- Cơ cấu tổ chức của NHNo& PTNT chi nhánh Nam Sông HươngTTHuế:
c. Hoạt động đầu tư tín dụng tại Chi nhánh.
Doanh số cho vay: Năm 2008 doanh số cho vay có bước tăng trưởng khá nhanh
đạt 85 tỷ 138 triệu đồng tăng 27 tỷ 781 triệu với tỷ lệ tăng 48,44% so với năm 2007. DSCV tăng lên là do sự nổ lực lớn của Chi Nhánh trong việc chủ động tìm kiếm khách hàng, tạo lập mối quan hệ giữa ngân hàng và các đối tác khác trong kinh doanh, cũng như trong năm này nhu cầu về tín dụng của người dân trên địa bàn tăng. Sang năm 2009 doanh số cho vay đạt 76 tỷ 225 triệu đồng giảm 8 tỷ 913 triệu đồng với tỷ lệ giảm 10,47% so với năm 2008.
Doanh số thu nợ: Năm 2008 đạt 86 tỷ 253 triệu đồng tăng 37 tỷ 815 triệu đồng với tỷ lệ tăng 78,07% so với năm 2007, như ta đã biết năm 2008 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, là năm mà giá cả và lạm phát tăng cao nhưng với sự cố gắng của toàn thể Chi Nhánh năm 2008 công tác thu nợ vẫn thành công và có kết quả tốt đẹp, trong năm 2008 lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay biến động lớn, nhất là trong tháng
6, lãi suất tăng cao đột biến, điều này đã gây ra không ít khó khăn cho khách hàng vay vốn, ít nhiều gây thiệt hại cho khách hàng. Chính vì vậy trong giai đoạn cuối năm 2008, khi lãi suất ngân hàng giảm xuống, cán bộ tín dụng đã khuyến khích khách hàng trả nở trước thời hạn để giảm bớt thiệt hại cho khách hàng. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 66 tỷ 804 triệu đồng giảm 19 tỷ 449 triệu đồng với tỷ lệ giảm 22,56% so với năm 2008. Sự giảm doanh số thu nợ trong năm 2009 phần lớn do nền kinh tế trên đang đần hồi phục sau những sự khó khăn của năm 2008, cùng với cơn bão số 9 đã gây nhiều
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: NH No & PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương- Huế
Biểu đồ 3: Hoạt động đầu tư tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2007 – 2009.
thiệt hại cho sản xuất và đời sống, mặt khác nhiều khách hàng vay trong năm 2008 với lãi suất thấp nên khi có thời điểm lãi suất đột ngột tăng cao họ chấp nhận chịu lãi suất phạt quá hạn, sang năm 2009 tuy lãi suất có giảm nhưng vẫn cao hơn mức phạt quá hạn làm cho công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.
Tổng dư nợ: Năm 2008 đạt 55 tỷ 672 triệu đồng giảm 1 tỷ 115 triệu đồng với tỷ lệ giảm 1,96% so với năm 2007. Nguyên nhân do tốc độ thu nợ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Năm 2009 đạt 65 tỷ 039 triệu đồng tăng 9 tỷ 367 triệu đồng với tỷ lệ tăng 16,83 % so với năm 2008
Nợ quá hạn: Năm 2008 là 4 tỷ 908 triệu đồng tăng 3 tỷ 283 triệu đồng với tốc độ tăng 202,03 % so với năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2008 là 8.81 % cao
hơn năm 2007 (2007 là 2.86 %), điều này phản ánh đúng tình hình khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế mang lại.
Bước sang năm 2009 tuy nền kinh tế vẫn có những diễn biến phức tạp nhưng đã có những dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng, các doanh nghiệp đã bắt làm ăn có lãi, thu nhập người dân cũng được cải thiện hơn, bên cạnh đó là sự tiếp tục phân tích, rà soát và triển khai tích cực các biện pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn của Chi Nhánh do vậy nợ quá hạn là 2 tỷ 103 triệu đồng giảm 2 tỷ 805 triệu đồng với tỷ lệ giảm 57,15% so với năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 là 3.32 % thấp hơn so với năm 2008 (2008 là 8.81 %).
Bảng 4 : Tình hình hoạt động đầu tư tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam
Sông Hương giai đoạn 2007-2009.
ĐVT:Triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNO&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương
2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ tín dụng tại NH No & PTNT chi nhánh Nam Sông Hương – Huế nhánh Nam Sông Hương – Huế
2.2.1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert với thang điểm từ 1 đến 5
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Doanh số cho vay 57357 85138 76225 27781 48,44 -8913 -10,47 2. Doanh số thu nợ 48438 86253 66804 37815 78,07 -19449 -22,56 3. Tổng dư nợ 56787 55672 65039 -1115 -1,96 9367 16,83 4. Nợ quá hạn 1625 4908 2103 3283 202,03 -2805 -57,15 5. Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 2,86 8,81 3,23 5,95 -5,58
Sơ đồ 3: Quy trình nghiên cứu
để điều tra nhằm kiểm định mô hình thang đo, xác định thực trạng chất lượng dịch vụ, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng.
- Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua điều tra các khách hàng đã và đang sự dụng dịch vụ Tín dụng tại Chi Nhánh
- Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để thu thập dữ liệu.
- Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện phát ra 132 bảng câu hỏi thu về 120 mẫu hợp lệ.
- Sự dụng phần mềm SPSS 15.0 để phân tích dữ liệu, các phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này là các phương pháp.
+ Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha. + Kiểm định One-sample T-test:
Với giả thuyết cần kiểm định:
H0: Khách hàng không hài lòng với các tiêu chí đưa ra .
H1: Khách hàng hài lòng với những tiêu chí đưa ra.
Cơ sở lý thuyết về: - Chất lượng dịch vụ - Thang đo SERVQUAL,
SERVPERF.
Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia (giáo viên hướng dẫn), Nghiên cứu xem xét lại những sai sót.
Xác định thực trạng chất lượng dịch vụ tín dụng.
Nghiên cứu định
lượng. Điều chỉnh.
Phân tích dữ liệu thu được. Thang đo 1 Thang đo 2 Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng.
Nếu sig.(mức ý nghĩa) >=0.05: Không có sơ sở bác bỏHo
Sig.(mức ý nghĩa) <0.05: Bác bỏ giả thiết Ho
+ Phân tích sự đánh giá khác nhau giữa các nhóm khách hàng. Với giả thiết cần kiểm định:
H0: Không có sự khác nhau trong cách đánh giá giữa các nhóm khách hàng.
H1: Có sự khác nhau trong cách đánh giá giữa các nhóm khách hàng.
Nếu sig.(mức ý nghĩa) >=0.05: Không có sơ sở bác bỏ Ho
Sig.(mức ý nghĩa) <0.05: Bác bỏ giả thiết Ho
+ Phân tích sự tác động của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng: sự dụng phương pháp hồi quy Stepwise để phân tích sự hài lòng theo các thành phần chất lượng dịch vụ.
- Mã hoá các biến trong các thang đo chất lượng dịch vụ tín dụng và thang đo sự hài lòng.
Bảng 5 : Mã hoá các biến trong thang đo chất lượng dịch vụ tín dụng và sự
hài lòng
STT Mã hoá Diễn giải
Thành phần tin cậy (TC):