- Về hộ nghèo
2.3.2.3. Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Yên từ khía cạnh hộ nghèo
khía cạnh hộ nghèo
Giảm nghèo là việc nâng cao thu nhập của hộ nghèo lên ngang bằng và tiến tới cao hơn mức chuẩn nghèo. Từ đó có thể suy ra, đối tượng hướng tới của quá trình giảm nghèo chính là hộ nghèo. Văn Yên là một huyện vùng núi, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế cho nên sự ảnh hưởng của bản thân hộ nghèo đến quá trình
giảm nghèo bền vững tại đây là rất phức tạp: - Về nhân khẩu
Năm 2011, Văn Yên có tổng cộng 28.935 hộ dân với 97.965 nhân khẩu, trong đó có 10.064 hộ nghèo với 52.308 nhân khẩu. Năm 2014, số hộ dân trên địa bàn huyện là 31.343 hộ với 101.960 nhân khẩu, trong đó có 6.907 hộ nghèo với 31.232 nhân khẩu. Qua đây có thể thấy, ở Văn Yên, trung bình mỗi hộ nghèo có khoảng 4 đến 6 nhân khẩu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giảm nghèo của địa phương. Nguyên nhân của thực trạng này là do thiếu hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình, trình độ dân trí thấp, công tác giáo dục, tuyên truyền cho người nghèo về kế hoạch hóa gia đình còn nhiều bất cập, người nghèo chưa hiểu được sự khó khăn khi sinh nhiều con, vẫn còn giữ quan niệm sinh nhiều để lấy người lao động của các cụ ngày xưa để lại. Như đã phân tích ở trên, hộ nghèo là những hộ có thu nhập thấp, với số lượng nhân khẩu đông, mức thu nhập sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của gia đình, làm ngày nào tiêu dùng hết ngày đó, không có tích lũy và đầu tư. Do đó, sẽ làm mất khả năng giảm nghèo vững của các hộ nghèo trong huyện.
Tỷ lệ người sống phụ thuộc tại huyện Văn Yên cũng khá lớn, trung bình mỗi hộ gia đình trên địa bàn huyện có 2 đến 3 người sống phụ thuộc. Đối với các hộ nghèo, việc phân bổ thu nhập có được cho những người phụ thuộc trong gia đình làm cho mức sống của họ giảm đi; thu nhập thấp, chi tiêu nhiều là nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói càng trở lên nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, huyện Văn Yên đã cố gắng tuyên truyền, giáo dục, mở các lớp bồi dưỡng về kế hoạch hóa gia đình cho các hộ dân trên địa bàn huyện; mở các lớp đào tạo nghề, giải quyết vấn đề việc làm nhằm giảm tỷ lệ người sống phụ thuộc và nâng cao thu nhập người dân. Sau 4 năm thực hiện từ 2011 đến 2014, huyện đã thu được những kết quả tích cực, số nhân khẩu trung bình trong một hộ gia đình của huyện giảm từ 3,4 nhân khẩu (năm 2011) xuống còn 3,1 nhân khẩu (năm 2014); tạo việc làm cho hơn 12.000 người. Nhờ đó mà tỷ lệ nghèo của huyện đã giảm 14,66%, thu nhập bình quân đầu người tăng 7,2 triệu/người/năm, tỷ lệ tái nghèo và tỷ lệ nghèo mới cũng có xu hướng giảm.
- Về kinh tế
Hầu hết các hộ nghèo trên địa bàn huyện là những hộ sinh sống bằng nghề nông – lâm nghiệp, chiếm 92%. Do nghề nghiệp đem lại thu nhập thấp, sản lượng lương thực của cả huyện năm 2014 đạt 50.267,4 tấn và hầu hết lượng lương thực được tự tiêu trong hộ gia đình; có tính chất mùa vụ, thời gian sản xuất nông nghiệp chia thành 2 mùa trong năm, người dân có thời gian nhàn rỗi khá lâu;rủi ro cao, huyện Văn Yên thường xuyên phải chịu các thiên tai gió mùa, lũ lụt, sạt lở đất,.. phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết nên cuộc sống của các hộ nghèo trên địa bàn huyện càng trở nên bấp bênh. Quá trình sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, hiện tượng thất nghiệp trá hình sảy ra thường xuyên và chiếm tỷ lệ cao. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho quy mô và tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện luôn ở mức cao và khả năng thoát nghèo của các hộ gia đình chưa thực sự bền vững, các hộ thoát nghèo rất dễ tái nghèo trở lại khi không đủ nguồn lực để phát triển kinh tế, tiết kiệm và nâng cao thu nhập.
Trước thực trạng đó, Văn Yên đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nhân lực chất lượng cao; lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa; tổ chức triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,dự báo và phòng chống thiên tai; nghiên cứu, áp dụng trồng các loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương và đem lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đó đã cải thiện tích cực tình trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
- Về giáo dục – nhận thức
Để hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững, sự tham gia của người dân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, huyện đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách nhằm hỗ trợ người nghèo nâng cao thu nhập, hỗ trợ về vốn, y tế, giáo dục, việc làm. Tuy vậy, qua quá trình khảo sát 200 hộ dân nghèo, 75 hộ cận nghèo tại 2 xã Mậu Đông, Châu Quế Thượng và TT Mậu A của huyện Văn Yên cho thấy không phải tất cả các hộ nghèo đều được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. 168/200 hộ nghèo được hỏi trả lời rằng họ muốn nhận được hỗ trợ để thoát nghèo nhưng lại không được hỗ trợ đẩy đủ thể tham gia sản xuất,
nâng cao thu nhập và thoát nghèo chiếm 84%, họ cho rằng các chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương chưa thực sự hỗ trợ cho họ đúng cách, chưa hướng dẫn để họ thoát nghèo bền vững, ngân sách hỗ trợ còn quá eo hẹp, 24/200 hộ cho rằng sự hỗ trợ của nhà nước chỉ mang tính hình thức mà không thực sự cố gắng giúp họ thoát nghèo chiếm 12%, 83/200 hộ cho rằng một số chính sách thực hiện theo khuân đúc từ trên xuống, không có sự áp dụng thực tế tình hình địa phương mà chỉ chú trọng đến quy hoạch, không quan tâm đến lợi ích của họ chiếm 41,5%. Mặt khác, hầu hết các hộ điều tra (192 hộ chiếm 96%) lo sợ khi thoát nghèo với thu nhập không cao và không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước về các phương diện giáo dục, y tế, trợ cấp của người nghèo sẽ làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn là khi thu nhập dưới ngưỡng nghèo và được nhận hỗ trợ từ nhà nước. Đồng thời, một số ít hộ (12 hộ) cho rằng quá trình giảm nghèo không phải do bản thân quyết định mà dựa toàn bộ vào nhà nước, họ có cố gắng nhưng không có sự giúp đỡ của nhà nước thì cũng không thể thoát nghèo.
Về phía các hộ cận nghèo, họ cho rằng họ bị chịu thiệt thòi hơn các hộ dân khác rất nhiều, với mức thu nhập không cao hơn chuẩn nghèo là mấy nhưng lại không nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà nước như người nghèo, thậm trí có hộ cho rằng, tuy không phải người nghèo nhưng cuộc sống của họ đôi khi còn khổ cực hơn người nghèo do người nghèo còn nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước còn họ thì không. Khi điều tra 200 hộ nghèo của huyện thì có 27 hộ xác nhận rằng họ đã có lúc thoát nghèo và trở thành hộ cận nghèo nhưng khi rủi ro thiên tai và biến động bất ngờ trong cuộc sống sảy ra họ lập tức bị quay lại tình trạng nghèo đói trước đây.
Qua đây có thể thấy, quá trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Văn Yên vẫn chưa thực sự bền vững, các chính sách của nhà nước phải hướng đến người nghèo hơn nữa, phải coi người nghèo là trọng tâm của quá trình giảm nghèo. Mặt khác, cũng không thể bỏ qua những người có mức thu nhập thấp, không ổn định, dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro trong cuộc sống. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ họ hơn nữa để họ nâng cao mức thu nhập của bản thân, thoát khỏi tình trạng nghèo đói và tái nghèo đói.