuyên cho 3.207 lượt đối tượng bảo trợ xã hội; tiếp nhận và phân bổ trên 50 tấn gạo cứu đói Tết Nguyên đán cho 1.231 hộ và trên 70 tấn gạo cứu đói giáp hạt cho 1.672 hộ; trợ cấp ưu đãi cho 1.001 người có công; kiểm tra, nghiệm thu, hỗ trợ kinh phí làm nhà cho 105 đối tượng người có công theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2014, trợ cấp thường xuyên cho 3.207 lượt đối tượng bảo trợ xã hội; tiếp nhận và phân bổ trên 50 tấn gạo cứu đói Tết Nguyên đán cho 1.231 hộ và trên 70 tấn gạo cứu đói giáp hạt cho 1.672 hộ; trợ cấp ưu đãi cho 1.001 người có công; kiểm tra, nghiệm thu, hỗ trợ kinh phí làm nhà cho 105 đối tượng người có công theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ. Các chính sách này, một mặt có tác dụng giảm tình trạng nghèo đói trên địa bàn huyện, mặt khác nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao mức sống, đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w