Bức tranh thiên nhiên núi rừng

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 30 - 35)

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết: “Quê hương là gì hở mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ? Ai đi xa cũng nhớ nhiều...

Quê hương mỗi người chỉ một Như là một mẹ mà thôi

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người”

Quê hương, hai tiếng thân thương mà bình dị ấy đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ. Với tình yêu tha thiết, nhiều cây bút đã dành cho quê hương mình những trang viết đầy xúc động để rồi qua thời gian, qua thăng trầm của cuộc sống khi họ nhìn về quê hương, những gốc cây, ngọn cỏ, những dòng sông, cánh đồng, núi rừng… như một điểm tựa để nhớ, để yêu.

Quê hương đối với Y Phương là những kỉ niệm xưa – nay, những hình bóng quen thuộc gần gũi sống động đáng yêu trong một con người. Vì thế quê hương đối với ông bao giờ cũng có thần, có hồn của nó. Khi viết tản văn, mặc dù Y Phương không sống trên mảnh đất quê hương nhưng sự hồi tưởng, nhìn về quê hương, bản làng với bao tình cảm sâu lắng khiến cho người đọc yêu mến và thân thuộc hơn với mảnh đất Cao Bằng quê ông.

Viết về thiên nhiên núi rừng quê hương, Y Phương tập trung khắc họa bức tranh cảnh vật mang đặc trưng riêng của vùng núi Cao Bằng. Ông say sưa viết về núi rừng như ngọn nguồn của sự sống với màu sắc tươi sáng, vô cùng sinh động và tràn ngập chất thơ.

“Vào rừng trúc, bạn sẽ thấy cây mọc là là. Dù chúng mọc trong môi trường tự nhiên, nhưng chúng trật tự và ngăn nắp. Bạn sẽ được tắm tia nắng sớm chiếu qua. Ánh sáng tạo thành một rừng trúc lung linh màu vàng rơm. Đi trong màu vàng rơm bạn sẽ thấy mình gày và cao ngẳng. Đó còn là vẻ đẹp mà tự nhiên ban tặng cho loài trúc... Nếu nhìn từ xa, rừng trúc như đàn gấu xanh khổng lồ, chúng đang lin lít ngủ đông. Ôi những chú gấu ngủ đông, thỉnh thoảng lại rít lên từng cơn, để đùa lại ông trời”.

Y Phương rất chú ý miêu tả đặc trưng của rừng trúc: “Cây trúc mọc

tươi tốt ở vùng rừng núi Nguyên Bình, Thông Nông của tỉnh Cao Bằng. Thổ nhưỡng ở đây là núi đất nâu, lẫn đá thạch anh. Mưa lâu không bị ủng. Nắng nhiều không bị mất nước. Hanh khô mãi mà đất không bị bong thành bụi. Núi ấy phù hợp với cây trúc sào…Núi trúc ở đây, có độ cao trung bình từ tám trăm đến một ngàn mét, so với mặt nước biển. Núi nọ cầm tay núi kia đi mãi, đi hoài. Đi hết cuộc đời người cha, sang cuộc đời con đến cuộc đời cháu, chắt, chút, chít… vẫn quẩn quanh núi trúc… Trong rừng trúc, hầu như không bao giờ có thú lớn. Chỉ cần nghe lá trúc reo, là hổ báo với lợn rùng tự mình mền oặt. Cả chân tay, lẫn dáng vẻ oai phong lẫm liệt đều bị triệt tiêu. Thi

thoảng có vài con dúi, con chồn hương, con chim trĩ đi quá giang để về rừng già tomg nơi trú ngủ. Nhưng muỗi vằn và dĩn đực nhiều như trấu vãi. Chúng kêu ong ong, inh inh suốt ngày đêm.” (Chiếu trúc nhìn ta)

Đến với “Rừng dẻ nằm trong tổng thể khu du lịch, thác Bản Giốc,

động Ngườm Ngao, làng Tày Khuổi Ky… Đó là điểm du lịch sinh thái”,

người đọc sẽ choáng ngợp bởi màu xanh của bầu trời, tán rừng. Sinh ra và lớn lên ở miền núi nên ông có cách cảm nhận và miêu tả rất độc đáo về rừng dẻ:

“Bạn hãy đến Trùng Khánh vào những ngày trời trong mây cao. Khói đốt đồng đâm thẳng lên trời. Không gian tứ bề yên ắng tĩnh mịch. Bạn sẽ được nghe hạt dẻ nói. Cả một cánh rừng dẻ râm ran đang vào vụ. Ban ngày thì dẻ lao xao, rì rào, tí tách rơi. Rơi như mưa màu nâu”. (Về Trùng Khánh mà

nghe hạt dẻ)

Y Phương viết về rừng trám một cách tự nhiên với những liên tưởng độc đáo thú vị: “Trám quý và ngon là bởi nó được chưng cất từ hồn vía đất

đá núi non quê nhà. Giống cây này người ta trồng mà cứ mọc hoang trên núi. Trồng xong một thời gian là nó lớn, và lớn rất nhanh. Thân cây gốc tròn cao to, trông nở nang lực lưỡng như những chàng dũng sĩ. Nhưng bên trong gỗ cây trám lại xốp rỗng, thể như hang động… Đến mùa cây ra hoa làm quả, toàn thân nó phát ra mùi đực cái. Khiến cho muôn loài côn trùng xa mấy cũng tìm đến. Chúng bâu đầy lên lá lên hoa. Cứ mải mê rủ rỉ rù rì hút hương, vô tình chúng đã thụ tinh cho trám. Thế rồi trám mang thai. Trám râm ran sướng như người. Nhìn dáng cây bờ phờ mệt mỏi, bởi chúng dồn hết niềm vui xuống gốc. Gốc cây to như cột đình. Cành lá lặc lè, đung đưa niềm kiêu hãnh của người sắp được làm mẹ”.(Trám cũng mang thai)

Đọc tản văn của Y Phương ta như bị hút theo những vòm hang trong lòng núi, những thung lũng nằm lọt thỏm giữa những dãy núi: “Cái vòm hang

ngoài trời, có thể nóng tới 39 - 40 độ. Cái sự mát ấy không thể tả được. Nó đê mê. Nó sướng từ ruột hang lan tỏa ra. Hơi mát phủ từ đỉnh đầu, dìu dịu rót xuống đến gang bàn chân. Mát từ khe đá, hõm đá đến chứ chẳng vội vàng mát… Những chú chim tím biếc. Chúng làm tổ trên vách đá cheo leo. Mấy ả bướm vàng, bướm trắng, bướm xanh. Chúng nó đậu ở khắp nơi. Đàn bướm cứ rập rờn khép mở, đẹp như trong vườn treo Babylon”. (Lão Mòn đi đâu

rồi); “Lũng Pác Nạo nằm lọt thỏm giũa những dãy núi đá vôi. Núi đứng sừng

sững như chọc lên ông trời. Ngọn núi nào cũng nhọn hoắt, cao vời vợi”. (Còn

có một cái Tết Vía trâu); “Từ lòng núi Bo Thang nước chảy như đùn. Nước

đến đâu người dân gieo cải xoong tới đó. Cải xoong bồng bềnh tươi tốt trên mặt nước”. (Dân Co Xàu hát woàng dzà).

Hình ảnh con sông quê hương đã in sâu vào trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam, là nguồn cảm hứng vô tận của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Ta bắt gặp trên văn đàn hình ảnh dòng sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng

tóc trữ tình; đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn

Tuân. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” dòng sông Hương đã miêu tả “như một người gái đẹp nằm ngủ mơ

màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoang dại”… Còn vẻ đẹp của con sông

quê hương hiện lên trong tản văn Y Phương một màu “xanh ngăn ngắt”-

“màu xanh như rêu dưới đáy sông”. Đó là sự kết hợp sắc xanh của trời và

màu xanh của lá rừng, cái chắc khỏe của đá: “Dưới đáy sông có biết bao hòn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đá cuội. Hòn to. Hòn nhỉ. Hòn dẹt. hòn tròn. Hòn màu xanh dương. Hòn vàng như vỏ quýt. Hòn đỏ như tiết dê. Hòn đen tuyền như hột nhãn… Đẹp thật. Qủa là đẹp mê hồn. Những hòn đá nhỏ như viên bi. Nói chính xác đó là những đóa trầm tích. Hàng triệu năm mới có. Phải đến ty tỷ đá núi bị nước bào mòn mới được một hòn đá cuội. Cái vỏ xấu xí ngang ngạnh của đá bị

nước bào dần, qua hàng thiên niên kỷ. Đến một ngày, sắc đẹp của đá mới lộ ra. Đấy là điều bí mật tuyệt vời nhất của tự nhiên”. (Sông bơi), mới tạo nên được cái màu xanh nên thơ, ngọt ngào đến trong lành của dòng sông.

Dòng sông trôi êm đềm có một sức hút vô hình với con người, vì thế hình ảnh con sông quê hương ấy luôn ám ảnh trong tâm tưởng nhà văn. Mặc dù đang sống ở nơi Hà Thành nhưng nhà văn vẫn nghĩ về “những con sông

quê đang bơi. Bơi từ chân núi Phà Làng tới Thung hoa. Thung hoa ngày xưa nở đầy hoa mua tím, bây giờ người ta gọi chệch thành thung lũng Thông Huề. Thật tiếc, giá cứ để tên Thung Hoa thì đẹp biết bao. Thông Huề là gì nếu không có con sông Bắc Vọng chảy qua. Nước sông Bắc Vọng xanh như trời. Trời dầm trong nước sông cùng với da con gái. Nên da trời trắng ngần”. (Sông bơi)

Bằng tài quan sát và trí tưởng tượng phong phú, Y Phương đã làm nổi bật lên vẻ đẹp kì diệu của cánh đồng lúa: “Cánh đồng lúa đã bắt đầu bén rễ.

Lúa như những đứa trẻ sơ sinh hãy còn loe hoe lông măng. Tã óm lỏng lẻo hở cả rốn ra ngoài. Chúng giơ tay giơ chân quều quào khua lên trời. Lúc nào lá cũng đạp nọc nạch, tung tinh rối rít. Gốc lúa nhả ra chữ o chữ ô ấm áp, tạo thành những âm tiết giản đơn, nhưng thiêng liêng đoạn đầu cuộc đời. Sao có người bảo đây chính là tiếng ếch ộp gọi bạn tình. Chắc phải như thế rồi. Thảo nào gió cứ lay nhay sung sướng. Gió đứng dạy từ mặt ruộng. Nó mang theo mùi bùn non. Bùn non sánh như sữa đặc”; “Chẳng biết lúa ngủ vào lúc nào. Ngày cũng như đêm, khi đi ngang qua cánh đồng, tôi đều nghe tiếng lúa non chóp chép. Lúa non bú ruộng. Cả cánh đồng bay lên, dâng lên mùi bùn non. Bùn đượm sương đêm nắng sớm. Nên váng bùn tụ thành những quầng. Bùn cũng có vòng đời. Bùn bao quanh gốc lúa” (Còn có một cái Tết Vía

trâu). Bức tranh cánh đồng lúa được nhà văn phác họa bằng hệ thống ngôn từ giàu tính tạo hình với những đường nét tinh tế, mềm mại, uyển chuyển đã

đem đến cho người đọc những cảm xúc, những ấn tượng đặc biệt gần gũi mà thân thiết biết bao.

Y Phương đã say sưa ngắm cảnh quê hương mình khi hoàng hôn buông xuống: “Chiều quê tôi sánh vàng như mật. Đấy là thời khắc ve ran như sôi.

Lá rừng thiêm thiếp” (Về Trùng Khánh mà nghe hạt dẻ); “Bóng núi xanh đổ xuống vá sắp kín cánh đồng” (Sông bơi)…

Viết về cảnh sắc thiên nhiên quê hương với Y Phương là cuộc “hành hương” đầy thiêng liêng. Trước thiên nhiên, Y Phương luôn bày tỏ niềm thành kính ngưỡng vọng, trong lòng luôn trĩu nặng ơn Đất, ơn Người. Tản văn của Y Phương luôn đằm sâu trong những cảm xúc mà thiên nhiên đóng vai trò là nguyên cớ đánh thức tâm tư con người và bạn đọc. Cảnh sắc thiên nhiên trong những trang viết của ông hiện lên với những dáng nét thân thương của dân tộc. Qua đây, ta thấy được phần nào sự tinh tế của nhà văn trong cách cảm và cách thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 30 - 35)