Cán bộ địa chí là “ linh hồn” của hoạt động địa chí thư viện, vì vậy cần: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thư viện trong việc bảo quản vốn tài liệu địa chí.
Am hiểu kiến thức hiểu biết sâu sắc về địa phương, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là truyền thống văn hóa địa phương, có như vậy mới có thể dự đoán được các nguồn tài liệu địa chí để sưu tầm, bổ sung đầy đủ làm phong phú tài liệu địa chí cũng như khả năng thỏa mãn nhu cầu địa chí.
Bồi dưỡng đào tạo cán bộ, cử người đi học cao học, đại học, tin học và ngoại ngữ, nâng cao trình độ ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Pháp, Hán nôm để có thể nghiên cứu tài liệu địa chí cổ trong thư viện.
Cán bộ địa chí cần được bổ sung về năng lực sư phạm, hiểu tâm lý để khai thác thuyết phục người có tài liệu địa chí liên kết trao đổi với thư viện cũng như khả năng tuyên truyền giới thiệu về nội dung hoạt động địa chí, vốn tài liệu điạ chí với bạn đọc.
Ngoài ra, thư viện cần cử cán bộ làm công tác địa chí đi tham dự các hội nghị, hội thảo về công tác địa chí.
Cần bổ sung, hợp tác những cán bộ trẻ có năng lực và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thư viện, đặc biệt là những cán bộ làm công tác địa chí, bố trí cán bộ đảm nhiệm những vị trí phù hợp.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn tại thư viện tỉnh kết hợp với hình thức tham quan, trao đổi, học tập với các thư viện tỉnh bạn.
Đa số các cán bộ thư viện, các nhà nghiên cứu lại không thông thạo, không đọc được chữ Hán Nôm trong khi tài liệu Hán Nôm chiếm một khối lượng đáng kể trong tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Hà Nam nên gặp nhiều khó khăn trong công tác thu thập, xử lý nguồn tài liệu quý này. Giải pháp đặt ra là nhanh chóng đào tạo cán bộ Hán Nôm.
Cán bộ thư viện phải sử dụng thành thạo máy tính để áp dụng công nghệ thông tin vào công tác địa chí, xử lý khai thác và phổ biến hướng dẫn người dùng tin tra cứu tìm tin.
Ngoài ra, thư viện nên tổ chức các hội nghị, hội thảo có sự trao đổi ý kiến tư vấn của các cơ quan lớn: Thư viện Quốc gia, viện thông tin khoa học…