Vai trò công tác phát triển tài liệu địa chí

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 34 - 39)

Thư viện là kho tàng tri thức, văn hóa của nhân loại, nói chung Hà Nam nói riêng, là cơ quan thu thập và luân chuyển các di sản văn hóa bằng chữ viết. Số lượng bản sách lớn, độ đầy đủ và mức độ quý giá của các bộ tư liệu luôn là bằng chứng xác thực cho sự phát triển của văn hóa.

Tài liệu địa chí là loại tài liệu ghi chép, phản ánh các sự kiện, hiện tượng, con người, liên quan đến lãnh thổ địa phương, có thể là một làng xã, một huyện, một tỉnh, thành phố hoặc rộng hơn, một vùng, miền. Nội dung của tài liệu địa chí chứa đựng vốn hiểu biết toàn diện, có hệ thống và tối thiểu về một vùng đất. Tài liệu địa chí thực hiện các chức năng như tri thức - nhận thức, tra cứu - công cụ phục vụ thực tiễn và công cụ giáo dục. Tài liệu địa chí ghi chép các hiện tượng địa phương mang tính khách quan, chính xác, cụ thể, khoa học và phong phú trong một thời điểm lịch sử nhất định với bất cứ ngôn ngữ nào, dưới hình thức nào.

Nội dung ghi chép của địa chí rất toàn diện, phản ánh đầy đủ các yếu tố Thiên - Địa - Nhân, trong đó địa là yếu tố cơ bản nhất. Tài liệu địa chí khắc họa diện mạo chung của từng vùng đất. Với những đặc điểm riêng về nội dung và thể loại, sách địa chí có giá trị thực tiễn cũng như mang tính khách quan khoa học cao.

Theo quan điểm của Đảng, thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới, mặt khác cần xây dựng nền văn hóa trong nước đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi thư viện trở thành một kho tài liệu địa chí vô giá mỗi địa phương. Tổng hợp các kho tài liệu lại chúng ta có một kho tàng văn hóa muôn hình muôn vẻ tạo nên một nền văn hóa việt nam đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc dân tộc góp phần tạo lên một bức tranh toàn cảnh về một đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến phục vụ bạn đọc trong nước và nước ngoài.

Hiện nay phần lớn các thư viện vẫn chưa kiểm xoát được nguồn xuất bản phẩm địa phương bao gồm tài liệu địa chí đã có trên thị trường, nguồn tài liệu công bố, không xuất bản hoặc nguồn tài liệu địa phương đang được lưu giữ ở các cơ quan TW…Vì các tài liệu còn nằm rải rác ở trong địa phương, cơ quan, trong cá nhân gây khó khăn trong việc thu thập đầy đủ tài liệu. Hơn

nữa, tài liệu địa chí là điều kiện cần và đủ để các thư viện tỉnh duy trì hoạt động, hoạt động địa chí của thư viện tỉnh, thành phố khó có thể hiệu quả nếu thiếu nó, văn hóa và những đặc điểm phát triển lịch sử của địa phương, được thể hiện ở bất kỳ vậy mang tin nào. Vì vậy, tài liệu địa chí là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ vốn tài liệu của thư viện tỉnh, nó bao gồm những tài liệu có nội dung phản ánh những sự việc, sự kiện, hiện tượng có liên hệ tới địa phương, chịu sự chi phối của những điều kiện thiên nhiên, tình hình kinh tế.

Thư viện Hà Nam là một trong trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục của tỉnh, với nhiệm vụ là phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, giải trí của cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý, học sinh, sinh viên và toàn thể nhân dân trong tỉnh, đồng thời phục vụ những yêu cầu của các cơ quan Đảng, chính quyền, kinh tế của tỉnh và huyện.

Thư viện tỉnh Hà Nam là trung tâm thu thập và tàng trữ lớn nhật địa phương về các loại hình tài liệu thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật và tất cả các ấn phẩm đặc biệt khác, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ngoài ra, thư viện là trung tâm thông tin thư mục của tỉnh, biên soạn và xuất bản các loại hình thư mục:

Thư mục toàn văn bài trích, tạp chí“Hà Nam qua báo chí Trung ương”: 50 kỳ với 242 tin.

Thư mục chuyên đề: 5 thư mục tuyên truyền giới thiệu sách kỷ niệm các ngày lễ lớn, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của điạ phương, tổng cộng giới thiệu 995 tài liệu.

Thư mục các tài liệu về ĐCS Việt Nam: 250 tài liệu.

Thư mục tài liệu phục vụ bầu cử Đại biểu QH và HĐND các cấp: 95 tài liệu.

Thư mục các tài liệu về ngày giải phóng Miền Nam: 92 tài liệu.

Thư mục các tài liệu của Hồ Chí Minh, các tài liệu viết về Hồ Chí Minh: 308 tài liệu.

Thư mục sách mới: 308 tài liệu.

Đặc biệt, thư viện Hà Nam có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện cơ sở, kiểm tra thường xuyên hoạt động nghiệp vụ đối với các thư viện huyện, xã và một số trạm sách, tổ chức tập huấn cho các

cán bộ cơ sở(Tổ chức họp với các thư viện cấp huyện để triển khai các hoạt động, bàn giao tài liệu chương trình mục tiêu, thư viện tỉnh đã hỗ trợ và chỉ đạo thư viện cấp huyện tổ chức trưng bày, phục vụ bạn đọc báo Xuân trong dịp Tết Nguyên đán ; thư viện tỉnh đã tích cực cử cán bộ về kiểm tra, đôn đốc các thư viện huyện tổ chức, thực hiện các hoạt động, tặng sách báo cho một số tủ sách tiêu biểu của huyện Kim Bảng, Bình Lục, Duy Tiên và thành Phố Phủ Lý nhân dịp hưởng ứng ngày Sách và bản quyền thế giới 23/4/2012).

Thư viện còn tổ chức phong trào trao đổi sách báo với các thư viện TW và thư viện các tỉnh bạn nhằm tăng cường vốn sách báo, kịp thời phục vụ bạn

đọc có hiệu quả(Tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên môn do Vụ thư viện, thư viện Quốc gia tổ chức; Tổ chức Hội nghị triển khai phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2012 - 2013 của Liên hiệp thư viện Đồng bằng sông Hồng).

Tiếp theo, thư viện tỉnh là trung tâm thu thập, nghiên cứu tài liệu địa chí về tỉnh Hà Nam thực tế cuộc sống đòi hỏi mỗi con người tự biết vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ kiến thức, làm chủ tự nhiên, xã hội và trang bị cho mình những tri thức. Hiểu biết của con người là sức phong phú, đa dạng, kiến thức rộng lớn mà con người không thể lĩnh hội được tất cả. Thư viện Hà Nam bằng ý thức trách nhiệm, quyết tâm, lòng nhiệt tình luôn nỗ lực, phấn đấu, làm tốt chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu độc

giả. Đây thực sự là một trung tâm giáo dục, thông tin, văn hóa, giải trí của nhân dân.

Thư viện Hà Nam là trung tâm luân chuyển, hỗ trợ sách báo trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Từ đây, sách báo được luân chuyển đến các huyện, xã, đến từng trạm sách hỗ trợ các thư viện huyện, xã để đáp ứng ngày tốt hơn nhu cầu

tinh thần của nhân dân (Luân chuyển sách từ thư viện tỉnh về thư viện cấp huyện và một số tủ sách trên địa bàn: 13.060 tài liệu đạt 100% so với kế hoạch đặt ra và thực hiện các hoạt động, hỗ trợ huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập thư viện huyện; tài trợ sách và khai trương 1 số tủ sách nhà văn hóa thuộc TP. Phủ Lý. Trong năm qua, thư viện tỉnh đã tham mưu với lãnh đạo Sở có chính sách hỗ trợ tài liệu cho 29 tủ sách thuộc các xã đăng ký xây dựng nông thôn mới, trị giá 3 triệu đồng/ tủ sách).

Cuối cùng, thư viện là trung tâm của hoạt động công tác địa chí về Hà Nam. Thư viện là nơi nhận lưu chiểu, thu thập bảo quản tài liệu điạ chí trong toàn tỉnh, là bộ phận của hoạt động thông tin khoa học ở địa phương, hoạt động không thể thiếu trong quá trình CNH, HĐH địa phương.

Trong công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh, thư viện Hà Nam đóng vai trò quan trọng phát triển khoa học kỹ thuật và văn hóa giáo dục. Như vậy, thư viện có một vị trí không thể thiếu trong chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Hiện nay thư viện càng có tác dụng mạnh mẽ ví nó góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của địa phương, là trung tâm đầu não chỉ huy mọi hoạt động của các thư viện cấp cơ sở trong tỉnh, vì vậy thư viện cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong việc khai thác, sưu tầm, bổ sung triệt để vốn tài liệu, đặc biệt là vốn tài liệu địa chí của địa phương mình để kho tài liệu địa chí nói riêng và kho tài liệu thư viện nói chung được phong phú và đa dạng, để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHÍ THƯ VIỆN TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 34 - 39)