Nỗi xót xa trước sự mai một của bản sắc văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 75 - 85)

Văn hóa là toàn bộ ứng xử của cộng đồng người với tự nhiên và xã hội và tạo ra bản sắc riêng của từng dân tộc, làm nên bề dày truyền thống. Mỗi một dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng có, độc đáo của mình. Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường cùng với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Tày. Mỗi trang viết của Y Phương đều thể hiện nỗi xót xa trước sự mai một của bản sắc văn hóa dân tộc, từ cảnh sắc thiên nhiên đến phong tục tập quán.

Y Phương trân trọng nâng niu giá trị văn hóa, những nét đẹp ẩn chứa bên trong phong tục tập quán. Nhà văn ngỡ ngàng và xót xa trước sự mai một của Tục Dzương eng. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp mà người xưa gìn giữ lưu truyền, đến nay tục lệ này đã pha màu sắc đời mới; “Không còn cảnh các bà mặc áo chàm thướt tha, nối đuôi nhau túc tắc đi thành đoàn. Thay vào đó họ đi bằng xe máy, mô tô, thậm chí ô tô đậ dưới sàn nhà vài ba bốn chiếc. Áo quần đủ màu sắc, các kiểu, các cỡ. Qùa cáp không chỉ là gà thiến với gạo nếp nữa. Thay vào đó bằng phong bì. Hộp quà nào cũng gói kín trong giấy bóng kính. Rượu Tây với thuốc lá ngoại xếp chồng trên ban thờ. Các anh chị tôi nhìn các thứ mừng cho cháu bé cứ sáng choang, thơm phức và hoàn toàn lạ lẫm. Nhưng họ chỉ lặng lẽ nhìn mà không mở miệng. Tôi đọc được tiếng long của họ. Thấy nỗi buồn ngấm qua da thịt. Buồn đưa lên ánh mắt như người lạc loài”.

Con người hôm nay đã có nhiều thay đổi: “Người hôm nay khác với

ngày xưa. Ngày xưa chẳng giàu như bây giờ. Nhưng người với người không xa xôi cách mặt. Ta cùng ngồi chung mâm cơm nhưng cách ăn đã khác lắm rồi. Người bây giờ chê miếng xin thang thái dày lắm mỡ. Miếng nào cũng nặng bằng bàn tay thợ mộc. Người bây giờ chê cơm nấu khô. Nhai như nhai giẻ rách, không nuốt nổi xuống họng. Họ chỉ dung đũa khẽ gảy vài cọng rau thơm, nhai nhóp nhép một hồi lấy lệ, dối lòng người nhà. Người bây giờ khó ngồi xếp bằng. Một bụng mỡ, đứng ở đâu cũng kêu rằng sao tôi quá khổ”

(Dzương eng, tục thăm gái đẻ).

Trong tản văn “Lão Mòn đi đâu rồi”, Y Phương hướng ngòi bút của mình về văn hóa đi chợ của người xưa để nói lên thực trạng trong văn hóa đi chợ ngày hôm nay: “Ngày nay, người ta không dùng lá toong rản để gói

hàng, cho vào túi nilon là xong. Cái giống nilon phật phờ xanh đỏ tím vàng, mới trông thật bắt mắt. Cứ nghĩ rằng nó sạch, nó đẹp với nó lịch sự. Có ngờ

đâu những chiếc túi được tái chế từ những hợp chất thải loại, chứa đầy độc tố. Ngày xưa, rác chợ toàn lá chuối, lá toong rản, lá nghệ, lá cây quả vả… chằng bộc bằng rơm phơi khô, bằng lạt giang, bằng dây khau dền, khau tải lấy từ rừng về…” Với những câu văn ngắn, Y Phương đã làm toát lên thực

trạng rác thải: “Rác ngày nay cũng tái sinh. Rác cha truyền con nối. Rác tan

lâu. Rác bền chắc như lòng tham thô bỉ. Dù bị đất vùi lấp, chúng cũng không bao giờ chịu hóa. Nếu phải mang rác ra đốt, trời ơi, khói đen như mực. Cả bầu trời đặc khói rác. Chỉ đứng gần một lúc là nhức đầu sổ mũi buồn nôn bởi mùi khói…”

Tản văn Đi chợ nhìn người, bằng cái nhìn đầy tiếc nuối, Y Phương đã có những trang viết đầy nặng lòng về phiên chợ vùng cao. “Hôm nay tôi trở

về Co Xàu, lòng đi thật chậm. Thật chậm. Bước qua hàng hàn nồi vá chảo. Nhưng không còn dấu vết của chú Thòong với câu nói cửa miệng: Có phải không nào… Đi thật chậm qua nơi đóng móng ngựa. Những con ngựa ngày xưa giờ biến thành cao. Những miếng cao có màu cánh dán, vuông vắn như bao diêm. Tôi nghe được tiếng từ rừ từ rừ yếu ớt, phát ra từ bên trong lớp vỏ diêm. Tôi cứ buồn. Cái nhớ bốc ra như hơi nóng. Hơi nóng có mùi tanh cao ngựa. Mùi tanh bay ra từ góc chợ ngày xưa ấy. Sự cô đơn trong tôi bò từ chỏm xương cụt, lên đến huyệt đỉnh đầu”. Trước sự xâm lấn của nền kinh tế

thị trường, qua “Hồn làng Khuổi Ky” người đọc không khỏi giật mình: “Ra

chợ không còn thấy bóng dáng áo chàm thắt lưng bằng the. Chẳng thấy trai gái nấp sau lưng mô đá tình tự hát lượn, hà lều, sli giang. Không còn ai trồng bông dệt vải nhuộm chàm. Còn có mấy ai trồng “po” (một loại cây trồng để lấy sợi) se thừng. Ngoài chợ, không thấy người thợ nào hàn chảo gang, vá chậu đồng, đóng móng ngựa. Không thấy ông đồ già nửa ngồi nửa bò mà viết những con chữ to như cái mẹt.Trong nhà không mấy đứa cháu thưa âng dạ

với các bậc ông bà cha mẹ. Ra đường không thấy thanh niên mang vác hộ người già…” .

Uống trà là nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Mỗi một vùng miền có một phong cách thưởng trà riêng. Người dân tộc Tày thường uống trà khỉ nổc (trà phân chim), nhưng “Đã khá lâu, không thấy người quê tôi dung trà

này nữa. Bây giờ ở nhà tôi mọi người sành uống trà móc câu đánh mốc. Trà Tân Cương thứ thiệt. Trà Bảo Lộc Lâm Đồng, trà Atiso túi lọc. Thậm chí trà Cung Đình đóng hộp, trà Long Tỉnh, Trảm Mã trà từ bên kia biên giới mang sang. Khi uống các loại trà này, tôi không còn cảm giác đây là nơi sinh ra mình nữa” (Ngồi ghế rơm, uống trà “khỉ nổc”).

Đọc tản văn “Bơm kim tiêm rải trắng nương ngô”, người đọc ngạc nhiên trước sự thay đổi của con người và vùng đất nơi đây. “Mươi năm nay,

quặng Tốc Tát, Khuổi Ki, Hiếu Lễ, Tà Tha,, Thông Huề… kìn kịt vượt biên, bán sang Trung Quốc. Ruộng rẫy như lên cơn điên. Đất đá bị bốc dỡ, đào bới kịch liệt. Thung lũng xanh rì cỏ hoa ngày nào, nay nham nhở lở lói như lên động mọc bụt. Mỗi khi mưa xuống, đất biến thành cháo. Cháo bơi như dầu luyn. Dầu luyn bôi trơn khắp các xó xỉnh. Đến cả hòn đá mẹ ngồi nhìn, cũng tự ngã đánh oạch. Ngựa lừa còn nhá không nổi huống chi người. Rồi mỗi khi nắng lên, đất biến thành bụi. Bụi phun lên không trung trắng tóa lóa. Lá hoa ong, bướm, chim chóc không tài nào thở được... Có tiền người ta nói oang oác như mõ, cười òng ọc như gió hút trong ống tre. Có tiền, người ta xem trọng hay khinh nhau qua cái túi ngực. Có tiền, người lớn bày trò đánh bài, đánh chắn. Thanh niên đi quán nét chơi game, chọc bi a. Tệ hại hơn, chúng phóng xe ra ngoài bìa rừng để chích choác. Bơm kim tiêm rải trắng nương ngô. Chưa bao giờ cái chết lại hiện chình ình ngay trước mặt. Khi thuốc ngấm vào người, không làm chủ được tay lái, chúng phi cả người lẫn xe xuống vực”.

Tiếng Tày là niềm khao khát và hạnh phúc của biết bao con người dân tộc Tày. Thế nhưng, xã hội này càng phát triển, tiếng Tày ngày càng bị “kinh hóa”. “Chẳng hiểu vì sao, trẻ con trong bản thuần Tày mà không thèm nói

tiếng Tày. Chúng bị bố mẹ dạy tiếng Kinh từ khi bập bẹ tập nói. Chào “bó”! Ăn “cươm chơ” “Phào uống nấc đá”. Chúng phát ra tiếng Kinh, nghe méo mó, lệch lạc. Cái thứ không phải tiếng nhà mình, nó nằm ườn như con cá thối. Tôi buồn. Một luống gió lạnh buốt thổi tê khắp làn da”.

Y Phương viết về sự đổi thay của dân tộc mình bằng ngòi bút chân thực và sự trải nghiệm, ông không ngần ngại viết về những thứ độc hại đang dần dần gặm nhấm vào tâm hồn con người: “Các con cháu anh em họ mạc tôi,

hầu như ai cũng xăng xái chăm chỉ ghi chép. Sổ sách con năm, con ba, rõ ràng mạch lạc. Chính xác đến từng dấu phẩy. Thấy lạ, tôi tò mò xin anh em cho xem nó là cái gì. Họ cười cười bảo rằng đây là sinh hoạt “văn hóa xã hội”. Cô em dâu thì thào vào tai tôi. Đề đấy. Cả làng đánh đề. Bác đừng nói gì nhé. Nhà em nuôi con bốn tám mất mười một triệu rồi. Nhỡ mai không trúng nó bảo tại bác săm soi. Bị ám. Xúi. Nó không gì bác bây giờ đâu. Nhưng mai bác đi khỏi làng. Nó nghiến theo vía bác. Nó tiểm nó xỉa vào bóng bác. Đừng có dại mà…Mỗi lần về quê, thấy nhà cao cửa rộng, đường đi phẳng lỳ, sạch bong thì đừng vội vàng mừng. trẻ con, thanh niên đua nhau bỏ học. Chúng đổ xô đi kiếm tiền. Có đứa vượt sang Lào mua ma túy về bán. Mua tận gốc, bán tận ngọn. Nó nắm phần ngon nhất ở giữa. Thế là chúng nhiễm HIV. Cái giống HIV sinh ra từ sự ngu dốt và lòng tham vô độ. Nay nó chuyển dần sang giai đoạn cuối. Thế là trai tráng lần lượt ra đi, vãn cả phố, thưa cả làng”.

Ngoài ra, người làng còn “đua nhau bỏ nhà sàn, làm nhà đất. Đưa mặt

tiền hướng ra đường đi. Chỉ nay mai thôi, đường làng sẽ biến thành phố xá. Phố xá sẽ mang tên người anh hùng, hoặc danh nhân làng ta. Mở quán, bán

hàng là cách đón đầu đi tắt. Trong người nhà quê lù đà lù đù thế thôi, nhưng họ khôn chìm. Đừng tưởng. Hàng họ bây giờ tạm thời dăm bảy gói bim bim, vài ba chai rượu nhạt, mấy gói mì ăn liền. Ba xoa hai đập, các vị Thượng đế co chân lên ghế. Miệng phì phèo năm ba sợi khói vàng. Người ta chõ mặt vào nhau mà xỉa răng, phun nước bọt. Nước bọt có vị bốc phét, nên khắm khú như dưa thối. Rồi họ đưa tay vuốt nước bọt, làm sạch sự sung sướng ấy đi. Sung sướng đâu không thấy, chỉ thấy nước mắt vô cớ rò ra sau những cơn ho rũ rượi. Ba gian nhà xây đá hộc. Đá hộc trét đất đồi Kéo Lồm, tỏa ra mùi lười biếng và giả dối. Bây giờ, hầu như ai cũng dung tòa thuốc lá Tàu. Cái mùi Tàu thật đặc biệt” .

Với tản văn Bản nhạc mùa thu, người đọc không khỏi xót xa trước thế hệ trẻ của đất nước, dân tộc: “Còn bây giờ, trong đám thanh niên làng tôi bói

không ra một người biết hát lượn. Chúng chỉ quan tâm ăn diện và rong chơi. Rong chơi là nghề nghiệp chính. Ngày nay mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ hai con. Nên ai ai cũng coi những đứa con của mình như hai cục vàng. Chúng muốn gì, cha mẹ phải chiều long bằng được… Hãy nhìn. Khi ra đường, chúng bấu chí nhau, chòng ghẹo nhau, chỉ làm khổ mấy người già, và những người có học hành tử tế. Buộc họ phải nghe, phải nhìn, cái cảnh trai gái nói cười hô hố ha há, chửi thề nói bậy. Hình như thời bây giờ không nói tục chửi bậy, không phải là người hiện đại. Dù là nơi phố thị, hay trong làng, cũng tỏ ra mình là người sành điệu. Chúng nói năng với các bậc cha chú không thấy câu vâng dạ. chẳng bao giờ được nghe lời thưa gửi, xin lỗi hoặc cảm ơn. Trước các bậc bề trên, chúng coi như bạn bè cùng lứa. Thậm chí chúng còn nói mấy ông cụ “khốt”. Mấy lão nhà quê. Bọn giặc già… thì biết gì… Một nỗi buồn man mác dâng lên như khói”.

Tiếng ru trở thành một biểu tượng văn hóa rất đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Nhà văn Y Phương nhạy cảm nhận ra: “Tiếng ru từ người bà, người

mẹ. Tiếng ru truyền đến đời tôi thì ngưng hẳn. Tự nhiên tôi thấy buồn. Một nỗi buồn như con chim không cất nổi đôi cánh. Nó nặng trĩu như núi chồng lên núi. Đâu rồi tiếng ru của một thủa”.

Bằng giọng hài hước, qua tản văn Áo tân thời bước vào võng cửa nhà văn đã thể hiện sự xót xa trước thực trạng đám cưới ngày: “Họ bày biện

chẳng giống ai, nửa kiểu của ta nửa kiểu của Tây. Nửa đã chín, nửa còn sống. Nửa nông thôn miền núi, với nửa thị thành chưa rõ hình hài. Những cái nửa ấy, đan cài xâm lấn vào nhau làm thành một thứ lễ cưới lộn xì ngàu. Người ta gọi đó là cưới theo thời đại mới! Nghe mà sang. Ngày nay, nhờ cha mẹ chúng ăn nên làm ra, những chàng trai cô gái trạc tuổi 8x, 9x, thuê xe ô tô bóng loáng, mới coong, cái hiệu Toyota, cái hiệu Hyundai… vào tận cửa chuồng trâu, để rước dâu về nhà. Hơi xăng A 92 trộn lẫn với phân trâu bò, làm thành cái mùi đặc biệt cho ngày đại hỷ, tại miền quê heo hút này. Các chàng phù rể toàn áo comple đen thắt cà vạt đỏ. Các cô dâu phù dâu áo tân thời, đeo nữ trang vàng chóe. Họ bật cửa, thò đôi chân sáng bóng như gương, lọc tọc lộc ngộc bước xuống xe. Nhìn trước nhìn sau xem có ai nuốt nước bọt, rồi họ mới ghé vai bưng mâm bê tráp. Mâm tráp có phủ khăn nhiễu màu hồng, thêu chữ song hỷ. Song hỷ rung rinh râu tua ngù vàng. Áo hồng, áo đỏ, áo xanh nõn chuối lấp ló bên bờ rào, bên các con rơm, đi bên cạnh những chú bò vàng, đàn lợn khoang. Làm chúng hốt hoảng lồng lên, chạy ào ào vào chân rừng như đang có cơn động đất. Áo tân thời ngoác miệng lên cười he he, làm bừng phừng núi đá, đồng rạ. Vốn nơi đây từ xưa tới nay vẫn thiếu ánh ngày. Rừng cây cổ thụ tối om như xưa. Hang đá lạnh lẽo thâm xì. Nay bỗng dưng nhất loạt sáng bừng lên”… “Này là áo tân thời khoét rộng cổ, vai bồng. Này là guốc cao gót dép xăng đan năm phân. Này là phấn son lòe loẹt, xức một chút nước hoa SAIGON gắt như đàn bà con gái xứ Nghệ, đi đến đâu khiến người ta nhức đầu đến đó… Áo tân thời eo cắt cao, để hở cạp

quần. Một mảng da thịt tươi ngon như phở lường pàn. Họ làm như thế là để thu hút sự hiếu kỳ của người làng chăng? Những ai lớn tuổi đều không dám nhìn, vì họ ngượng. Còn đám trẻ thì bụm miệng cười tho lo. Hai con mắt thi nhau liếc. Nước dịch nhom nhem làm ướt xuống tới bẹn. Đầy một bụng tò mò… áo tân thời còn kèm theo mái tóc thề “để gió cuốn đi”. Áo tân thời ôm khít khịt vào dáng người. Nên nó càng làm nổi cái túng tính tùng tình cả đôi quả vả. Quả vả nào cũng mọng căng bầu bì đường mật”.

Yêu quê hương, nghĩ về những giá trị văn hóa của dân tộc, Y Phương đau xót thốt lên: “Thật không thể hiểu nổi. Thời này là thời gì?”; “Trời ơi là

trời! Đất đá rừng cây nhảy cẫng lên, dựng đứng tóc gáy. Chưa bao giờ người làng nhìn thấy cái sự eo đẳn lẳng lơ lộ liễu đến nhường này. Đời này đời gì à nhỉ…?”. Y Phương liên tục đặt ra câu hỏi: “Đâu rồi nhỉ?” (7 lần). “Song, tôi cứ thấy tiếc. Thật tiếc. Tiếc vì từ nay ít có dịp nhìn thấy bóng dáng mẹ ta, chị ta, em gái ta trong sắc áo chàm ở các lễ hội và cưới xin”. Câu kết của bài tản

văn: “Buồn. Một nỗi buồn như ngày mù trời mà trong nhà vừa hết củi” đã để lại bao dư ba trong lòng độc giả.

“Trẻ em như búp trên cành” nên từ xưa đến nay luôn được chăm sóc

và nhận được tình yêu thương đặc biệt của mọi người. Nhà văn bằng thủ pháp đối lập kết hợp vơi câu hỏi tu từ: “Ngày nay, các con cháu tôi có đầy đủ khăn, tã, lót làm bằng thứ giấy đặc biệt. Chỉ dùng một lần rồi cho vào sọt rác. Liệu chúng có biết thế nào là chiếu mục vì nước đái trẻ con? Ngày nay,

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w