Dấu ấn văn hóa trong ngày Tết

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 36 - 45)

Văn hóa Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển đã tạo cho dân tộc Tày một kho tàng văn hóa phi vật thể giàu có về phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn học – nghệ thuật với những lễ, tết cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo phong tục của người Tày hầu như tháng nào cũng có tết, nhưng Tết tháng Giêng là Tết to nhất (Tết anh cả) với sự chuẩn bị công phu và sự đón chờ từ nửa năm trước: “Ngay từ sau rằm tháng Bảy, lá gói bánh gai

chưa kịp héo, họ lên kế hoạch cho từng tháng, chuẩn bị thức ăn, đồ mặc cho cả nhà. Tháng Chín tháng Mười vào rừng kiếm củi, đun nồi bánh chưng, cất lô rượu gạo. Tháng Một bện rơm lót gường, làm ghế cho khách ngồi, Tháng Chạp ủ muối cỏ khô, rơm khô dành cho trâu bò ăn… tháng Bảy, tháng Tám, họ trồng dưa cải đắng, đậu đũa, đậu dải áo, đậu cô ve, đậu Hà Lan… Còn bọn con gái thì lo đi xin vải vụn, Những mảnh vải xanh, đỏ, tím, vàng để chắp mâm quả còn”.

Không khí ngày tết vui nhộn: “Từ hai tám, hai chín Tết, người ta đua

nhau eng éc mổ lợn… Các chị khẽ khọt quẩy thùng tôn, lách qua làn khói trắng, lần lần xuống bến nước”. Trong Tết tháng Giêng, người Tày có tục cư xử rất riêng với ý niệm thiêng liêng: “Sáng mùng một, nhà nào cũng cắm cành bưởi lên hai bên cánh cửa để trừ tà. Đun một nồi nước lá thơm, xông hương ban thờ. Hơi nóng bốc lên, các bậc tiền nhân tắm gội. Chủ nhà đội khăn xếp áo, thắng những nén hương đầu tiên trong ngày, ngày đầu tiên trong năm. Họ trình báo lên ông bá cụ kỵ rằng mùa xuân đang đến cửa rồi. Chúng con thỉnh mời tổ tiên cuống trần gian vui Tết.

Mùa xuân là đứa trẻ sơ sinh. Vì thế, ngày này người ta kiêng nói to, hoặc bẳn gắt. Trong nhà không được làm ồn. Không phơi phóng. Không quét tước. Không sang nhà người khác. Ai cũng nở nụ cười vui vẻ thường trực. Ai có lỡ tay làm vỡ cốc chén, nhỡ miệng nói tục, ông bà, cha mẹ cũng không lừ roi mắng mỏ”.

Khác với quan niệm phổ biến của nhiều người, nhiều nơi kiêng kị con gái đàn bà xông đất, xông nhà, nhà văn Y Phương đã khai thác phong tục rất riêng của dân tộc mình trong ngày Tết: “Nhà ai có khách là đàn bà con gái

đến chúc tết đầu tiên, năm ấy sẽ ăn nên làm ra, mua một bán mười. Bởi đàn bà con gái là giống má. Là mùa màng. Là no ấm. Mùa màng đến xông đất thì còn gì may mắn bằng”; “Ngày mồng hai, bầu đàn vợ chồng, con cái sang chúc Tết ông bà nội ngoại… Ông bà vui như trẻ lại vài chục tuổi. Móc túi mừng cho mỗi đứa một bao lì xì”; “Ngày mồng ba Tết, mọi người ra khỏi làng. Tham gia các trò chơi đấu vật, kéo co, đua ngụa, múa chim nộc niệc. Đàn ông, chơi cờ tướng. Đàn bà ném còn, chơi cầu lông gà, thêu thùa, may vá, gấp chim, tỉa hoa, xén lông mày. Trẻ con đánh khăng, đánh đáo, bịt mắt bắt dê, chơi trận giả. Còn các bô lão thì ra đường sưởi nắng” (Tết anh cả)…

“Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Tết Tảo mộ (ngày mồng ba tháng ba hàng năm) còn gọi là Tết “Bươn slam, so slam”, là một phong tục truyền thống không chỉ có riêng dân tộc Tày

mà của cả dân tộc Việt: “Đó là ngày mở cửa hồ. Người dương được gặp lại

người âm, trong niềm nhớ thương vô hạn”; “diễn ra giữa tiết trời ấm áp, khí núi thanh sạch, lòng người thanh thản”. Trong ngày này, “Con cháu dù đi làm ăn nơi xa, cũng lặn lội tìm về nguồn cội… Đến ngày Tảo mộ vắng mặt, lập tức bị người làng cười chê. Người anh em trong họ mạc trách mắng.

Người trong nhà bực tức và giận giữ. Cả năm có một ngày gặp lại Tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thế mà chẳng thấy tăm hơi đâu”.

Cúng giỗ ông bà tổ tiên đã khuất là biểu hiện của văn hóa tâm linh còn tồn tại đến thời hiện đại. Có thể thấy đây là nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy để hướng về cội nguồn. Cỗ tết tảo mộ của dân tộc Tày Nùng không thể thiếu xôi ngũ sắc: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen… Đó là sản vật cao quý, dùng để cúng tiến tổ tiên trong ngày Tết tảo mộ, ngoài xôi ngũ sắc còn có bánh gai, bánh dày nhân trứng kiến, món thịt lợn sữa quay nhồi lá mác mật, món cá trầm hương rán vàng, đậu phụ nhồi thịt, gà trống thiến luộc bằng đinh, măng vầu hấp thịt nạc trộn nấm hương. Mâm cỗ cúng phải đầy đủ các món kể trên: “Cúng xong cả họ ngồi quây quần thụ lộc. Người âm nhìn người

dương ăn uống. Thấy con cháu ăn khỏe, ham học, ham làm, biết kính trên nhường dưới. Hồn người âm lấy đó làm mừng”…(Thanh minh trong tiết

tháng ba).

Tết Hạ chí nhằm đúng vào ngày nóng nhất, trong tháng nóng nhất của năm: “Đây là cái Tết biện ra để đánh chén. Trong nhà chỉ có thắp hương,

bày bánh gio, đĩa hoa quả cúng tổ tiên”. Trong ngày này, người dân lại tổ

chức ăn đụng thịt chó: “Cứ đến Tết Hạ chí, họ lại rủ nhau đi khắp làng, lùng

mua chó, lôi về xả thịt”; “cả năm chỉ có một ngày được ăn thịt chó. Người biết cách chế biến, họ nhìn chó ra món nhựa mận, món dồi, món luộc, món nướng… Nhưng ngon nhất theo tôi, vẫn là món thập cẩm ninh nhừ với lá mác mật, nghệ vàng. Nồi thịt chó ánh lên màu mật ong sánh đặc. Gắp miếng thịt đằm xuống, cong cả đôi đũa. Nước thịt cô thành giọt, làm xuýt xoa cái nhìn. Mùi nước thịt xực thẳng lên sống mũi”…(Lận đận tình đuôi cong)

Tết Vía trâu diễn ra ngày 6 tháng 6 âm lịch. Có nơi còn gọi là Tết Rửa cày bừa. Từ xa xưa người Việt có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Người Tày Nùng có câu: “Tuô mò dò pỏ khỏ”. Tạm dịch: Con bò giúp đỡ cảnh

nghèo. Đây là cái tết trả công cho trâu, bò và trẻ em mục đồng chăn thả coi sóc trâu, bò sau vụ mùa cày cấy vất vả mọi bề đã hoàn thành .“Sau tết này

người và trâu bò được hoàn toàn nghỉ ngơi. Cày bừa được lau chùi rửa sạch, treo lên vách. Cuốc, xẻng, dao phát cỏ được lau chùi hết bùn đất, bôi mỡ trăn chống rỉ, đưa chúng lên gác bếp. Chuẩn bị cho vụ mùa sau. Trâu bò được thả lên rùng, lấy đá quây lại làm vòng thành cho chúng khỏi nhảy. trâu bò được tự do rong chơi cả tháng”. Tết Vía trâu, “người ta không chuẩn bị bánh trái đồ ăn linh đình như cỗ Tết Nguyến đán hay Rằm tháng bảy. Nhưng cũng đủ rượu nếp cẩm, bún tháng, xôi vò, thịt ngan béo, thịt lợn quay. Nhà nào cũng chuẩn bị một con cáy tắc (gà giò) luộc lỹ, dành hẳn cho lũ trẻ chăn trâu. Con cáy tắc to bằng hai nắm đấm, vừa đủ cho một đứa bé bảy tám tuổi ăn no”.

Trong ngày Tết vía trâu, người ta dạy sớm làm bún. “Sàn nhà nào cũng

đầy bún trắng, lá chuối xanh… Họ sắp bún với thịt vịt mang ra cho đồng lúa ăn trước… Nhà nhà gọi nhau bưng mâm ra ruộng, cúng hồn lúa. Phải cúng đồng loạt… Ai cũng đội trên đầu một mâm cỗ. Trên đó có một con gà luộc. Một đĩa xôi vò. Một be rượu gạo. Hai bát bún thang. Họ thắp hương và lầm rầm khấn”. (Còn có một cái Tết Vía trâu)

“Tết Slip Sli – Rằm tháng Bảy là cái Tế nhỡ. Nó chỉ đứng sau Tết Nguyên đán về quy mô và nghi thức. Người Tày Nùng tổ chức ăn Tế Slip Sli từ sáng sớm ngày 13, đến trưa ngày 15 tháng Bảy. Những ngày này, con cháu về tụ họp ăn cỗ tết bánh gai thịt vịt với ông bà”. Trong ngày này “Các chàng rể phải sắm đôi vịt béo để mang đến nhà, biếu ông bà ngoại. Gọi là “pây tái”. Đi lễ bố mẹ vợ. Theo dân gian Tày Nùng truyền lại, đây chính là cái Tết tưởng nhớ những chiến binh, đã bỏ mình để bảo vệ sự yên bình cho nhân dân các dân tộc vùng biên ải”.

Tết Rằm tháng Bảy, “người dân Tày Nùng thường làm pẻng tải. Như

Bánh đồ xong, mang ngay để cúng tổ tiên”. Ngoài bánh gai, còn có thịt vịt. “Chọn những con vịt béo nhất đàn. Một con dùng để cúng tổ tiên. Một con cúng hồn ruộng lúa. Một con cúng vía trâu bò. Một con dành hẳn cho trẻ chăn trâu, mang theo ra đồng cỏ… Phần vịt để tiếp khách, thì cứ mỗi mâm ba chú. Một chú luộc. Một chú sáo măng. Một chú quay. Tiết canh hãm bằng rượu ngâm mật gấu”. (Tết Slíp Sli ăn thịt vịt)

Tết Cốm thường diễn ra vào đêm rằm tháng tám âm lịch: “Lúa chớm nhú nhí làm mẩy làm no căng tròn từng hạt. Đợi cho ba sương nưa qua đi, các mẹ các chị dùng nhắt hái từng bông mang về. Họ chọn những bông mới chớm vàng, rõ hạt. Nó ngả từ xanh sang màu vàng chanh... Bây giờ là lúc người đót lò rang lúa. Lửa liu riu vừa đủ ấm dần đều… Cốm chín vừa tới, họ liền trút vào cối. Ba bốn thanh niên lực lưỡng vung chày giã cốm…” (Tết

Cốm).

Qua việc điểm Tết: Tết tháng Giêng (Tết anh cả), Tết thanh minh (lễ tảo mộ 3/3 âm lịch), Tết tháng Năm, Tết tháng Bảy, Tết Cốm... nhà văn đã làm nổi lên phong tục đón Tết của người Tày - nét văn hóa đã trở nên cổ xưa rất đáng quý của dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tục chơi chữ, thưởng thơ

Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết trong đó có tục chơi chữ thưởng thơ. Đối với người Việt Nam nói chung và người Tày ở Cao Bằng nói riêng đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

Bởi vậy, “Mỗi độ xuân về, mấy ông thầy đồ, thày tào, thày mo, thầy

tướng số thường vác bút nghiêng, hành nghề bán chữ ở ngoài phố Co Xàu”.

mỹ của người xin chữ và khả năng viết chữ của người cho chữ. Đây được xem là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam nói chung và dân tộc Tày ở Cao Bằng nói riêng. Nét chữ giản dị nhưng ý nghĩa sâu xa: “Chữ PHÚC, màu

nâu non. Tặng cho người bốn chín. Cái tuổi đang vượng nên bụng phải to. Nét chân tay phải mập. Chữ THỌ, màu đỏ thẫm. Biếu tặng người sáu mốt. Cái tuổi đang chín chán, nhưng chưa hản già. Nét chữ đằm, rắn rỏi, cứng cáp.. Màu sắc trầm, ấm. Chữ KHANG, hiến tẳng khười bả ba. Mùa vàng cam. Cái tuổi xưa nay hiếm. Chữ NINH, màu tím than. Dâng lên bậc trưởng lão, tám lăm tuổi. Nét chữ bay bướm. Màu sắc tươi rói. Hồn nhiên như trẻ lại. Chữ KỲ RI THỌ, màu đen tuyền. Mừng cho người sống ngang trời đất. Bạn bè của mây trắng, mây vàng, trăng sao. Đó là người đã hưởng hết chữ”

(Khai Pác Kin Gò).

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng xuân, ở dân tộc Tày Cao Bằng còn có tục treo câu đối đỏ: “Tết Nguyên đán, mừng tháng Giêng năm mới,

chú viết chữ đại tự dán lên ban thờ. Dán câu đối lên cột nhà. Treo chữ trên khung cửa. Chú còn đề thơ tặng cho cây hồng, cây đào, cây mận, cái cối đá, cái chày gỗ, cái chổi quét nhà…Một khảnh rừng nho nhỏ, bỗng sáng rực lên màu đỏ sơn. Chữ nào cũng được chú viết với đường nét thanh thoát, bay bướm. Mỗi một con chữ ra đời vươn cao bằng người, bay lẫn vào cây. Cây nối lên trời biếc… Bài thơ mà chú viết dán lên cây, là lời người biết ơn loài thảo mộc” (Dân tộc: Người). Tục xin chữ thưởng thơ là một nét đẹp văn hóa

cần được bảo tồn và phát huy.

Văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực đóng một phần quan trọng làm nên diệm mạo riêng biệt văn hóa Tày Nùng. Y Phương luôn ý thức việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bởi vậy, ngoài các thú vui chơi, văn hóa ẩm thực đi vào những trang viết của Y Phương một cách tự nhiên. Các món ăn của người Cao Bằng có

nhiều loại như vịt quay, bánh áp chao, xôi ngũ sắc, canh xin thang, trám xanh kho thịt…, món nào cũng thơm ngon, hấp dẫn trong sự thưởng thức trân trọng, nhiệt tình, luôn lồng trong đó sự liên tưởng kì diệu về tình người, tình quê của nhà văn.

Khi nói về các sản vật quý Cao Bằng ai cũng nhớ đến hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ quả ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng: “Hạt dẻ Trùng

Khánh vỏ cứng, dày vào có nhiều lông tơ. Nếu đem luộc, hấp hoặc mang vào lò nướng chín, bạn sẽ thấy có hương thơm tự nhiên. Ngọt bùi tự nhiên. Chỉ cần ngậm một lúc, tự nó mềm ra như bột bánh khảo”. Hạt dẻ có thể chế biến thành nhiều món như hạt dẻ hầm với tắc kè núi, hạt dẻ ninh với chân giò lợn, hoặc với thịt gà thiến, cốm trộn hạt dẻ. Món cốm trộn hạt dẻ trở thành món ăn sang trọng. “Hạt dẻ luộc chín, mang vào cối giã mịn. Cốm vừa làm xong hãy

còn ấm nóng. Mang hai thứ ấy trộn lẫn với nhau. Để một lúc, chờ cho cốm ngấm hạt dẻ. Nhón mấy hạt thả vào miệng, chiêu thêm ngụm nước trà gừng. Bạn sẽ thấy cốm có vị cay vừa phải. Cốm đang đảo qua đảo lại trên lưỡi bạn. Đảo tới đâu thơm đến đó. Nếu đổ cốm trộn hạt dẻ vào khuôn ép, mấy tiếng sau sẽ cho một thứ bánh dẻo mềm như kẹo gôm” (Về Trùng Khánh mà nghe

hạt dẻ).

Mùa Đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì trông như bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao. Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, và rất nhớ khi đi xa vì cái sự đơn giản nhưng ngon khó diễn tả. Loại bánh này làm bằng bột nếp xay nhuyễn, có nhân thịt vịt. “Miếng thịt vịt tẩm thật kỹ trong bột nếp ướt, đặt vào lòng cái

chao hình hoa cúc, rồi thả xuống chảo dầu. Chảo dầu sôi lăn tăn, gặp bột nếp có chứa bọt khí, lập tức chúng nổ lèo xèo, nổ tí tách làm dầu bắn tung tóe… Bánh thả xuống, chỉ đúng một phút sau là chín giòn. Chà bắc ra, để vào

bát dấm đường. Rắc thêm mấy nhánh tỏi, vài sợi đu đủ xanh thái chỉ đã ướp kỹ, với mấy cọng rau mùi”. Nhà văn Y Phương không chỉ miêu tả cách làm

bánh mà ông còn có sự liên tưởng kì diệu về tình người, tình quê: “Ăn bánh

áp chao là ăn cái tình chị em gái. Nó cứ áp dính vào nhau làm một như keo. Thật khó lòng chia lìa. Chẳng thể nào dùng răng nghiền nát bánh trong khoang miệng. Cái đậm đà ngọt ngào quyện vào nhau, từ từ trôi vào cổ họng. Trôi tới đâu nóng bừng lên tới đó” (Ăn bánh áp chao mà nhìn thấu ruột)…

Bánh cuốn Cao Bằng mang hương vị vùng cao từ khâu chuẩn bị, làm bánh đến thưởng thức. Bánh có hương vị không nơi nào có được và cách ăn cũng không giống nơi nào. “Trước hết người ta phải biết chọn gạo. Loại gạo

khẩu pay, khẩu pét vừa trắng, vừa dai. Đặc biệt có mùi thơm hương cốm mới… Xay bột cũng đòi hỏi tỷ lệ bột sống bột chín đến độ chính xác cao. Phải xay bằng cối xay tay. Làm sao cho bột xay xong, không vón cục. Bột ướt, dẻo dai, chảy thành dòng mà không bị đứt đoạn. Chẳng cần khuấy đảo nhiều mà bột vẫn nhuyễn”. Bánh cuốn ngon, có một phần chính yếu ở nồi nước dùng: “Người ta ninh xương ống chân lợn, với một số gia vị truyền thống. Nước dùng ninh qua đêm không có váng mỡ. Nước trong mà ngọt. Người ta dùng

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 36 - 45)