Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền nú

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 85 - 90)

Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở, là hình thức biểu hiện và thể hiện độc đáo của từng dân tộc. Nó là một “kênh” quan trọng để truyền tải giá trị văn hóa qua các thế hệ. Trong cuốn nhà văn dân tộc thiểu số hiện đại, nhà văn NôngViết Toại viết: “Điều hết sức quan trọng trong sáng tác hiện nay, ở bất

cứ thể loại nào, dù mới xuất hiện như văn xuôi, cũng phải cho đậm hương sắc những di sản tốt đẹp của văn học truyền thống. Cùng với ngôn ngữ nó là

chiếc cầu cảm thông sâu sắc giữa tác giả và độc giả” (Nhà văn dân tộc thiểu

số hiện đại, Nxb văn hóa dân tộc, 1988, tr 189)

Trong dòng chảy của văn học thiểu số, cùng với các cây bút như Nông Viết Toại, Triều Ân, Vi Hồng, Cao Duy Sơn… ngôn ngữ trong tản văn Y Phương mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đọc tản văn Y Phương, ta thấy xuất hiện hệ thống từ ngữ chỉ địa danh với những tên núi, tên làng, xã, huyện, chợ. Những địa danh: chợ Co Xàu, Thông Huề, Pò Tấu, Pác Gà, Tà Lịnh, Bản Ngắn..; núi Bo Thang, Lam Sơn, Phja Phủ, Dì Thàng, Phà Lang…; lũng Pác Nạo, Kéo Tác, Pác Woang…; động Ngườm Ngao; thung Hoa, Thông Huề; hang Đèo Liêu, Mã Phục, Keng Phác; đỉnh Hoàng Liên; rừng Nguyên Bình, Thông Nông; mỏ Chà Nà, Bo Ít, Bo Chu, Bo Păn; tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai; huyện Trùng Khánh, Mường Khương, xã Canh Tân, Minh Khai, Mường Khương, Đề Thám; làng Khuổi Ky, Hiếu Lễ; phố Háng Vài, Háng Mu, Háng Cáy, Nhả Nhùng; thôn Na Khui; cửa khẩu Pò Peo; sông Bắc Vọng, Ngàn Phố, Ngàn Sâu… không chỉ mang đậm dấu ấn văn hóa miền núi mà đã tạo nên một không gian nghệ thuật rộng lớn; đồng thời thể hiện tính chân thực cho nội dung được phản ánh trong những trang viết.

Nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến đã từng nhận xét: “Các nhà văn dân

tộc thiểu số thường đi vào lối phô diễn của dân tộc mình, nên họ đem lại cho tác phẩm văn học một màu sắc dân tộc đích thực” (Lâm Tiến, 1995, Văn học

các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc, tr40). Y Phương là người thông thạo cả hai thứ tiếng Tày và Việt, ông đã chọn lọc những tinh chất cần có để tạo nên ngôn ngữ riêng. Trong tản văn của Y Phương ta thấy ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu: “Người nông dân đang

dần dần mất đất. Trở thành người nghèo. Người đã nghèo rồi, nay mai lại nghèo thêm. Người nhiều tiền mua đất để chơi. Họ chơi nhà, chơi xe, chơi quan chức chán rồi bây giờ họ chơi gôn” (Thư gửi bạn chăn trâu một thuở);

“Thực ra đó cũng chỉ là tấm vải chàm bình thường. Nếu nhìn vẻ bên ngoài, tấm vải không có gì khác lạ. Tấm vải này, từ lâu rồi, người mẹ của chàng rể tự tay dệt lấy. Tự tay nhuộm. Tự tay là phẳng phiu. Tự tay bao gói. Được bà cất kỹ trong rương. Bà để dành cho ngày đón rước cưới con dâu” (Chắp hai

tay con gọi mẹ); “Người từ muôn nơi kìn kìn đổ về tảo mộ. Xe nhỏ. Xe to.

Đường hẹp. Đường cong queo. Hết đèo lại dốc. Người đông như kiến. Tấm thân sáu mươi xuân chắc sẽ phải chen. Phải chèn. Phải luồn. Phải lách. Nghĩa là phải bằng mọi giá về nhà bằng được. Thăm lại người chị. Một nhúm ruột thịt duy nhất còn lại” (Núi non chất ngất)…

Y Phương là người sử dụng tiếng Tày nhiều và nhuần nhụy nhất trong các trang viết: "Lão làm một nhát Pí! Raẳm rooi! Câu này tôi chịu, không thể dịch ra tiếng Kinh được. Nghĩa là ... xấu lắm, bẩn tưởi lắm. Tạm hiển nó như thế"; "Miếng này bá Hanh cho... ái dà dà... Miếng kia chú Đô biếu a nò... ăn vào bụng thì tó tò to a ríu! a rối! hầy dà..." ; "Nhưng nếu có ai bắt Mòn làm thằng lưu manh. Mòn đứng dạng háng, chỉ tay, chửi một câu tục tĩu: "Tao mà làm thằng lưu manh á! ăn thu vầy câu ní!"(Lão Mòn đi đâu rồi); "Trong lày cỏ hầu hết các số đếm đều phát âm từ tiếng Quảng. Dzắt tỉm dzắt (một). Nhì

tảu nhì (hai). Slam tỉm slam (ba). Slế hồng slế (bốn). Lọoc woáy lọoc (sáu). Slắt chểu slắt (bảy). Pát giàng pát (tám). Cẩu phái sòong (chín). Hói mả hồi

(mười). Rất khác với cách phát âm bằng tiếng Tày. Chúng tôi đếm từ một đến mười là: nâng, sloong, slam, slí, hả, slốc, chêt, pét, cẩu, slíp". (Biêng biêng lày cỏ bạn mình ơi); "Làng Khuổi Ky chúng tôi nhỏ như một con tem. Nhưng nhờ có con tem nhỏ bé này mà thế giới người ta biết pỏ Tày mỏ tọoc. (Hồn làng Khuỏi Ky); Cháu sẽ thôi khóc ngay. Kờ... r... o...ạ...t R...ú...rú...rú...thày về trời đây. Rông mạ te cai nỏ" (Mẹ Hoa chơi trứng); Ở đây gồm toàn người Tày Nùng, nói đặc một giọng mà dzá rí, co máy liền co máy lỳ nghe say như rượt nếp cẩm" (Cõi người ù òa thổi)...

Bản sắc dân tộc trong tản văn Y Phương còn được tạo bởi việc sử dụng từ ngữ sóng đôi nửa Tày, nửa Kinh, làm cho ý nghĩa của tiếng việt được mở rộng hơn, khái quát hơn như: Cái cày là thay, người cày ruộng là gần thay nà, giả cúng giả ké - người mẹ già, tua thang kho - con đuôi cong, khẩu nua đăng đeng - xôi, pây tái- đi lễ bố mẹ vợ, rằm khăứ - ướt khô, pỉ lùa, pỉ nàng - nàng dâu, pác lẻp - nói phét, cáy tắc - gà giò, pẻng lăng gòng - bánh lưng gù... Nhìn chung, khi sử dụng những từ ngữ sóng đôi này, nhà văn đã giúp người đọc nhận ra một thứ ngôn ngữ rất tự nhiên, mộc mạc như chính bản chất miền núi. Những từ ngữ mà Y Phương sử dụng không chỉ mang ý nghĩa ban đầu mà nó còn mang hồn cốt của dân tộc Tày, tạo nên giá trị văn hóa độc đáo.

Y Phương sáng tác bằng tiếng Việt, nhưng bao giờ cũng xuất phát từ tư duy dân tộc, từ tầng sâu văn hóa của dân tộc mình. Bởi vậy, tản văn Y Phương không chỉ mang theo những con người, những sự kiện, những hiện tượng thân quen gần gũi mà còn mang cả hình dạng, âm thanh màu sắc của sự vật, hiện tượng: "Ngày ấy, cứ chiều về, bà con lại quẩy đôi thùng gỗ

thông, hoặc thùng tôn, tòong tèng đến làng Hiếu Lễ, lấy nước sạch về dùng"

(Dân Co Xàu hát Dzoàng Dzà); "Qủa còn nhỏ hơn nắm đấm. Hình vuông. Họ

thêu đôi chim hòa bình đậu trên cành bjooc tào hoa đào; Những chum rượu phình phàng ngất ngưởng bày từ sáng sơm đến chiều tà; Những chú lợn tạ bị chọc tiết, lùm lùm như nong đậu đen, chân co chân duỗi nằm trên đống rạ. Rồi họ khiêng chúng cho vào lóong, dội nước sôi lên kêu ằng ặc" (Tết anh

cả)...

Thủ pháp so sánh có hình ảnh mang đậm nét đặc trưng văn hóa của người miền núi xuất hiện nhiều trong các trang tản văn của Y Phương: "Người

người như muôn hoa thúc thắc; Cô con gái cưng như cây hoa biết đi”; miêu

tả người dượng làm nghề dzang tang: "Đôi tay dượng sần sùi như da cóc.

viên lau cau, đỏ hỏn như quả ớt”; viết về Pờ Sảo Mìn "Lão đúng là một chiếc lá xanh ngon ngật ngưỡng, giữa muôn vàn lá trên đỉnh Hoàng Liên vời vợi. Bao giờ lão cũng là một chiếc lá lành. Chiếc lá không quá đắng mà cũng không quá chát. Thơ lão như sa nhân..." Đó là những hình ảnh so sánh rất gợi

liên tưởng từ chính những sự vật gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc, vừa tạo ra một trường thẩm mĩ mang đậm dấu ấn riêng.

Người dân tộc rất ưa so sánh, ví von sự vật, sự việc qua những câu thành ngữ, tục ngữ được đúc kết từ xa xưa. Nhà văn Y Phương đã vận dụng thành công tục ngữ, thành ngữ vào trong tác phẩm của mình - đó là một cách tìm về với truyền thống dân tộc. Những câu thành ngữ, tục ngữ của người Tày và Việt đều được ông sử dụng một cách có hiệu quả: "Nói về tình cảm con người, người Tày Nùng có câu Lai cần liệng laicần lẻ lỏoc. Cần tỏoc liệng

cần tỏoc lẻ thai (Nhiều người nuôi nhiều người thì sống. Một mình nuôi một

mình là chết); về tình yêu: "Cẩu slíp pi nhằng pàn khảu sluổm” (Chín mươi tuổi rồi mà còn bò tìm vào cửa buồng); xuất phát từ tình yêu của con người với loài vật - con trâu, người Việt có câu "Con trâu là đầu cơ nghiệp", người Tày Nùng có câu "Tuô mò dò pỏ khỏ" (Con bò giúp gỡ cảnh nghèo); về ẩm thực "Woan bấu tấng nựa pết, chếp bấu tấng pả nả” (Không có thứ thịt nào ngon bằng thịt vịt, chẳng có tình cảm nào thân thiết bằng tình chị em gái); về tục lệ thăm gái đẻ "Người Kinh có câu "ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng", người Tày có câu "Lục slao cốc gjộc khẩu têm" (con gái đầu lòng cối gạo đầy); lửa được người Tày ví như người mẹ: "Thẩu bấu tấng fầy, đây bấu tấng pỏ mẻ" (Ấm áp không gì bằng lửa, lòng tốt không gì sánh bằng tình

mẹ); nói về giấc ngủ người Tày cổ xưa có câu khuyến dụ "slíp ám nựa cáy

ton bấu tấng đua nòn rẳp rủng" (Mười miếng thịt gà thiến không bằng giấc

ngủ về sáng); nói về sự nhàn người "slíp lạo hêt quan bâứ tấng lạo lỏt pàn” (Mười ông làm quan to, không bằng một ông vét đĩa mang được nhàn hạ); lễ

vật trong ngày cưới chủ yếu ở tấm lòng người "Ngần dèn tang to nhả. Than

nả tảy xiên kim" (Tiền bạc như đất cỏ. Mặt mũi tựa ngàn vàng); nói về người

có tài "Quảng slíp lạo lục bao Nguyên, bấu tấng lạo kin dziên Trùng Khánh" (Mười anh trai tơ Quảng Nguyên không bằng một ông nghiện vật vờ Trùng Khánh)... Trong tản văn Y Phương, chúng ta bắt gặp rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ được vận dụng sáng tạo, linh hoạt, giàu sức biểu cảm. Hơn nữa nó đã phản ánh được trình độ tư duy, nhận thức của người dân tộc.

Việc vận dụng đúng lúc, đúng chỗ ngôn ngữ dân tộc đã đem lại giá trị thẩm mĩ cho câu văn nghệ thuật, đồng thời phù hợp với cách cảm, cách nghĩ và cách nói giàu hình tượng của người miền núi. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi được Y Phương dụng trong tản văn đều mang những hàm ý, ẩn ý riêng của dân tộc, nó làm sống dạy cả một lối sống, một thái độ, một cách ứng xử, một tầng sâu văn hóa của dân tộc Tày.

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w