Phục vụ tra cứu tài liệu địa chí

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 57)

Trong thư viện Hà Nam, mọi hoạt động có nhưng phương thức và mục đích hoạt động mang tính riêng của nó. Mục đích cũng như nhiệm vụ của các cán bộ trong hoạt động phục vụ thông tin, đó là giúp người dùng tin thỏa mãn nhu cầu của họ khi đến thư viện tìm và nghiên cứu tài liệu. Hoạt động phục vụ thông tin địa chí trong thư viện tỉnh Hà Nam gồm các quá trình sau: Cán bộ thư viện tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra độ chính xác của chúng, sau đó sử dụng phương tiện tra cứ phù hợp để thỏa mãn những yêu cầu của bạn đọc đưa ra.

Hiện nay, với việc áp dụng các khoa hoc kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào thư viện thì tin học hóa đã làm thay đổi dần từng hoạt động của thư viện tỉnh Hà Nam, tuy chưa đồng đều và phát triển mạnh và nó cũng đã len lỏi vào hoạt động phục vụ tra cứu thông tin địa chí, giúp cho hoạt động này không còn

diễn ra một cách đơn điệu và sơ sài để phục vụ nhiều yêu cầu, đối tượng khác nhau với nhiều hình thức tra cứu đa dạng.

Ngoài ra, hình thức tra cứu câu hỏi theo chuyên đề cũng được áp dụng vào hoạt động phục vụ tra cứu thông tin địa chí của thư viện tỉnh Hà Nam, nhưng vẫn còn chung chung và chưa đạt hiệu quả.

2.5.3. Phục vụ tuyên truyền tài liệu địa chí

Trong thư viện phục vụ người dùng tin là mục đích cuối cùng của hoạt động địa chí. Ngoài hình thức phục vụ đọc tại thư viện và phục vụ tra cứu tài liệu địa chí, thư viện còn có các hình thức bổ trợ cho công tác phục vụ như:

- Tuyên truyền triển lãm sách báo tại thư viện - Điểm, giới thiệu tài liệu địa chí

- Khuyến khích các cuộc thi tìm hiểu về địa phương - Thông tin trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình

* Điển hình:

- Trưng bày tài liệu địa chí phục vụ Đại hội Đảng - Kỷ niệm ngày thành lập tỉnh

- Trưng bày kết hợp với báo Xuân, câu đối Tết

- Biên soạn thư mục giới thiệu các tài liệu về danh nhân Hà Nam (Nguyễn Khuyến, Nam Cao…)

- Kết hợp với tổ chức cuộc thi viết nhân dịp kỷ niệm 115 năm thành lập tỉnh Hà Nam.

Ngoài ra, năm 2012 hệ thống thư viện công cộng Hà Nam đã tổ chức thành công Liên hoan tuyên truyền cổ động và giới thiệu sách với chủ đề “Văn hóa giao thông vì sự an toàn của cộng đồng”.

Tuyên truyền triển lãm sách báo tại thư viện

Thư viện Hà Nam tổ chức thường xuyên các tủ trưng bày sách báo. Cùng với việc tổ chức sách mới thường kỳ. Thư viện tỉnh Hà Nam xây dựng

các tủ trưng bày sách theo chuyên đề nhân dịp những ngày kỷ niệm, những ngày lễ lớn. Đặc biệt, trong những năm qua tết nào thư viện cũng tổ chức trưng bày báo xuân phục vụ độc giả. Ngoài báo xuân trung ương, thư viện tỉnh còn trao đổi báo xuân với các tỉnh thành trong cả nước. Có những năm số lượng báo, tạp chí trưng bày lên đến hàng trăm bản, phục vụ hàng nghìn lượt người đến đọc trong và ngoài Tết Nguyên đán.

Điểm, giới thiệu tài liệu địa chí

Giới thiệu tài liệu địa chí là một hoạt động mới mẻ của thư viện Hà Nam. Nhiều năm trước, thư viện tổ chức thường xuyên các cuộc thi kể chuyện sách, báo. Cuộc thi đã thu hút hàng nghìn người xem và tham gia thông qua các vòng thi ở các cấp: Xã, huyện, các nội dung của cuộc thi mang đậm dấu ấn về mảnh đất con người Hà Nam.

Khuyến khích các cuộc thi tìm hiểu về địa phương.

Các cuộc thi tìm hiểu về địa phương, đáng chú ý là các cuộc thi có chủ đề liên quan đến tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện dưới hình thức các phong trào đọc và làm theo sách, kể chuyện, đối tượng chủ yếu là các em thiếu nhi nhằm giáo dục cho các em niềm tự hào, tình cảm quê hương, đất nước. Các cuộc thi có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đông đảo bạn đọc đến thư viện, kích thích phong trào độc và làm theo sách và cũng từ đó đã manh nha xây dựng mạng lưới cộng tác viên từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, năm 2000 thư viện tỉnh Hà Nam đã tham mưu cho Sở Văn hóa thông tin tổ chức cuộc thi đọc sách với chủ đề “Đảng Bác Hồ và đất nước”, cuộc thi năm đó đã thu hút 48.227 bài dự thi, huyện Lý Nhân tham gia với 17.655 bài, cuộc thi đã phác họa lên bức tranh thể hiện chân lý “Ý Đảng lòng dân”, dù gặp bao thử thách, thăng trầm nhưng lịch sử Đảng vẫn sáng vẹn niềm tin trong lòng người Hà Nam.

Để góp phần nâng cao hoạt động thông tin tuyên truyền thư viện Hà Nam có các chính sách khuyến khích các phóng viên trong và ngoài ngành viết bài cho thư viện, báo là cơ quan ngôn luận để thông qua đó thư viện muốn gửi gắm thông điệp, tiếng nói giới thiệu về mình, về tài liệu địa chí đến những người đọc chưa có điều kiện tiếp xúc với tài liệu và thư viện, để từ đó học có cái nhìn khái quát về thư viện và bạn đọc có động lực đến thư viện. Đặc biệt, chú trọng các cán bộ nhân viên thư viện. Các số báo Hà Nam, tạp chí “Văn hóa thông tin” tạp chí của Hội văn học nghệ thuật tỉnh xuất hiện. Tiêu biểu là bài báo “Thư viện Hà Nam hướng dẫn phục vụ thiếu nhi đọc sách hè”.

Ngoài ra, thư viện thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu, giới thiệu những cuốn sách hay cho bạn đọc trên trang thông tin, tra cứu dữ liệu của thư

viện tỉnh tại địa chỉ website http://thuvien.hanam.gov.vn 2.5.4. Biên soạn tài liệu địa chí mới

Trong hàng ngàn năm lịch sử, rất nhiều sách địa chí đã kế tiếp nhau ra đời ở nước ta. So với các loại sách khác ở Việt Nam thì địa chí là loại sách ra đời khá sớm.

Sau thời Bắc thuộc, khi nước nhà được độc lập, trải qua các triều đại: Đinh, Lý, Trần, Lê… Sách vở được biên soạn khá nhiều nhưng do các cuộc chiến tranh liên miên (nhất là sau khi quân Minh sang xâm lược nước ta, chúng đã thiêu hủy hoặc mang về nước), do yếu tố tự nhiên khí hậu đã làm cho không ít di sản văn hóa bị hủy hoại, nhiều bộ sách quý bị tán khuyết, có những sách quý bị tán khuyết, có những sách đến nay chỉ còn tên sách.

Hiện nay, một số tỉnh đã tiến hành biên soạn sách địa chí, nội dung đề cập đến nhiều vấn đề và toàn diện hơn so với sách địa chí được biên soạn trước kia như: Địa chí Hà Bắc, địa chí Hải Dương, Bến Tre…

Việc biên soạn được một cuốn sách địa chí đòi hỏi ở tác giả phải có kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc toàn diện về địa phương, thư viện có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những tài liệu cần thiết để giúp cho các tác giả biên soạn tài liệu địa chí. Trong nhiều năm qua, ngoài việc xây dựng vốn tài liệu địa chí, tổ chức bộ máy tra cứu, tiến hành các hình thức phục vụ độc giả, thư viện tỉnh Hà Nam, tỉnh Hà Nam còn rất chú trọng việc biên soạn tài liệu địa chí nhằm làm phong phú thêm vốn tài liệu địa chí và khai thác tốt nhất vốn tài liệu của thư viện.

Việc biên soạn tài liệu địa chí và thông tin tuyên truyền tài liệu địa chí ở thư viện Hà Nam đã góp phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, sự kính trọng, niềm tự hào của bạn đọc và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đối với những danh nhân - những người đã làm rạng danh mảnh đất từ xưa đến nay, những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước.

Thư viện tỉnh Hà Nam mới manh nha xây dựng kho tài liệu địa chí với số tài liệu ít ỏi là chưa đầy 100 cuốn, chủ yếu là các tác phẩm văn học của các tác giả Hà Nam. Đầu những năm 2000, tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn cuốn “Địa chí Hà Nam”, giao cho Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở VH, TT&DL) là cơ quan chủ trì thực hiện. Nhưng do nguồn tư liệu tại địa phương qua ít ỏi, cộng với khó khăn về lực lượng các nhà chuyên môn, nghiên cứu trên địa bàn còn quá khiêm tốn và nhu cầu cấp thiết phải hoàn thiện cuốn địa chí trước lễ kỷ niệm 115 năm ngày thành lập tỉnh Hà Nam, nên Sở Văn hóa Thông tin đã hợp tác với Viện Khoa học xã hội Việt Nam để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và Viện Khoa học xã hội đã chịu trách nhiệm biên soạn hầu hết nội dung. Năm 2005, cuốn “Địa chí Hà Nam” đã được hoàn thiện và xuất bản đúng dịp kỷ niệm 115 năm ngày thành lập tỉnh Hà Nam (20/10/1890 - 20/10/2005). Đây là một công trình nghiên cứu công phu nhất, đồ sộ nhất trên moị lĩnh vực về tỉnh Hà Nam có sự

tập trung trí tuệ của nhiều nhà nghiên cứu khoa học có bề dày kinh nghiệm của tỉnh, cuốn sách giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Hà Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến nay - những thành tựu trong công cuộc đổi mới hiện nay. Thư viện tỉnh Hà Nam với chức năng thông tin tuyên truyền đã giúp các tác giả thu thập, xử lý thông tin từ khi biên soạn, giúp các tác giả có những thông tin chính xác. Đồng thời qua các nguồn tài liệu của thư viện, các nhà nghiên cứu kế thừa những tài liệu địa chí của các tác giả trước kia về cách ghi chép, phân tích, nghiên cứu về địa phương. Cuốn sách được lưu hành chắc chắn sẽ đáp ứng bạn đọc một cách đầy đủ hơn về tra cứu, nghiên cứu tìm hiểu lịch sử truyền thống của mảnh đất và con người Hà Nam.

Cũng trong năm 2005, thư viện tỉnh Hà Nam bắt đầu tiến hành biên soạn thư mục toàn văn “Hà Nam qua báo chí trung ương”. Thư viện tỉnh scan lại toàn bộ các bài viết về vùng đất, con người Hà Nam được đăng tải trên các báo trung ương mà thư viện bổ sung, sau đó sắp xếp các bài báo theo từng chủ đề và in ấn, phục vụ bạn đọc. Thư mục đã được bạn đọc quan tâm, sử dụng nhiều, là sản phẩm thông tin không thể thiếu cho công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, ban tuyên giáo tỉnh ủy, công an tỉnh và sở thông tin và truyền thông. Vào thứ 5 hàng tuần, thư viện tỉnh cung cấp thư mục này cho bạn đọc và các cơ quan trên.

Kho tài liệu địa chí Hà Nam hiện nay có khoảng 1.200 tài liệu chủ yếu là dạng in giấy, trong đó sách in là: 495 bản, báo tạp chí địa phương: 130 cuốn; thư mục toàn văn “Hà Nam qua báo chí Trung ương” (đóng quyển/tháng): 72 cuốn; hương ước các làng văn hóa tiêu biểu: 278 cuốn; các tư liệu khác: 222 bản.

Tên Số lượng (cuốn)

Sách in 495

Thư mục toàn văn “Hà Nam qua báo chí Trung ương” 72

Hương ước các làng văn hóa tiêu biểu 278

Các tư liệu khác 222

Trong những nănm qua, thư viện tỉnh Hà Nam cũng thường xuyên có các hình thức tuyên truyền, giới thiệu tư liệu địa chí như: Trưng bày tài liệu địa chí phục vụ Đại hội Đảng, kỷ niệm ngày thành lập tỉnh, trưng bày kết hợp với báo Xuân, câu đối Tết; biên soạn thư mục giới thiệu các tài liệu về danh nhân Hà Nam (Nguyễn Khuyến, Nam Cao…), kết hợp tổ chức cuộc thi viết nhân dịp 115 năm thành lập tỉnh Hà Nam.

Biên soạn tài liệu địa chí là hoạt động tích cực trong công tác địa chí của thư viện, càng khẳng định vị trí của thư viện tỉnh Hà Nam, nâng thư viện lên một tầm cao mới. Thông qua việc biên soạn sách địa chí, thư viện đã quy tụ được nhiều nhà nghiên cứu ở TW và địa phương, thu hút được nhiều độc giả đến thư viện.

2.6. Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ về công tác địa chí

Trong hoạt động TV-TT, công tác địa chí có ý nghĩa rất quan trọng không phải chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế mà cả trong sự nghiệp giáo dục con người trong thời kì đổi mới. Hiện nay hoạt động địa chí là một trong những khâu còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động của thư viện tỉnh Hà Nam, tài liệu địa chí là toàn bộ những tài liệu có nội dung về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.

Trong “ Cẩm nang nghề thư viện” tiến sĩ Lê Văn Viết đã nêu rõ về hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ về công tác địa chí: “Thư viện tỉnh là trung tâm địa chí thư viện trong vùng của mình, chịu trách nhiệm về tình trạng hoạt động địa chí của các thư viện trong hệ thống của mình và ở chừng mực nhất định về tình trạng của nó trong các thư viện khác của vùng, không phục thuộc

vào quản lý ngành của các thư viện đó. Các thư viện tỉnh cần biên soạn tài liệu nghiệp vụ, tổ chức các lớp nghiệp vụ cho các thư viện tiến hành công tác địa chí. Thỉnh thoảng tiến hành việc kiểm tra, tư vấn nghiệp vụ tại chỗ cho chúng.”

2.7. Nhận Xét

2.7.1. Thành tựu

Hoạt động địa chí trong những năm qua đã có những đóng góp nhất định đối với việc xây dựng và phát triển của tỉnh.

Trong nhiều năm qua, thư viện tỉnh Hà Nam đã tập trung nhiều công sức để sưu tầm và xây dựng vốn tài liệu địa chí. Đến nay kho tài liệu địa chí của thư viện bao gồm tài liệu tiếng Việt, Hán, Nôm, Pháp trong đó có rất nhiều tài liệu quý hiếm. Vốn tài liệu địa chí đóng một vai trò quan trọng để tìm hiểu địa phương, góp phần đắc lực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nam. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu về địa phương đã ra đời từ sự trợ giúp của hoạt động địa chí và có giá trị cao như lịch sử các xã Bồ đề, Châu Sơn, Châu Giang… Những công trình này đã góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về địa phương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước của mỗi người dân. Chính vì vậy, công tác địa chí của thư viện tỉnh Hà Nam đã được các nhà lãnh đạo, quản lý địa phương và các nhà nghiên cứu đánh giá cao.

Để khai thác vốn tài liệu địa chí hiện có, thư viện đã tổ chức kho địa chí, trong kho địa chí gồm các loại tài liệu như: Sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ…

Nhằm khai thác vốn tài liệu này phục vụ cho nhu cầu độc giả địa chí, thư viện tỉnh Hà Nam đã xây dựng được bộ máy tra cứu địa chí tương đối hoàn chỉnh gồm: Mục lục địa chí, thư mục địa chí…

Để góp phần khai thác tốt hơn vốn tài liệu, việc biên sọan được một số loại thư mục địa chí cũng được chú trọng. Thư viện đã chú trọng biên soạn được một số loại thư mục: Thư mục chuyên đề, thư mục bài trích báo tạp chí (sự kiện Hà Nam)… Với các đề tài bám sát nhiệm vụ chính trị đạt ra trong từng thời kỳ ở Hà Nam. Những thư mục này đã được cán bộ phòng địa chí đầu tư sưu tầm, biên soạn khá công phu và khoa học.

Công tác phục vụ tài liệu địa chí không chỉ dừng lại phục vụ bạn đọc đơn thuần bằng hình thức tổ chức phòng đọc, tổ chức phục vụ tra cứu mà còn linh hoạt sáng tạo bằng hàng loạt các hình thức phục vụ khác: Hình thức thông tin tuyên truyền, triển lãm tài liệu địa chí, thu tìm hiểu về địa phương được tổ chức thường xuyên… Ngoài việc phục vụ thường xuyên, phòng địa chí còn đáp ứng nhiều đợt phục vụ đột xuất cho các cán bộ lãnh đạo, các cơ quan ban ngành trong tỉnh khi có yêu cầu cần thiết.

Thực hiện vai trò trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ nghiên cứu địa chí ở

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)