Đào tạo người dùng tin địa chí

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 77)

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động địa chí ngoài việc đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm vững quá trình xử lý, tra cứu tài liệu còn đòi hỏi người dùng tin địa chí cần có kiến thức về tin học để có thể tự tra cứu. Thư viện nên tổ chức một vài cuộc hội thảo bàn về vấn đề này cũng như tổ chức hướng dẫn cho người dùng tin những kỹ năng và phương pháp cần thiết để có thể tra cứu mục lục, tìm tin trên máy tính một cách dễ dàng. Đồng thời giáo dục ý thức bảo quản tài liệu cho bạn đọc nghiên cứu.

Đến thư viện, người dùng tin cần nắm vững kiến thức về ngoại ngữ và tin hoc để sử dụng thành thạo vốn tài liệu, thuận tiện cho việc tra cứu.

Thư viện nên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về các vấn đề tổ chức hướng dẫn người dùng tin, phương pháp cần thiết để tra tìm các dạng tài liệu dễ dàng.

Thư viện thăm dò, tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng của ban đọc khi đến thư viện để nắm được tình hình phục vụ và thông qua đó, cán bộ thư viện biết được bạn đọc có gặp khó khăn gì trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo quản tài liệu, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ, giáo dục thích hợp.

KẾT LUẬN

Thư viện Hà Nam là một thư viện đang phát triển, là một mắc xích quan trọng trong hệ thống thông tin quốc gia. Trải qua nhiều lần chia tách, sát nhập thư viện đã có những biến đổi, xáo trộn sâu sắc song nó vẫn từng bước phấn đấu trưởng thành. Từ vốn tài liệu ban đầu ít ỏi, cơ sở vật chất nghèo nàn, lực lượng cán bộ thiếu và không đồng bộ thư viện tỉnh Hà Nam đã trở thành một bộ phận văn hóa của địa phương, là địa chỉ văn hóa bổ ích của hành trăm người lui tới đọc và mượn tài liệu… Từ thư viện nguồn tri thức quý giá của nhân loại được áp dụng thực tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trước thềm của thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên thông tin, thư viện Hà Nam đã có những định hướng cụ thể để nhanh chóng hòa nhập vào xu thế mới của thời đại. Người sử dụng thư viện ở thế kỷ tới chắc chắn sẽ có những đòi hỏi cao hơn, xa hơn, đa dạng hơn thế hệ người đọc hôm nay và hôm qua. Do đó, thư viện Hà Nam phải có những biện pháp cụ thể để kịp nhu cầu sử dụng thư viện trong tương lai.

Trong sự nghiệp hoạt động của thư viện tỉnh, thành phố nói chung và thư viện tỉnh Hà Nam nói riêng, công tác địa chí đóng một vai trò hết sức quan trọng. Kho tài liệu địa chí - giá trị văn hóa khoa học của địa phương đã trở thành phương tiện đặc biệt trong việc xây dựng con người mới, giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước. Tài liệu địa chí trang bị cho quần chúng nhân dân những kiến thức cụ thể để họ có thể hoàn thành những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa ở địa phương.

Hoạt động thông tin địa chí là sợi dây vô hình gắn kết thư viện với địa phương. Tài liệu địa chí là loại tài liệu mang tính đặc thù của các thư viện tỉnh, thành phố. Nó có nhiệm vụ quan trọng giúp cán bộ quản lý, nhân dân địa

phương hiểu biết về nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, đời sống văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước... Và bạn đọc gần xa hiểu biết sâu sắc những tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trên cơ sở đó làm tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Thư viện Hà Nam đã tiến hành công tác địa chí với nội dung khá phong phú, đa dạng, góp một phần nhất định vào một phần nhất định vào sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng tỉnh Hà Nam thành một tỉnh giàu có, phồn vinh.

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tìm hiểu về địa phương của mọi tầng độc giả ngày một gia tăng. Tài liệu địa chí giúp hiểu thêm về mảnh đất mình đang sống, từ đó có thể làm chủ đời sống của mình và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của người công dân.

Ngoài ra, thư viện làm tốt công tác địa chí sẽ tạo cơ hội cho quần chúng tiếp cận những phong tục tập quán của các dân tộc trong tỉnh. Từ đó họ có ý thức nâng cao, giữ gìn bản sắc dân tộc trong phạm vi địa phương mình đang ở.

Trong thời gian tới, cần khắc phục một cách tích cực hơn nữa những mặt còn tồn tại. Đồng thời, phát huy những thế mạnh để phát triển các hoạt động thông tin địa chí. Đặc biệt trong thời đại hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công nghệ thông tin ngày càng được áp dụng rộng rãi, thư viện tỉnh Hà Nam cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ hơn nữa trong tất cả các hoạt động TV-TT nói chung và hoạt động địa chí nói riêng.

Hiện nay, công tác địa chí của Hà Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong định hướng phát triển, nguồn kinh phí và cán bộ, khiến cho hoạt động này chưa phát huy dược hết những tiềm năng và hiệu quả. Thư viện cần

sự quan tâm sát sao hơn nữa của các ngành, các cấp lãnh đạo để phòng địa chí có điều kiện phát huy khả năng hoạt động.

Mặc dù còn nhiều vấn đề, song trong giai đoạn hiện nay việc tăng cường thông tin địa chí là một yêu cầu cấp bách. Trong một “Xã hội thông tin” và “Nền kinh tế tri thức” như hiện nay thì việc tăng cường các thông tin địa chí không chỉ giúp thư viện thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình mà còn đáp ứng được mọi nhu cầu tin phục vụ phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết thư viện tỉnh Hà Nam 1998. 2. Báo cáo tổng kết thư viện tỉnh Hà Nam năm 2011. 3. Báo cáo tổng kết của thư viện tỉnh Hà Nam năm 2012. 4. Công tác địa chí thư viện tỉnh. – H.: TVQG, 1991. – 18tr.

5. Nguyễn Văn Cần (1994), Công tác địa chí của thư viện tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 108tr.

6. Nguyễn Văn Cần (2001), Đặc trưng của địa chí văn hóa, Tập san thư viện,

số 3.

7. Nguyễn Văn Cần (1984) Thư mục địa chí, Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hóa, 98tr.

8. Công tác địa chí của thư viện tỉnh, thành phố (2000), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, 120tr.

9. Nguyễn Thế Đức (2008), Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh Thái Bình, luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 92tr.

10.Nguyễn Thế Đức (2008), Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh Thái Bình, luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 92tr.

11.Nguyễn Thế Đức (1992), Một số nét về chương trình ứng dụng công nghệ

thông tin tài liệu của các thư viện tỉnh, thành phố, Tập san thư viên.

12.Trịnh Thị Hà (1995), Công tác địa chí của thư viện tỉnh, Giáo trình,

trường đại học thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

13.Phan Thị Thu Hương (2000), Hoạt động thông tin địa chí thư viện thành phố Hải Phòng thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ thư viện, Trường

đại học văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

14.Kỷ yếu hội nghị địa chí chuyên đề về tổ chức kho sách và chấn chỉnh mục lục tại Đồ Sơn (1975), tr.82

15.Chu Ngọc Lâm (2006), Tăng cường hoạt động địa chí tại thư viện tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ, 93tr.

16.Nguyễn Thị Thanh Mai (2007), Tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm hiện đại hóa các thư viện Việt Nam theo hướng xây dựng thư viện điện tử, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

17.Vũ Dương Thúy Ngà (2006), Những vấn đề cần xem xét trong công tác đào tạo nguồn nhân lực thư viện thông tin ở Việt Nam hiện nay, Luận văn

thạc sĩ, Hà Nội.

18.Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, 337tr.

19.Bùi Loan Thùy (2000), Phương pháp nghiên cứu trong thư viện học, Vụ thư viện.

20.Bùi Loan Thùy (2006), Tăng cường hiệu lực các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thông tin thư viện trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Thông tin tư liệu.

21.Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2002), Thư viện học đại cương, 266tr.

22.Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, nxb Văn hóa thông tin,

630tr.

23.Bùi Văn Vựng (1992), Công tác địa chí thư viện tỉnh, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, Thư viện Quốc gia Việt Nam.

PHỤ LỤC 1

Hình ảnh giới thiệu, triển lãm sách địa chí tại thư viện tỉnh Hà Nam năm 2012

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU NHU CẦU ĐỌC TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ Để tìm hiểu hoạt động thông tin địa chí, đáp ứng nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí ngày càng cao của bạn đọc trong thời gian tới, thư viện tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thông tin địa chí và những đánh giá về hoạt động địa chí của thư viện tỉnh Hà Nam.

Rất mong sự hợp tác của bạn đọc và trả lời một số câu hỏi dưới đây (bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn)

1. Xin bạn cho biết một vài thông tin về bản thân: 1.1. Giới tính: Nam  Nữ 

1.2. Lứa tuổi:  Dưới 18  Từ 18- 60  Trên 60 1.3. Nghề nghiệp:

Sinh viên – học sinh  Công chức – viên chức  Nghề khác 

1.4. Trình độ:

THCS  PTTH  Trung cấp 

Cao đẳng  Đại học  Trên đại học 

1.5. Nơi học tập, công tác: ...

...

1.6. Chức vụ hiện nay (nếu có) ...

...

2. Bạn có thường xuyên đến thư viện hay không? Thường xuyên  Thỉnh thoảng 

Không sử dụng 

3. Mục đích của bạn khi đọc tài liệu địa chí?

4. Nội dung tài liệu địa chí mà bạn quan tâm?

Lịch sử  Danh nhân địa phương  Địa lý du lịch 

Chính trị xã hội  Khoa học kỹ thuật  Nội dung khác 

5. Bạn thường sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ nào? Việt  Hán Nôm  Pháp 

6. Loại hình tài liệu địa chí bạn hay sử dụng?

Sách  Báo, tạp chí  CD – ROM 

CSDL địa chí  Các loại khác 

7.Theo bạn thư viện đã đáp ứng nhu cầu tài liệu địa chí của bạn chưa?

Tốt  Chấp nhận được  Chưa tốt 

Có  Không 

8. Để nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ thông tin tư liệu địa chí, đáp ứng nhu cầu tin địa chí của bạn đọc theo thư viện tỉnh Hà Nam cần phải làm gì? ……… ……… ……… ……… ………

Xin vui lòng gửi lại phiếu sau khi đã điền đầu đủ thông tin! Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các bạn.

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN

1. Một vài thông tin về bản thân Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 40 40 Nữ 60 55 Tổng số 100 100 Lứa tuổi Dưới 18 20 20 Từ 18 – 60 55 55 Trên 60 25 25 Tổng số 100 100 Nghề nghiệp

Học sinh – sinh viên 40 40

Công chức – viên chức 40 40 Nghề khác 20 20 Tổng số 100 100 Trình độ THCS 20 20 PTTH 10 10 Trung cấp 15 15 Cao đẳng 25 25 Đại học 25 25 Trên đại học 5 5 Tổng số 100 100 2. Mức độ đến thư viện Công chức viên chức (40) Học sinh sinh viên (40) Nghề khác (20) Tổng số

SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)

Thường xuyên 10 25 20 50 10 50 40 40

Thỉnh thoảng 25 62.5 15 37.5 6 30 46 46

Không đến 5 12.5 5 12.5 4 20 14 14

3. Mục đích khi đọc tài liệu địa chí Công chức viên chức (40) Học sinh sinh viên (40) Nghề khác (20) Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Nâng cao trình độ 22 55 20 50 10 50 52 52 Nghiên cứu 12 30 15 37.5 7 35 34 34 Giải trí 6 15 5 12.5 3 15 14 14

4. Nội dung tài liệu địa chí bạn đọc quan tâm Công chức viên chức (40) Học sinh sinh viên (40) Nghề khác (20) Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Lịch sử 5 12.5 9 22.5 3 15 17 17 Chính trị xã hội 7 17.5 5 12.5 2 10 14 14

Danh nhân địa phương 4 10 12 30 3 15 19 19

Khoa học kỹ thuật 12 30 5 12.5 4 20 21 21

Địa lý du lịch 10 25 6 15 3 15 19 19

5. Ngôn ngữ tài liệu mà bạn sử dụng Công chức viên chức (40) Học sinh sinh viên (40) Nghề khác (20) Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Việt 37 92.5 40 100 19 95 96 96 Hán Nôm 2 5 0 0 1 5 3 3 Pháp 1 2.5 0 0 0 0 1 1

6. Loại hình tài liệu bạn hay sử dụng Công chức viên chức (40) Học sinh sinh viên (40) Nghề khác (20) Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Sách 22 55 20 50 15 75 57 57 Báo, tạp chí 13 32.5 18 45 4 20 35 35 CSDL địa chí 2 5 0 0 0 0 2 2 CD – ROM 1 2.5 0 0 0 0 1 1 Các loại khác 2 5 2 5 1 5 5 5

7. Thư viện đã đáp ứng nhu cầu địa chí của bạn chưa? Công chức viên chức (40) Học sinh sinh viên (40) Nghề khác (20) Tổng số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Tốt 20 50 20 50 15 75 55 55 Chấp nhận được 15 37.3 17 42.5 3 15 35 35 Chưa tốt 5 12.5 3 7.5 2 10 10 10

8. Những ý kiến đề nghị thư viện:

- Tăng cường công tác sưu tầm tài liệu địa chí trong nhân dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng như toàn thể nhân dân về vai trò của công tác địa chí.

- Tiến hành số hóa dần kho tài liệu địa chí. Trước tiên là các tài liệu quan trọng, mang tính chất quý hiếm.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)