Ngôn ngữ mang đậm chất thơ

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 90 - 100)

Trong sáng tạo nghệ thuật, chất thơ được xem là một đặc tính quan trọng đem lại sự cuốn hút kỳ diệu cho hình tượng nghệ thuật và tác phẩm. Chất thơ được tạo nên từ vẻ đẹp của cảm xúc, ý tưởng, từ những hình ảnh đẹp, những ngôn từ giàu nhạc điệu, bay bổng, thanh thoát, từ chiều sâu kết đọng ý thơ chưa nói hết trên bề mặt câu chữ.

Chúng ta đã từng đắm chìm trong những câu văn tràn đầy chất thơ của Tô Hoài, Triều Ân, Cao Duy Sơn… viết về thiên nhiên, cuộc sống và con người miền núi. Y Phương viết tản văn bằng một hồn văn được chắp cánh từ tầng vỉa sâu văn hóa dân tộc với giọng điệu trữ tình đậm màu sắc miền núi, lời văn giàu hình ảnh và dồi dào nhạc tính tạo nên chất thơ độc đáo. Ngày tết dưới ngòi bút của Y Phương hiện lên thật sinh động. Chất thơ thấm lên từng câu chữ: “Từ hai tám Tết, người ta đua nhau eng éc mổ lợn. Những chú lợn tạ bị

Rồi họ khiêng chúng cho vào loóng, dội nước sôi lên kêu ặc ặc. Không gian rống lên những tiếng ó é sặc sụa một màu khói trắng. Khói trắng toát ra từ miệng người nói. Khói trắng bay ra từ miệng bẳng chứa nước sôi. Khói trắng từ mây trên cao tùn tụt xuống. Khói trắng từ mái ngói đen nhí nháo bay ra. Khói trắng từ người đốt đồng nống lên. Một cùng khói trắng. Núi lam mờ nhạt đi vì khói trắng…” (Tết anh cả). Những câu văn ngắn, điệp từ kết hợp

với những từ láy tạo nên một không khí đón tết rộn ràng làm người đọc nhớ đến bài thơ Mặt trời hồng:

“Tết đến làng

Eng éc tiếng lợn kêu Thùm thụp chày giã gạo Ơi ới người gọi người

Khắp cánh đồng râm ran tiếng núi…”

Làng quê là nơi lưu giữ những kỉ niệm cùng với trò chơi mang đậm trầm tích văn hóa dân gian, như: đấu vật, kéo co, đua ngựa, múa chim, ném còn, hát lượn… Sau khi quả còn làm thủng hồng tâm là đêm hát lượn: “Bên thắng

hát đố bên thua. Bên thua lại lên tiếng hát đố bên thắng. Cuộc hát này không phân thắng bại mà chỉ làm cho nhau xanh da đỏ mắt. Suốt đêm hai phe ngồi đối diện nhau quanh bếp than hồng. Miệng thì hát còn đôi tay vân vê quả còn chắp mười hai mâm vải”. Trong lời hát lượn ấy có sự hứa hẹn: “Tình anh yêu em rộng lớn hơn như trời xanh. Tình em yêu anh ấm nồng như lửa đỏ. Lửa sẽ thiêu rụi tình yêu chúng mình nếu anh ăn ở hai lòng”. Tiếng hát lượn được

nhà văn miêu tả qua hàng loạt hình ảnh so sánh “Người có giọng hát hay

được đánh giá ngang bằng một gánh lúa nếp hay một đàn trâu mộng. Tiếng hát hay như rót mật vào tai, ai mà chả thích chỉ cần nghe mà no cơm cả ngày. Nghe xong thấy trong người khoan khoái nhẹ nhõm, trẻ lại mấy tuổi”

(Lượn ơi! Em ở đâu). Lời hát lượn, hát sli ấy mãi theo nhà văn. Trong bài thơ “Người làm bài hát lượn”, Y Phương viết:

“Câu hát lượn chậm rãi Câu hát lượn nặng nề Còn buồn đến bao giờ “Anh hỡi anh ơi Em hỡi em ơi”

Nghe hát lúc chập tối Bây giờ đã sớm mai Câu hát lượn rõ dài”…

Mỗi miền quê có một chất giọng khác nhau. Y Phương tự hào về nguồn nước đã tạo ra chất giọng đặc biệt của người quê mình: “Từ lâu tôi đã nghe

mọi người đồn rằng thứ nước ấy ăn vào thì ngọt giọng. Thảo nào đàn ông làng tôi có giọng trầm và ấm. Khi họ nói họ cười tiếng to vang như giọng ca sĩ opera. Tiếng lượn tiếng hát của các cô gai chàng trai thì đầy ma lực. Nó cuốn hút người nghe. Nó làm mê dắm người xem. Nó làm mềm đá vôi. Nó làm tươi tốt cây cối và hoa màu”... Trong bài Lên Cao Bằng, Y Phương viết:

Đất Hòa An cho giọng nói mềm Đất Trùng Khánh giọng miền cao Nghe hơi cứng

Câu Hà Lều nghiêng ngã.

Y Phương tự hào viết:

Củi quên mình sần sùi cứng cáp Đã bén lên là chẳng lụi bao giờ

(Lửa rừng)

Những bức tranh lửa được dệt nên bởi ngôn từ trong sáng, đã kết tinh thành nét đẹp thẩm mĩ, tạo nên những vệt sáng trong tản văn Y Phương:

“Nhìn những chiếc lưỡi lửa lúc đỏ lỏm, lúc xanh lè. Cái lưỡi lửa thè ra, dài loáng ngoáng. Những cái lưỡi tích cực liếm quanh bàn chân, liếm lên cổ chân gộc củi. Nó liếm qua liếm lại, liếm từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Liếm đến đâu gộc củi buồn đến đó. Chúng cùng bật lên tiếng kêu rên khe re… khừ rừ… Lưỡi lửa liếm đến đâu gộc củi tiết ra nước sướng tới đó. Lửa làm cho không còn hình hài lá củi. Lửa đã biến biết bao công sức thành than. Những hòn than hừng hực bốc ra sức nóng. Chúng làm tức ngực. Lửa thúc lên nồi bánh. Lá dong âm ỷ sôi. Làm cho hơi thơm ngan ngát bay ra mùi lá dong. Lá dong nhớ xanh cả một vùng”. Có lúc “ánh sáng bếp củi lom, hiu hắt trong các lán lợp mo tre, hắt lửa vào màn đêm” làm người đọc nhớ đến hình ảnh:

“Mẹ ngồi

Chảo mỡ réo sôi Lửa hồng một góc”

(Lửa hồng một góc)

Thiên nhiên lúc nào cũng như đồng điệu, đồng tình với con người. Hình ảnh đá gợi lên những cảnh sắc riêng biệt của vùng cao.

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm nên phong tục

(Nói với con)

Qua thơ người đọc được chiêm ngưỡng hình dáng đặc biệt, giàu sức biến ảo của đá:

“Đi từ mùa khô Đến hết mùa mưa Chỉ thấy đá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đá lởm chởm Đá thu lu Đá hun hút”

(Người thấp bé)

Đến tản văn Y Phương viết về đá đầy tình cảm: “Hãy sờ tay lên đá. Tay

lần đi theo ròi theo rãnh mà nghe đá nói. Đừng nghĩ đá khô cứng, thô nhám, lạnh lùng. Đá tự hào không ai yêu làng này bằng mình. Người có chân đi đông, đi tây. Đá không chân, đá nằm, đá ngồi, đá quỳ, đá chồng lên đá đứng lại. Đá trông ruộng vườn. Đá canh mồ mả ông cha cho người. Đá nhìn ra đầu làng, mong có người lần lượt trở về. Đá mong chờ người thân…” (Giếng

chàm xanh như ngọc).

Người đọc bị hút theo con đường quanh co của núi rừng:

“Con đường bỗng dưng quanh Bỗng dưng quành

Bỗng dưng co mình lên núi vắng”

(Lá vàng bay)

Y Phương nối tiếp con đường từ thơ đến tản văn: “Đường núi thung sâu

heo hút, muôn trùng đèo cao dốc đứng. Lưng mẹ không dám mỏi. Chân mẹ không dám đau. Vai mẹ không dám nhức. Người mẹ dồn hết sức mình, gồng trên lưng đứa con. Mặt đường thì dài ra. Bàn chân phồng rộp. Hơi thở của Sơn trĩu dần về phía mặt trời lặn. Chân mẹ giục đi như bay. Mẹ nghe gió lùa hai bên tai. Hai bên tai nóng bừng như lửa…” (Cõi người ù òa thổi). Những

câu văn ngắn, dồn dập như bước chân không mệt mỏi trên con đường núi hoang sơ.

Viết về hoài niệm “gắn với tuổi thơ và làng quê là nơi mà con người dù

nghèo cực đã được sống trong không gian đầy bóng mát của thiên nhiên, sự ấm áp của tình người và sự êm ái của niềm vui cộng cảm văn hóa truyền thống” (tr159, Phạm Quốc Ca, Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000, Nxb

Hội Nhà văn, Hà Nội). Trong bài thơ Bài hát chăn trâu, Y Phương viết về hoài niệm tuổi thơ cùng với dấu ấn văn hóa Tày:

“Bài hát chăn trâu Một thời ai cũng hát

Vọng từ núi Lũng Ang Truyền sang Kéo Tác

Tiếng trẻ trâu long lanh hoi hoi như đồng cỏ

Núi âm âm truyền đi Núi nọ liền núi kia”

Những kỉ niệm thời chăn trâu ùa vào trang viết tản văn: “Âm thanh trẻ trâu

râm ran vọng vào vách núi” (Cơm nham); “Thung lũng Kéo Tác, Pác Woang nằm lọt thỏm trong vòng quây núi đá vôi. Nơi mà người làng mình trồng bạt ngàn khoai lang tím. Giây khoai lang bò chơi chơi như bầy trẻ trâu. Hễ có đứa nào ngóc đầu lên là bị lộ. Ê thằng Hính thằng Ỏi mày trốn ở gốc đá đằng kia. Thằng Ón thằng Xành, chúng mày đừng chui trong bụi nữa, tao đã nhìn thấy hết. Pằng pằng pằng pằng… thằng In ngoẻo rồi còn cười được á. Tiếng súng mồm nổ dính vào thành vách đá. Nổ giòn tan. Nổ trắng tóa lóa. Nổ thơm mùi cam sành. Nổ hăng múi bưởi xanh. Tiếng nổ pằng pằng, làm sướng rơn, bay vút lên như đôi cánh con chim én nhạn. Núi rừng đang ngun ngút ngủ say, bỗng chốc phải bừng tỉnh giấc, vì chúng mình mải mê đùa nghịch. Nhưng núi cũng kịp mở mắt rồi. Núi ôm ròa lấy khăn bông mây mà lau mặt. Núi rừng cười nghiêng nghiêng ngất ngất. Râu tóc núi mượt xanh, dù chẳng bao giừo “ngài” cầm lược mà chải. Núi chỉ hất ngược lên một cái, râu tóc lại nằm đâu nguyên nếp đấy”. Mùi khoai lang: “Khi mặt trời như lòng đỏ trứng gà tụt dốc, là lúc khoai lang bốc mùi ngọt như mía lùi. Mùi khoai nướng đánh thức các cơ quan khứu giác, vị giác, đồng loạt lốm ngốm đòi ăn cả vỏ. Trời ơi, nhai cái thứ này thì ngọt từ kẽ răng ngọt xuống đến gót chân. Thơm từ vải áo chàm đến chiếc móng tay bị cụt… những củ khoai lang nần nẫn có màu vàng ươm, vừa thổi phù phù cái mùi thơm bay ra để dụ đàn trâu. Trâu nghe thấy có khoai lang nướng, thế là chúng kẽo kẹt lóp cóp gõ mõ kéo theo sau

lưng thằng Phơn về chuồng”. (Thư gửi bạn chăn trâu một thuở). Những kỉ

niệm qua bàn tay nhào nặn của người nghệ sĩ như một thước phim quay chậm để lại dư ba trong lòng đọc giả.

Người đọc còn được chiêm ngưỡng bức tranh quê hương được miêu tả bằng những câu văn không hẳn thơ văn xuôi nhưng giàu chất thơ: “...Vào giờ

này, trên quê tôi nắng đã dịu. Bóng núi xanh đổ xuống vá sắp kín cánh đồng. Cánh đồng lúa đang mơn man xanh. Những người đàn ông đứng trên bờ ruộng phanh ngực áo. Họ đang thầm ao ước, nếu cứ đều đặn ngày nắng đêm mưa. Chẳng mấy chốc hạt thóc lớn như thổi, tự chạy về đầy bồ. Còn đàn bà ngồi chơi ngậm cỏ. Họ đang nghĩ rằng nay mai mình lại được làm trẻ con. Được làm trẻ con nên lúa mãi ở thì con gái..." (Sông bơi).

Trong tản văn của Y Phương, người đọc bất ngờ trước những câu văn được điệp đi điệp lại kết hợp với tài quan sát tinh tế, cách sử dụng từ ngữ và lối miêu tả tài tình như là “dấu tích” của thơ thâm nhập vào văn xuôi. "...Đêm đầu tiên ngủ tại nhà mình. Lưng đặt lên tiếng mọt. Những con mọt có từ những năm hòa bình lập lại. Đêm đêm chúng liên tục tấn công vào cột, xà bằng gỗ nghiến của nhà tôi.

Đêm đầu tiên ngủ tại nhà mình. Lưng đặt xuống tiếng chuột. Những chuột cụ, chuột ông, chuột cha, chuột con béo núc nịch núc ních. Chúng rầm rầm cãi cọ. Chúng chí chát đuổi nhau. Chúng hò reo no căng múa hát. Thạp lúa nhà tôi trở thành sân khấu của chúng.

Đêm đầu tiên ngủ tại nhà mình. Lưng đặt lên tiếng nhệu nhạo kít két. Một cụ trâu đang nhai rơm. Tiếng hai hàm răng cùn mòn nghe thật tội nghiệp. Nó bền bỉ nghiến vào rơm khô. Lúc chiều người cháu rưới tí nước muối, nên rơm càng dẻo dai nhanh nhách. Cụ trâu đã bảy, tám năm rướn sức kéo cày. Không biết nó có qua nổi mùa đông tới… ”(Núi nonn chất ngất).

Trong tản văn Chị em, hình ảnh “quê hương” xuất hiện ba lần với những biến thể khác nhau: “Quê hương tươi rói hiện lên nét mặt người kể”; “Quê

hương phập phồng lên hơi thở”; “Quê hương lại cười trên gương mặt người kể…” đã đưa người đọc nhận ra nét đẹp quê hương gắn liền với những tình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cảm cao cả, thiêng liêng. Ở tản văn Nhúng xuống thành phố mà tôi vẫn xanh, câu văn “Hà Nội đúng là một rừng người”, “Hà Nội đúng là một rừng

buồn”... đã diễn tả nỗi cô đơn giữa phố phường Hà Nội. Tản văn Tết anh cả,

nhà văn miêu tả hình ảnh khói trắng trong ngày tết: “Khói trắng thoát ra từ

miệng người nói. Khói trắng bay ra từ miệng bẳng chứa nước sôi. Khói trắng từ mây trên cao tùn tụt xuống. Khói trắng từ mái ngói đen nhí nháo bay ra. Khói trắng từ người đốt đồng nống lên. Một cùng khói trắng. Núi lam mờ nhạt đi vì khói trắng”. Hình ảnh “Khói trắng” liên tục xuất hiện kết hợp với

những từ láy không chỉ gợi lên hình ảnh khói lan tỏa bao trùm không gian cảnh vật trong ngày tết mà còn tạo nên chất nhạc đặc biệt cho bức tranh.

Có rất nhiều chân dung con người miền núi trong tản văn của Y Phương được miêu tả bằng nguyên tắc lãng mạn hoá, lí tưởng hoá của chất thơ "...Từ ngày không còn lão Mòn ló xó đi trên đường phố, chẳng riêng gì tôi, có khá nhiều người cảm thấy hao hụt, thiêu thiếu. Nhìn vào đâu cũng nhớ Mòn. Mòn cười phớ lớ như thác. Mòn nói phá lá như chiêng. Mòn sống thật và mềm như đất sét Nà Gọn. Ai bảo Mòn làm ngói, thì Mòn làm ngói. Ai khiến Mòn làm chum, làm lọ, hay bất cứ cái gì đều được hết. Nhưng nếu có ai bắt Mòn làm thằng lưu manh. Mòn đứng dạng háng, chỉ tay, chửi một câu tục tĩu: “Tao mà làm lưu manh á! Ăn thu vầy câu ní! (Cái đầu b…tao đây này!)” (Lão Mòn

đi đâu rồi); "....Tầm Dương giang đầu dạ tống khách. Bà lấy ngón tay vẽ ra

trước mặt một con thuyền. Con thuyền ướt đẫm ánh trăng. Con thuyền đưa con người lướt đi trong màn sương buốt giá. Còn giọng thì đầy âm sắc hú rít, bà phò như một ma hiện hình. Những bông lau lách rét run không phải vì gió

thổi từ ngoài vào. Mà lạnh này từ trong ruột bà Phò lạnh ra. Lau lách ơi… Con trăng chầm chậm đi như thuyền. Bà lắp lý nhìn trăng như người, đang lừ lừ chui vào đám mây mốc, rít một hơi xục dín . Bây giờ mới là khói thật. Khói xục dín lởn vờn bay lên không trung, một tiếng thở buồn..." ( Bà Phò); "...Từ tóc tai đến da thịt tươi lên màu lửa cháy. Khi chạm tay vào đá núi, tôi thấy đôi mắt một mí của lão rấn rấn ra hai ngấn nước. Miệng môi lão lắp bắp nói những gì mà không rõ lời. Đá núi ấm lên. Đá núi chẳng nói năng chi. Đá núi bần thần như người cha lâu ngày gặp lại con. Từ lòng đôi tay dầy chắc của Pờ, khe khẽ bay lên mùi thơm săm pết. Đó là thứ thuốc nổ do những người dân nơi đây tự tạo, dùng để nhồi súng kíp đi săn bắn..." (Chiếc lá trên đỉnh

Hoàng Liên). Trong các bức chân dung ấy, đẹp nhất là hình ảnh tấm vải rằm khấư và tấm lòng người: "... Một tấm vải mà ta cầm vào, như cầm trong tay

một dòng sông. Dòng sông ân đức..."(Chắp hai tay con gọi mẹ).

Đọc tản văn Y Phương ta bắt gặp nhiều những liên tưởng, so sánh, từ láy… độc đáo giàu mĩ cảm giống hệt thơ. Những “phép thơ” mà nhà văn sử dụng đã vẽ lên bức tranh văn hóa dân tộc đậm màu sắc: “Bánh cứ giãy đành đạch, khiến cho cái lưỡi phải đảo đi đảo lại trong miệng, hòng làm cho hạ bớt nhiệt… Người vùng cao không chỉ ăn bánh, mà còn ăn cái nhúng nhính vui trong nháy mắt. Người ta không chỉ ăn cái nhúng nhính vui mà còn ăn cái rùm rìm trong câu chuyện kể của những người cùng phố” (Ăn bánh áp chao

mà nhìn thấu ruột); “Chỉ có tiếng người và tiếng các cong rượu chạm vào

nhau lum cum, lủm củm. Tiếng các bếp lửa nhà hàng eo éo xồ xòa. Người nói với nhau rì rầm như bầy ong về tổ” (Đi chợ nhìn người); “...Bạn hãy đến Trùng Khánh vào những ngày trời trong mây cao. Khói đốt đồng đâm thẳng lên trời. Không gian tứ bề yên ắng tĩnh mịch. Bạn sẽ được nghe hạt dẻ nói. Cả một cánh rừng dẻ râm ran đang vào vụ. Ban ngày thì dẻ lao xao, rì rào, tí tách rơi. Rơi như mưa màu nâu.

Lũ gà rừng gật đầu bảo nhau dừng lại. Một chân đứng làm trụ. Còn một

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 90 - 100)