2.4.1 Nghề thủ công
Nghề thủ công của người Tày phong phú, đa dạng. Vì thế đọc tản văn của Y Phương, chúng ta bắt gặp nhiều sản phẩm thủ công có mặt trong đời sống hàng ngày của người dân. “Nhân dân các dân tộc Cao Bằng, từ sớm họ
đã biết chế biến cây trúc làm các mặt hàng mĩ nghệ. Bộ bàn ghế trúc nhẹ nhàng, thanh thoát mà bền chắc. Người ta còn làm thành những cái chao đèn. Bộ khay cốc tách uống trà…” Chiếu trúc có đặc điểm, càng dùng lâu càng đẹp. Cái màu vàng óng như mật ong, như nắng vàng, chỉ nhìn mà thèm”… “Bên cạnh những chiếc chiếu dệt bằng máy, giống nhau trằn trặn, là chiếc chiếu đan bằng tay. Khổ to, nhỏ, rộng, hẹp là do các khách hàng yêu cầu. Hoa văn hình quả trám. Hình chim thú. Hình mặt trời, mặt trăng. Hình chiếc trống. Hình ngọn lửa cách điệu. Tất cả hiện nghiêng nghiêng trên mặt chiếu. Bàn tay của những người nghệ nhân vùng Canh Tân Minh, thực sự là những bàn tay vàng. Chiếu đan xong bạn có thể gấp như giấy bìa. Rất dễ dàng khi đóng gói, hoặc cho vào valy. Chỉ cần bạn rưới một chút nước ấm lên chiếu cho mềm lạt. Khi gấp, chiếu không bị chết nếp gấp; Chiếu trúc mỏng manh, nhẹ bỗng, mà sâu thẳm như người. Mỗi chiếc lạt như muôn cánh tay đan chặt hòa quyện vào nhau. Lành, rách, sang, hèn cùng chịu chung số
phận. Nằm hay ngồi lên chiếu, ta như được xà vào lòng mẹ. Những chiếc nan óng mượt, ôm ấp lấy da thịt mình như người thân…” (Chiếu trúc nhìn ta).
Ngoài các công việc liên quan đến kinh doanh, làm hàng kỹ nghệ tinh xảo như khâu giày vải đến làm mũ miện, áo thêu rồng phượng, đính kim sa…, người Tày cũng khá nổi tiếng trong nghề rèn. Đọc tản văn Y Phương ta bắt gặp người thợ đóng móng ngựa rất công phu, tài hoa. “Những con ngựa cao bằng đầu người, bụng to như cái thùng phi. Người ta dùng nó kéo xe chở hàng, nên móng chóng nòn mau hỏng. Sáu tháng là phải thay một lần, mỗi lần thay cả bốn móng, chỉ mất già nửa tiếng” (Đi chợ nhìn người).
Người thợ đóng móng ngựa “chỉ cần liếc mắt nhìn con ngựa một lượt
từ đuôi lên đầu, từ đầu xuống chân, ông biết ngay tính tình chú ngựa kia hung hăng hay hiền lành, nhút nhát hay bạo dạn. Tay ông lắc nhẹ vào chiếc hàm thiếc, rồi chúm môi nói chuyện với con ngựa. Ông hỏi nó bằng một thứ ngôn ngữ riêng. Do ông sáng tạo ra: từ rừ từ rừ từ rừ lòi lòi. Con ngựa hồng mao to đùng đoàng ngẫm nghĩ một lúc, tự động co một chân lên. Ông ta bèn lấy tay bẻ gập ngửa vó lên trời. Ông tỳ cả khủy chân con ngựa vào đầu gối của mình. Bắt đầu dùng kìm càng cua để nhổ đinh, vứt bỏ chiếc móng cũ đi làm một tiếng: Pẹt! Chiếc móng sáng loáng mòn vẹt, nó nằm chỏng trơ trên cỏ xanh như mộ nửa chiếc bánh óng ánh màu bạc. Đoạn ông cầm dao nạo, gọt nốt đoạn móng đùn ra, những chỗ bị nứt tòe. Ông áp chiếc móng mới vào ướm thử. Êm rồi. Vừa khít. Rồi ông bỏ chiếc móng mới vào lò than. Hai chiếc bễ thi nhau phì phò thở. Lò than bốc lên ngọn lửa xanh. Chỉ một lúc là chiếc móng sắt đã chín. Ông nhổ một miếng nước bọt vào lòng bàn tay. Hai xoa một đập. Lúc sau ông cầm lấy cán búa. Này thì đóng. Cốp. Chát. Xìn xịt xìn xịt. Xong một móng” (Đi chợ nhìn người).
Ghế rơm từ lâu đã gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây; “Đó là chiếc ghế được bện bằng những sợi rơm vàng óng đã
phơi đủ ba sương… Sau khi tuốt hết lúa, bỏ lại rơm, bà con buộc chúng lại, rồi đặt chỏng chơ mỗi nơi một đứa. Chỉ việc cắp nách lấy vài ba thằng mang về bện làm ghế ngồi. Kích cỡ ghế nhỏ, to, cao, thấp tùy thích lòng người chế tạo. Ghế rơm thường có hình trụ tròn. Cao từ mười lăm đến hai mươi phân. Thông thường chỉ to bằng cỡ một chiếc xoong nhôm, nấu cho đủ sáu bảy miệng ăn. Còn có loại ghế (đúng ra gọi bằng đệm rơm là chính xác nhất) dùng chung cho sinh hoạt cộng đồng. Ghế bện hình chữ nhật, có xương chịu lực và liên kết bằng nan tre. Loại ghế này thường để cố định, đặt vây xung quanh bếp lửa, dùng làm nơi tiếp khách”.
Trong tản văn Y Phương người đọc ấn tượng với hình ảnh người bà lựa chọn rơm và bện ghế: “Cứ đến ngày thu lúa từ ngoài đồng về, bà lại chăm
chắm chọn những cọng rơm vàng có độ dài vừa ý, mang ra phơi đủ ba sương. Rơm phơi sương cho độ dai, độ bền và độ chắc”. Cách bện ghế rơm rất đơn
giản nhưng lại rất tiện ích trong sinh hoạt đời sống thường ngày của cư dân Tày Nùng: “Nó y hệt như các em tôi một thời tết tóc đuôi sam, rất hay phổ
biến vào những năm sáu tám, bảy mươi của thế kỷ trước. Sau đó cuộn chúng lại như súc vải, Làm thành một khối rơm đặc. Đó chính là chiếc ghế rơm độc đáo của người Tày Nùng. Công đoạn cuối cùng là chốt ghim lại bằng một đoạn gỗ cán liềm, hoặc một đoạn tre”. Bên cạnh đó ghế rơm còn mang theo
dấu ấn bàn tay người làm: “Người khó, bện chiếc ghế vừa chắc lại vừa đẹp.
Người vụng bện, nhìn chiếc ghế như khăn xếp nát. Người nóng tình nhìn chiếc ghế ngùn ngụt bốc lửa. Người có máu hàn cho chiếc ghế từ rừ, như vừa được kéo lên từ ruột đất” (Ngồi ghế rơm, uống trà “khỉ nổc”).
Những chiếc hài xảo được làm từ những chiếc mo tre rất đặc trưng trong đời sống người dân. Cách làm hài xảo rất đơn giản: “mo tre ngâm trong
thùng gỗ thông rồi đổ nước vôi tôi cho ngập miệng, dùng hòn đá tảng đè nén nó xuống. Ngâm đủ hai ngày, dế mú vớt mo lên, tước nhỏ, đem phơi nắng gió
và se thành sợi. Mỗi sợi dài hai ba gang tay, to bằng dây giày ba ta. Bện cho ai thì ướm vừa chân người ấy. Hài xảo có hai mặt. Mặt tiếp đất phải tạo vỏ xù xì để làm tăng ma sát. Xỏ bàn chân vào được rồi thì lấy tay móc quai xâu dây, sao cho nó ôm chặt từ gót đến mũi bàn chân. Hài ôm chân dẻo như bánh dày”. Tiện ích của hài xảo: “Dùng nó để đi trên đá răng mèo, vào rừng hái củi, lên đồi cắt guột đều thuận tiện. Thậm chí dùng hài xải để đi chợ, đi hội, đi tán gái… chả ai dám coi thường. Hài xảo đi trong nắng xâu hay mưa giông đều được. Hài xảo đi trong bùn lầy hay nền gạch hoa không trượt không trơn… Đó là một kiểu nửa giày nửa dép, nhấc chân lên thấy nhẹ, mà đặt chân xuống lại đằm. Khiến cho người đi đường cảm thấy tự tin ở đôi chân chắc khỏe của mình” (Dân tộc: Người)
Tóm lại, các nghề thủ công của dân tộc Tày đã tạo ra nhièu loại sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày của cư dân, đồng thời thể hiện tư duy thẩm mỹ và trí thông minh sáng tạo của dân tộc trong quá trình thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội.