Vai trò, nhiệm vụ, vị trí của công tác địa chí tỉnh Hà Nam trong sự phát

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 28)

phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương

Trong quá trình hình thành và phát triển, công tác địa chí luôn giữ vai trò chủ đạo đối với các thư viện tỉnh. Bởi lẽ, tỉnh, thành phố luôn là cơ quan đầu não của mỗi địa phương. Mỗi địa phương được coi là một thành phần không thể thiếu được trong sự phát triển của đất nước. Địa phương có phát triển thì đất nước mới giàu mạnh.

Mỗi tỉnh đều mang đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hóa và giữ vị trí nhất định trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì mỗi địa phương, tỉnh, thành phố trực thuộc TW có vị trí đặc biệt quan trọng.

Kiên trì đường lối đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vị trí chiến lược của các vùng, các địa phương. Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung của từng vùng, các địa phương, khai thác nguồn lực tại chỗ đồng thời chủ động mở rộng quan hệ phân công hợp tác liên kết với các vùng khác trong nước và nước ngoài. Để thực hiện được những mục tiêu quan trọng này, mỗi địa phương phải phấn đấu trở thành những đơn vị kinh tế, kinh tế văn hóa năng động. Muốn vậy cần trang bị cho mỗi người dân ở địa phương sự hiểu biết toàn diện sâu sắc về địa phương mình (tự nhiên, đất đai, cây trồng, vật nuôi, con người, truyền thống…).

Như chúng ta đã biết, tỉnh, thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh tế, văn hóa, quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng phát triển kinh tế văn hóa, khoa học, công tác địa chí lại càng có tầm quan trọng đặc biệt, nó phải đảm bảo thông tin cho các chương trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội của địa phương. Nhận thức

rõ tầm quan trọng của công tác địa chí trong sự nghiệp phát triển của tỉnh nên ngay sau khi thành lập, thư viện đã chú trọng xây dựng vốn tài liệu. Nhận thức được vai trò của tỉnh, thành phố là tế bào kinh tế là địa bàn để thực hiện ba chương trình kinh tế, mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, Đảng ta luôn chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hóa, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu nhằm phát huy nhân tố con người là động lực trực tiếp của sự phát triển, bởi vì, phát triển văn hóa, khoa học nhằm phát huy nhân tố con người cũng đồng thời là phát triển kinh tế.

Để thực hiện những mục tiêu trên đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, xây dựng, giáo dục con người ở địa phương thì trước hết các cán bộ lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn phải hiểu biết sâu sắc, toàn diện về tình hình, đặc điểm của địa phương, quá khứ lịch sử, tiềm năng và thế mạnh cũng như tình hình hiện tại của địa phương. Muốn là được điều đó thì phải tiến hành điều tra thực tế tại địa phương, đồng thời bổ sung các thông tin thu được trên thực tế thông qua các tài liệu địa chí của thư viện tỉnh, thành phố. Đặc biệt, đối với những người lập kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… Ở địa phương thì tài liệu địa chí sẽ giúp họ có tầm nhìn hiểu biết, khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên, sử dụng triệt để nguồn vật chất cũng như tinh thần của địa phương.

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi con người phải có sự hiểu biết sâu rộng, đặc biệt là niềm say mê nghiên cứu khoa học. Việc tìm hiểu về tự nhiên, đất nước, con người, đem những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và đời sống là hết sức cần thiết. Để đạt được mục tiêu này cần phải có kiến thức địa chí do kho tư liệu địa chí thư viện tỉnh cung cấp. Tài liệu địa chí phản ánh tất cả những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên… Hoạt động địa chí đã thể hiện được chức năng vai trò của một thư viện tỉnh, thành phố.

Công tác địa chí của thư viện tỉnh gồm nhiều khâu như: Sưu tầm, tập hợp, khai thác, giới thiệu tư liệu địa chí về tỉnh, thành phố. Thông qua kho sách báo địa chí, thư viện sẽ tiến hành khai thác, sử dụng các tài liệu đó, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của địa phương trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể. Trên cơ sở thực hiện thông tin tuyên truyền có định hướng các kiến thức địa chí tới các nhóm độc giả khác nhau dưới nhiều hình thức sinh động, phục vụ tư liệu cho các tổ chức Đảng, chính quyền, đơn vị kinh tế, giải quyết những nhiệm vụ của địa phương và cơ sở.

Thông qua công tác địa chí để thực hiện nhiệm vụ trên, thư viện tỉnh, thành góp phần đắc lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với trưng bày tài liệu tương ứng 07 đợt giới thiệu với hơn 1.000 tài liệu, cụ thể là:

Phục vụ cho các chương trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật ở địa phương: cung cấp tư liệu cho tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, trưng bày sách nhân dịp kỷ niệm 50 ngày mất của nhà văn liệt sĩ Nam Cao (45 tài liệu).

Góp phần xây dựng, bảo tồn và khai thác các di sản văn hóa của địa phương.

Giáo dục truyền thống địa phương, thư viện tỉnh thường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về địa phương, tổ chức hái hoa đọc sách và thông qua các cuộc thi như vậy đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên cũng như lịch sử địa phương: Tổ chức Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam năm 2011 có hơn 700 người dự nghe (năm 2011), trưng bày báo Xuân, báo Tết Kỷ Sửu (165 loại báo, tạp chí).

Góp phần giáo dục tình yêu đối với quê hương đất nước, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các sách báo viết về Cách mạng, tiêu biểu: Trưng

bày các tài liệu về ngày giải phóng Miền Nam (88 tài liệu);các tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tài liệu viết về Hồ Chí Minh(308 tài liệu); các tài liệu ngày thương binh liệt sĩ 27/7, Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9 (164 tài liệu), thư mục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tài liệu viết về Hồ Chí Minh (308 tài liệu).

Thư viện tỉnh, thành phố tiến hành công tác địa chí là thực hiện chức năng và nhiệm vụ của sự nghiệp thư viện trong phạm vi từng địa phương. Làm tốt công tác này chính là làm tốt vai trò của một cơ quan thông tin văn hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước đóng trên địa bàn của địa phương đó.

Hơn nữa, tỉnh, thành phố luôn là cơ quan đầu não của mỗi địa phương. Ngược lại, mỗi địa phương lại là một bộ phận cấu thành nên tỉnh, thành phố. Vì vậy, mỗi địa phương cần chủ đạo sáng tạo dựa vào những tiềm năng sẵn có để đẩy mạnh khai thác làm sao đưa ra những kế hoạch vùa phát triển phù hợp với kinh tế địa phương vừa phù hợp với yêu cầu chung trong thời đại CNH, HĐH đất nước... Góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu địa phương, phát hiện tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trong các ngành kinh tế và dịch vụ, truyền bá những hiểu biết về địa phương cho nhân dân lao động, động viên mọi người thực hiện nghĩa vụ công dân đối với cộng đồng…

Đất nước đổi mới, kéo theo sự đổi mới về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh. Công tác địa chí càng trở nên quan trọng, tham gia công tác địa chí không chỉ là nhiệm vụ của riêng ai hay tổ chức nào của tỉnh mà đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cơ quan văn hóa, các tổ chức xã hội cũng như của từng cá nhân ở địa phương (trưng bày sách mới với 330 tên sách).

Mỗi địa phương lại phân chia ra làm nhiều cơ quan, tổ chức xã hội. Những cơ quan, tổ chức này tùy vào từng chức năng, nhiệm vụ mà tham gia vào từng khía cạnh của công tác địa chí. Tuy vậy, thư viện tỉnh Hà Nam vẫn là thư viện trung tâm của tỉnh, là một quan trọng của mạng lưới thư viện công

cộng trong cả nước. Vì vậy, thư viện không chỉ có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc nói chung mà thư viện còn phải quan tâm đến hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương để hoàn thành tốt các kế hoạch và nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dại đã đề ra trong từng giai đoạn cụ thể giúp các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo quản lý, học sinh, sinh viên và các tầng lớp khác có sự hiểu biết toàn diện về địa phương, như: Trưng bày sách báo nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (70 tài liệu).

Ta thấy: Công tác địa chí ra đời, tồn tại và phát triển với mục đích cuối cùng của nó là bằng nguồn tư liệu viết về địa phương phục vụ cho cán bộ nghiên cứu và nhân dân trong tỉnh, góp phần giải quyết mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà tỉnh đặt ra. Vốn tư liệu địa chí là sự phản ánh nền kinh tế, văn hóa của một tỉnh. Sự hiện diện của vốn tư liệu địa chí giúp cho chúng ta nhìn nhận, đánh giá quá khứ, hiện tại và có hướng cho tương lai. Sự đầy đủ của vốn tài liệu địa chí càng cao bao nhiêu sẽ giúp cho công tác nghiên cứu càng tốt bấy nhiêu. Do vậy, xây dựng vốn tư liệu địa chí đầy đủ, có chất lượng là góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển của địa phương đó. 1.4. Đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin địa chí

1.4.1. Người dùng tin địa chí

Người dùng tin là một trong bốn yếu tố(vốn tài liệu, cán bộ thư viện, cơ sở vật chất, người dùng tin) không thể thiếu để cấu thành nên một thư viện, giúp thư viện có thể duy trì hoạt động của mình. Phục vụ bạn đọc là thước đo để đánh giá hoạt đông của một thư viện. Trong hoạt động phục vụ người dùng tin địa chí của thư viện tỉnh Hà Nam, việc phân loại đối tượng người dùng tin địa chí là rất cần thiết, nó giúp thư viện dễ dàng phục vụ và công cấp thông tin địa chí phù hợp với từng nhóm đối tượng để họ có thể thỏa mãn yêu cầu khi đến thư viện. Căn cứ vào các tiêu chí: lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học

vấn, thói quen và nhu cầu của ngườ dùng tin địa chí, có thể phân loại thành hai đối tượng:

Người đọc nghiên cứu: Là các cán bộ lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học nghiên cứu về địa phương, các nhà hoạch định phát triển chiến lược, nhà báo…

Người đọc phổ thông: Họ là những công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên…

1.4.2. Đặc điểm nhu cầu của người dùng tin địa chí * Nhu cầu nghiên cứu

Nhu cầu đọc là thái độ nhận thức hoặc cảm thụ của người đọc như với các hoạt động cần thiết của cuộc sống, nó bị chi phối các các yếu tố: trình độ văn hóa, giáo dục, nghề nghiệp, học tập… Đối tượng có nhu cầu nghiên cứu, phổ biến là:

Các nhà hoạch định phát triển chiến lược kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật…

Nhà đầu tư và doanh nghiệp, nhà văn, nhà báo…

Người có nhu cầu tìm hiểu về địa phương mình hay các tỉnh lân cận về: điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Chính vì vậy, họ yêu cầu cao về tài liệu địa chí (tính mới, tính khách quan chính xác, đầy đủ, đặc biệt là tài liệu gốc…)

Theo kết quả điều tra năm 2012, cho thấy số lượng người đến thư viện với mục đích nghiên cứu chiếm 30% trong nhóm công chức - viên chức và 35% đối với ngành nghề khác.

* Nhu cầu học tập tìm hiểu và giải trí

Địa chí là công cụ giáo dục kiến thức về địa phương, cung cấp cho người đọc những tổng thể về quê hương mình. Trong thư viện tỉnh Hà Nam, khác với đối tượng bạn đọc nghiên cứu, các đối tượng của nhu cầu này

thường là người dùng tin địa chí phổ thông, chiếm số lượng đông đảo. Họ bao gồm: Công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên… Họ thường có trình độ văn hóa và chuyên môn không cao, tuy nhiên nhu cầu sử dụng địa chí laị rất đa dạng và không ổn định. Tài liệu địa chí đã thấm nhuần tình yêu quê hương, đất nước, các thuần phong mỹ tục… Theo kết quả phản ánh qua phiếu điều tra nhu cầu đọc tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Hà Nam năm 2012, cho thấy: Nội dung tài liệu địa chí học sinh - sinh viên quan tâm, tương ứng: Lịch sử (22,5%), địa lý (15%), danh nhân địa phương (30%)…

Bảng 1: Tình hình phục vụ bạn đọc địa chí ở thư viện tỉnh Hà Nam (từ năm 2005 đến nay. Trích phục vụ bạn đọc địa chí)

Năm Thẻ đọc 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số bạn đọc 20 20 25 25 30 32 36 40 Bạn đọc nghiên cứu 16 12 13 11 14 18 20 28 Bạn đọc phổ thông 4 8 12 14 10 14 16 12

Thư viện cần đưa ra những kế hoạch cụ thể sao cho vốn tài liệu địa chí phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của bạn đọc địa chí. Có như vậy quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mới có những thay đổi theo phương hướng phù hợp.

1.5. Vai trò công tác phát triển tài liệu địa chí

Thư viện là kho tàng tri thức, văn hóa của nhân loại, nói chung Hà Nam nói riêng, là cơ quan thu thập và luân chuyển các di sản văn hóa bằng chữ viết. Số lượng bản sách lớn, độ đầy đủ và mức độ quý giá của các bộ tư liệu luôn là bằng chứng xác thực cho sự phát triển của văn hóa.

Tài liệu địa chí là loại tài liệu ghi chép, phản ánh các sự kiện, hiện tượng, con người, liên quan đến lãnh thổ địa phương, có thể là một làng xã, một huyện, một tỉnh, thành phố hoặc rộng hơn, một vùng, miền. Nội dung của tài liệu địa chí chứa đựng vốn hiểu biết toàn diện, có hệ thống và tối thiểu về một vùng đất. Tài liệu địa chí thực hiện các chức năng như tri thức - nhận thức, tra cứu - công cụ phục vụ thực tiễn và công cụ giáo dục. Tài liệu địa chí ghi chép các hiện tượng địa phương mang tính khách quan, chính xác, cụ thể, khoa học và phong phú trong một thời điểm lịch sử nhất định với bất cứ ngôn ngữ nào, dưới hình thức nào.

Nội dung ghi chép của địa chí rất toàn diện, phản ánh đầy đủ các yếu tố Thiên - Địa - Nhân, trong đó địa là yếu tố cơ bản nhất. Tài liệu địa chí khắc họa diện mạo chung của từng vùng đất. Với những đặc điểm riêng về nội dung và thể loại, sách địa chí có giá trị thực tiễn cũng như mang tính khách quan khoa học cao.

Theo quan điểm của Đảng, thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới, mặt khác cần xây dựng nền văn hóa trong nước đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi thư viện trở thành một kho tài liệu địa chí vô giá mỗi địa phương. Tổng hợp các kho tài liệu lại chúng ta có một kho tàng văn hóa muôn hình muôn vẻ tạo nên một nền văn hóa việt nam đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc dân tộc góp phần tạo lên một bức tranh toàn cảnh về một đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến phục vụ bạn đọc trong nước và nước ngoài.

Hiện nay phần lớn các thư viện vẫn chưa kiểm xoát được nguồn xuất

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)