Tục tang ma và cưới xin

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 45 - 48)

Trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam, người Tày có nhiều đóng góp rất giá trị thông qua những hình thức sinh hoạt văn hóa, các phong tục tập quán sinh động, phong phú và đặc sắc. Trong đó tục cưới xin, tang ma thể hiện bản sắc văn hóa rất riêng và độc đáo khác hẳn với các dân tộc khác.

Tục cưới xin

Tục lệ cưới xin được hiểu là việc tổ chức lễ cưới theo phong tục, lễ nghi đã được người dân quy định từ lâu đời và đã trở thành thói quen, tập tục trong đời sống xã hội. Tục cưới xin của dân tộc Tày là một nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc: “Phần nhiều những đám cưới được tổ chức

theo nghi thức cổ truyền của người Tày. Trang trọng và lịch sự. Có đầy đủ các đồ ăn thức uống mặn ngọt, có vui hát lượn tràn đêm đến sáng bạch”.

Lễ cưới là một ngày trọng đại nhất của cuộc đời vì thế trang phục của cô dâu cũng phải chuẩn bị rất đẹp. Hôm đấy, cô dâu mặc lên người “Tà áo

chàm thắt lưng the” cùng “chiếc khăn vải láng công tùn, hay khăn nhung ướt, tự lấy tay mình gấp thắt hình mỏ quạ, rồi thả một lọn tóc như đuôi con gà trống… Đôi giầy vải uốn cong mũi trăng. Hai bên má giày thêu hoa mộc miên… Nón chúp lảp ngả nghiêng, che nửa mặt người như bông hoa ló hiện”.

“Cảnh rước dâu bằng đôi chân pằm pặp của đoàn người đi bộ. Cảnh gồng gồng gánh gánh, bánh dày tròn, bánh trưng vuông với chú lợn cưới. Chú lợn cưới cười không nhìn thấy mắt. Nó cứ ti hí lờn lợt như mắt quan tham. Trước khi về nhà gái, chú ta được nhà trai tắm rửa sạch sẽ thơm tho bằng nước lá rừng. Cảnh gồng gánh chăn bông thêu thổ cẩm. Cảnh cho nồi nhôm vào túi, chậu đồng dùng cho vào dậu. Cảnh khiêng vác hòm xiểng bằng

gỗ thồng Bảo Lạc. Cả đám quà cưới cồng kềnh xanh đỏ theo cô dâu về nhà chồng” (Áo tân thời bước vào võng cửa).

Y Phương qua những trang viết của mình đã phản ánh một cách sinh động bản sắc riêng của dân tộc và làm phong phú thêm bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung.

Tục ma chay

Tang ma là một việc hệ trọng trong chu kỳ đời người trên cõi trần gian. Mỗi một dân tộc đều có các cách thức tổ chức nghi lễ khác nhau. Người xưa, để làm nhẹ bớt nỗi đau thường quan niệm “sống gửi, thác về”, sống chỉ là một thời gian ngắn ngủi so với cái chết. Do đó, mỗi người cầm bút đều có cách cảm, cách thể hiện khác nhau.

Qua tản văn Ông dzang tang hương đèn, Y Phương đã khái quát đám ma người Tày “Tiếng trống thì thùng. Tiếng não bạt chập cheng. Tiếng phèn

la. Tiếng kèn ò í a vang lên rền chin ngày chin đêm. Tưởng trời phải bong ra những vạt mây hồng, mây vàng rơi xuống đất. Tiếng bò rống. Tiếng lợn bị chọc tiết kêu làm lung lay cả bờ rào đá. Con. Cháu. Chắt. Chút. Chít. Họ nội. Họ ngoại. Con nuôi. Con rơi. Con chắp ghép. Con la đà. Chúng chạy nhảy vui đùa trên cánh đồng Nà Slâm Đỏng Giàng. Những áo xô, khăn tang như sương muối bay ra trắng xóa. Những người thân của ông Pắt, chẳng ai khóc lóc. Họ còn tưng bừng nhảy múa và ca hát. Mới qua ngày đầu của đám, mà giọng ai người nấy rè như măng chua. Nhằm đúng vào đêm con ma mỏi. Ma nằm xuống ngủ. Khi cơm tối vừa xong. Người người còn đang nhậm tăm. Một bản nhạc hòa tấu tỏ long biết ơn những người nấu bếp, người rửa bát”.

Nhà văn đã đi sâu vào khai thác tục tang ma của dân tộc mình bằng việc miêu tả đám tang người cha: “Ngày cha tôi mất, khắp cánh đồng Bo Păn

trước nhà, rợp một màu khăn tang trắng xóa. Người gánh gạo. Người gánh rượu. Người vác củi… nườm nượp mang đến giúp cho nhà tôi làm lễ tang cha…

Có thể nói, đây là một đám tang kỳ lạ nhất, mà đời tôi được chứng kiến. Có ba ông thày tào. Sáu bà bụt luông. Họ đều là những học trò xuất sắc và tin cẩn của cha tôi. Ba ngày bốn đêm, tưng bừng ngảy múa và ca hát. Trống chiêng não bạt ầm vang. Tiếng sóoc nhạc. Tiếng pí lè. Tiếng con ốc cạn. Tiếng sừng trâu út út vọng vào vách núi, không lúc nào ngưng nghỉ. Làm át đi tiếng khóc thương cha, thống thiết não nùng” (Bí mật về chai nước trong).

Y Phương đã làm sống dạy bản sắc văn hóa dân tộc Tày qua màn các thày tào, bà bụt diễn tả lại toàn bộ cảnh sinh hoạt thường ngày, khi cha ông còn sống: “Họ bắt chước ông, giống y như thật. Từ giọng nói, tiếng cười,

kiểu ngồi, dáng đi, đều là hình bóng cha tôi. Hoàn toàn không phải họ nhập vai, theo một kịch bản nào có sẵn. Đây rồi, lũ người điên bắt đầu xuất hiện. Có người nuốt cả một hòn than đang hồng rực. Hòn than trôi vào trong cuống họng. Có người chân không giày, đặt lên lưỡi dao mài sắc như cạo. Cư thế chân không, mà bước. Nhưng dao không cứa đứt một giọt máu. Có người ngồi trên một mâm gai nhọn. Trên gai nhọn, phủ một tờ giấy mỏng. Họ khoanh chân ngồi trên mâm gai, theo kiểu kiết dzà. Không những ngồi im, họ còn nảy cong cả người lên, lấy đà rơi. Phập! Lại có người ngảy ào vào một đống lửa đang phừng phừng cháy. Họ dung cả hai tay bới lửa lên tung tóe như tắm. Nhưng tuyệt nhiên, trên da người không hề có vết bỏng. Chỉ thấy trên tóc, trên vai áo, có bụi tro và tàn lửa lốm đốm rơi.

Vai cha tôi xuất hiện. Ông lừng lững bước vào khuôn cửa. Những người điên loạn nhất đứng đâu ở yên đó. Không ai dám ho he nhúc nhích. Cha tôi cất tiếng gọi từng người. Họ khoanh tay vâng dạ. Ba mươi phút sau, cha tôi thu hết thần, cuốn hết vía của từng người. Các ông thày tào, bà bụt, lại ngồi đàng hoàng uống rượu, bỏm bẻm nhai trầu và nói chuyện mùa màng” (Bí mật về chai nước trong).

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w