Kiến trúc và ngôn ngữ 1 Kiến trúc

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 72 - 75)

2.5.1 Kiến trúc

Dân tộc Tày thường lựa chọn vùng núi cao, nơi có nhiều sản vật núi rừng để làm nơi sinh sống. Qua nhiều thế kỷ, cùng với những điệu kiến đặc thù đã tạo nên nét văn hóa độc đáo trong kiến trúc. Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình gắn liền với mỗi làng quê và trở thành biểu tượng văn hóa. Kiến trúc đình làng Co Xàu được Y Phương miêu tả rất tinh tế “Mỗi phiến

đá lót làm nền đình, rộng chừng nửa thước, dài một thước tây, và có độ dày hai thuốn rưỡi. Chúng kết dính với nhau bằng mật mía với phân trâu tươi. Hàng trăm năm nay, các phiến đá không suy suyển một ky. Phiến đá nào cũng lõm chõm gồ ghề. Lâu đời rồi, người chân không giày, đi lại trên đá. Người đi qua đi lại như mài. Có phiến lên nước xanh như ngọc. Có phiến màu đen tuyền. Có phiến tiết ra muôn vàn con suối nhỏ” (Đình chợ Co Xàu).

Giếng chàm “có đường kính từ một thước rưỡi đến hai thước tây. Giếng nào

cũng sâu ngang ngực. Giếng có từ những ngày dân tứ chiếng bát phương đến đây khai hoang lập làng. Nhìn những vết đục trên mặt đá, biết tay nghề của các bậc tiền nhân vụng, thô sơ, mộc mạc. Nhưng tình cảm của họ đối với mảnh đất này vô cùng sâu sắc, thân thiết” (Giếng chàm xanh như ngọc).

Ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho con người cuộc sống định cư, đặc biệt có “an cư thì mới lạc nghiệp” cho nên ngôi nhà có vị trí quan trọng trong đời sống. Do vậy, kiến trúc nhà ở của người dân tộc Tày được nhà văn thể hiện rất rõ nét qua tản văn Dân Co Xàu hát Woàng dzà: “Những dãy phố thẳng hàng, vuông vắn như bàn cờ. Có thể nói phố cổ Co Xàu mang dáng dấp đô thị thời Xuân Thu Chiến Quốc. Những ngôi nhà xây bằng đá hộc. Đá kết dính với nhau bằng vôi tôi trộn với đất đồi Kéo Lồm… Nhà một gian, hai ba gian, hình ống, kế tiếp nhau. Nhà nọ sát nách nhà kia, xếp thành hàng thành lối. Nhà nào cũng lắp những cánh cửa bằng gỗ nghiến, dày hàng thuốn. Thực chất đó là những tấm phản chân mộc, không lắp ghép, không chạm khắc, không đẽo đục, không gọt bào. Phản đã lên nước màu thời gian như xi đánh giày, đen bóng. Lớp nọ đè lên lớp kia, dày hàng ly. Mỗi khi có người nhà đóng mở, chúng nó kêu kột kạt, một cách đĩnh đạc, trầm hùng”.

Do những điệu kiến đặc thù, kiến trúc nhà của người dân tộc Tày thường thể hiện mối giao hòa với thiên nhiên: “Nhà mình đơn sơ trong sương

mây, đứng mà nghe núi Giàng huýt gió. Có mái ngói đen và có vách đất nâu. Nhà như cụ cố cởi trần vác mai đi đào củ mài. Có cầu thang bằng tre và ván bắc ra sàn. Sàn chẳng đựng gì chỉ dùng để phơi nỗi buồn cô đơn tháng Chạp. Trong nhà lúc nào cũng có thiên nhiên tìm đến. Họ hàng bầu bí thì bám chắc vào tường vách. Ngôi nhà sàn như được làm bằng trẻ con. Bầu bí lắc lư cười đùa cùng con ong mật. Chúng làm tổ với nhện giăng mắc đầy gầm nhà. Nắng với mưa sương làm tình trên mái núi, đẻ ra muôn vàn rêu xám với nấm nâu… Những ngôi nhà sống ngót trăm năm. Nhà chỉ đục cây với vát cột ngoàm. Lỗ đục vui như cái miêng cười. Nhà làng mình tuyền trát đất với buộc giây khau tải. Lạt thì ngắn, mưa thì dài, nhưng cột xá vẫn dỏe dai chống đỡ gió bão. Chín thanh ngang ken mười thanh dọc, làm thành bức vách chống cáo trộm

gà. Gió đu đưa như người ru đu đưa” (Nhúng xuống thành phố mà tôi vẫn

xanh); “Hàng rào bằng đá thì chắc chắn và không bao giờ mục.” (Bơm kim tiêm rải trắng nương ngô).

Kiến trúc đình làng, giếng nước, nhà ở là nét đặc trưng cho dân tộc Tày qua bao đời nay, nó không chỉ là phong tục tập quán mà còn thể hiện nét đẹp thẩm mĩ và trí tuệ của con người nơi đây.

2.5.2 Ngôn ngữ

Trên đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ dân tộc Tày rất giàu và đẹp, điều đó đã khiến cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Tày trở nên hết sức phong phú, uyển chuyển và tinh tế. Làng Hiếu Lễ, quê hương Y Phương xưa kia là đất của quan Châu quan Phủ. Một vùng quê có mỏ nước ăn quanh năm đầy ăm ắp, nước vừa trong vừa ngọt bởi nó được chắt ra từ các kẽ chân núi đá. Y Phương tự hào viết Trùng Khánh – “Một vùng đất giàu tính nhạc, trong

ngôn ngữ giao tiếp, trong các làn điệu hát dân ca”.

Qua tản văn Giọng nói người Cao Bình, Y Phương đưa người đọc tìm hiểu về nguồn gốc nhóm ngôn ngữ Tày Thái: “Nhóm ngôn ngữ này kéo thành

một vệt dài từ miền Nam Trung Hoa qua Việt Bắc, Tây Bắc của Việt Nam. Kéo đến Lào sang Thái Lan qua Myanmar. Thậm chí đến tận Ấn Độ cũng có một nhóm tộc người San, cũng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái”.

Giọng nói người Cao Bình đã phần nào nói lên sự khác biệt trong hệ thống ngôn ngữ dân tộc Tày: “Tiếng nói của người Cao Bình nghe hay như

hát. Thậm chí, nhiều khi các cô gái chỉ chúm miệng thôi. Tiếng gọi Chài ơi! Nọong chứ! (Anh ơi! Em nhớ). Ví dụ người ta nói: Con tâu tắng buộc ở gốc te. Nó đang xẻ thau woe nạch nạch. Thì bạn phải hiểu “Con trâu trắng buộc ở gốc tre. Nó đang kéo dây mướp lạch xạch”. Hay: “Chào nọong! Nọong pây tháp thóc lỏ”. Nếu không dịch ra tiếng Việt chuẩn hoặc tiếng Tày chuẩn là

“Chào em! Em đi gánh thóc à”. Thì đến Tết Công ghô bạn cũng không thể hiểu họ nói gì.” Đến với tản văn Đi chợ nhìn người, bạn đọc thấy được nét

đặc trưng của người Cao Bình khi nói chuyện thường thêm chữ “lỏ” “Ăn rồi

lỏ. Đi chợ lỏ. Xem tivi lỏ. Dường như ai đánh mất chữ lỏ không còn là người đẹp Háng Sléng Cao Bình nữa. Bên cạnh đó, Nhà văn còn bật mí để nhận biết được sự khác nhau trong cách phát âm khác nhau giữa các làng bản: “Người làng nào nói giọng thổ âm làng đó. Âm vực cao thấp giữa người làng này nghe rất khác người làng nọ. Mà giữa các làng này chỉ cách nhau mươi cái bờ ruộng, đâu có xa xôi gì. Ví dụ cùng nói về sự rỗi rãi. Người vùng Pò Tấu nói dzu Đài. Người vùng tôi nói dzu đai, hơi luyến một chút. Người Lũng Đính nói dzu Đải. Đài, đai, đải có cùng một nghĩa là ở không”.

Ngôn ngữ dân tộc Tày mang màu sắc văn hóa riêng, qua những trang viết tản văn, Y Phương đã giúp người đọc nhận ra một thứ ngôn ngữ rất tự nhiên, mộc mạc như chính bản chất núi; đồng thời làm phong phú giàu có hơn ngôn ngữ dân tộc.

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w