Maxim Gorki - đại văn hào của nước Nga Xô Viết đã từng nhận định
lớn lên từ câu hát ru của mẹ, gắn bó với quê hương, chung thuỷ với núi rừng, tâm hồn luôn hướng về nguồn cội. Mặc dù Y Phương đã “ra phố” nhưng tất cả những hình ảnh thiên nhiên, con người với những phong tục tập quán của quê hương luôn tỏa sáng trong tâm hồn nhà văn. Những con người xứ mây chân thực và có đời sống tâm hồn trong sáng đã gắn bó in đậm trong tâm trí nhà văn giờ hiện lên một cách tự nhiên, giản dị, mộc mạc, chân thành. Trong tản văn Y Phương, những con người quê hương hiện lên từ phụ nữ, trẻ em đến các nhà văn ... đều chân thực, giàu nghĩa tình mang đậm dấu ấn miền núi.
Hình ảnh người phụ nữ từ xa xưa đã đi vào văn chương như ngọn nguồn của sự sống, của sức mạnh. Người phụ nữ trong tản văn Y Phương mang cốt cách của người vùng cao. Họ mang trong mình một nhân cách cao cả. Viết về người phụ nữ, ngòi bút của Y Phương luôn thể hiện sự trân trọng. Họ như những viên ngọc sáng của vùng núi Cao Bằng.
Kỉ niệm về người bà hằn sâu trong tâm trí nhà văn: “Bà nội tôi hay ngồi
trên chiếc ghế rơm, lưng tựa cửa, mắt nhìn ra cánh đồng làng hàng giờ. Tôi trông bà như bức tượng bằng đá đen nguyên khối. Bà ngồi ngóng đợi lúa mùa. Còn lúa mùa thì quạt mát, quạt xanh rười rượi lên mái tóc trắng xóa cho bà”. Dân tộc Tày do điều kiện sống khó khăn nên từ xưa tới nay nổi tiếng
chăm chỉ, cần cù. Họ lao động không ngừng nghỉ, không ngại tuổi tác. Hình ảnh người bà “đã ngoài tám mươi, không phải làm bất cứ việc gì trong nhà
hay ngoài đồng. Nên bà ngồi cả ngày bện ghế biếu cho cả xóm bốn năm chục người lớn bé. Chiếc ghế nào bà cũng chăm chút tỷ mẩn nên trông rất vào mắt” đã làm sáng lên phẩm chất của người miền núi.
Tuổi thơ nhà văn còn gắn bó với bà Phò như nghĩa tình bà cháu. Bà thường kể cho Y Phương nghe biết bao câu chuyện về những mảnh đời nghèo khó. Những đứa bé mồ côi cả cha lẫn mẹ… “Hình ảnh một người đàn bà Tàu
nhà nào lâu quá ba năm. Theo bà, ba năm là đủ thời gian cho một đứa trẻ lớn lên hết các chứng sài đẹn. Ba mùa lúa là đủ cho gia đình này vượt khó, thoát khỏi cảnh nghèo. Trước giờ lên đường, chủ nhà cố ấn tiền bạc, vải vóc, quần áo để trả công cho bà. Nhưng bà kiên quyết không nhận. Bà nói tôi đã nhận cái tình người Phủ Trùng này rồi. Nay lại cầm đồng tiền bát gạo này nữa, thì mang tiếng tôi tham. Ở trên đời, cái tình người là đáng giá nhất, quý giá nhất. Cái tình người có muốn mua cũng không ai bán. Xin, không ai cho…”.
Với tình cảm gắn bó sâu sắc, Y Phương dành cho bà những trang viết mang đậm chất thơ:“Ngày tôi trở về, bà Phò đã nằm yên dưới cỏ. Một con bướm
trắng nhẹ nhàng bay lên đậu xuống. Một khóm hoa dại trắng, chúng mọc li ti như hạt mưa bị tháng giêng.Một con đường trắng uốn lượn vòng vèo từ mây xuống làng…” (Bà Phò).
Ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ mà nhan sắc và phẩm hạnh cũng mang đường nét riêng của dân tộc: “Ngày ấy chị đẹp ngẩn người. Đẹp từ dép đẹp
lên. Đẹp từ tóc chải lệch ngôi đẹp xuống”. Tiếng khóc của chị “Làm cho mọi người trong nhà bác tôi, nhìn thấy bánh mà chẳng muốn bóc. Lòng dạ người già, nhiu nhiu như lá chuối buồn. Người đẹp khóc đá cũng héo, nữa là người” (Tết anh cả)
Y Phương viết về người chị - nhúm ruột thịt duy nhất còn sót lại: “Cái
răng cái tóc lung lay ngoài bảy mươi xuân rồi. Chiều nào chị cũng xiêu xiêu ra ngõ nghe nắng, nheo mắt nhìn gió, xem kỹ có thấy bóng dáng tôi không. Sợi tóc nào cũng mốc thếch rũ rượi. Chị lo lắng sợ tôi đói, sợ tôi khát. Nắng mưa nào cũng lo tôi nhức đầu sổ mũi. Chẳng biết thế nào mà lường, chị em tôi đều như chuối chín”. Tình yêu thương dành cho cháu con và người em trai
luôn thường trực trong chị: “Gà gáy thưa. Người chị tỉnh dạy. Vỗ yêu vào
việc, chị lẳng lặng lấy chiếc áo khoác ngày xưa của cha, choàng lên người tôi” (Núi non chất ngất).
Bằng lối viết chân thực, giàu cảm xúc, Y Phương viết về mẹ nhà thơ Bế Thành Long chất phác, luôn hướng về nguồn cội:“Một bà mẹ đẹp lão, lúc nào
cũng bỏm bẻm nhai trầu. Bà là hiện thân sinh động của một kiểu người con nhà gia thế. Bà coi những bạn của con mình như người thân. Bà dành những miếng ngon nhất, lạ miệng nhất cho khách. Khi thấy chúng tôi gắp những miếng thịt thỏ sốt rôty theo kiểu người Thái, xuýt hà kêu cay, bà mủn mỉn cười lấy làm hài lòng” (Lãng đãng Bế Thành Long).
Viết về người vợ, người chị:“Bà xã tôi ngồi nhừ ra, mặt dài như quả
mướp. Khiếp thế, đàn bà con gái hễ cứ xa nhau một tý là người mềm như sáp. Ngủ với chị có một đêm, mà tình cảm đã chảy tràn trề ra khắp mặt. Không biết họ đã tâm sự với nhau được những gì. Gần như suốt đêm, họ rầm rì thì thào như giọng vịt đực, mỗi khi tôi thức giấc đều nghe tiếng. Chị ngồi ngay trước mặt, nhìn tôi như nuốt lấy từng lời. Tay phải chị cầm quạt, tay trái cầm khăn lau từng giọt mồ hôi trên người cho tôi. Thấy mình xấu hổ quá, nhưng tôi cứ đành lòng ngồi yên cho chị quạt mát. Ngần này tuổi rồi, đã trải qua không biết bao nhiêu sương gió đạn bom, nay lên chức ông nội bà ngoại. Vẫn bị chị gái coi như hồi nào còn nhảy tưng tưng trên lưng chị. Vợ tôi cứ lủm nhủm cười mà rằng bác ơi nhà em đã thay mấy lần móng cựa rồi đấy ạ. Làn da anh ấy cũ đến nỗi muỗi không thèm cắn. Sao chị còn…Mặc xác mợ! Với chị, cậu vẫn còn trẻ con lắm. Ha ha ha đúng không nào. Cầm lấy khăn mà đi rửa cái mặt cho nó sạch. Gớm! Râu với ria …” (Chị tôi). Qua những chi tiết
rất đời thường, Y Phương đã làm toát lên tình chị em nói riêng, tình người thắm thiết, sâu sắc.
Hình ảnh các chị em đeo vòng bạc, dây xà tích, túi đựng trầu bằng thổ cẩm, các võ sĩ Phja Fủ anh dũng chống lại bọn giặc cờ đen cờ vàng “đem
thanh bình trả lại cho cả vùng đất Thượng Lang Hạ Lang” (Kung fu người Co Xàu) như một biểu tượng đặc trưng của văn hóa dân tộc Tày. Trong tản văn, Y Phương viết về những con người đời thực, với những tên gắn với núi rừng. Ở đó có ông Thoòng làm nghề vá chảo hàn nồi; Lão Mòn không biết sinh năm nào, nhưng lão từng tham gia đánh Pháp. “Ai bảo Mòn làm ngói, thì
Mòn làm ngói. Ai khiến Mòn làm chum, làm lọ, hay bất cứ cái gì đều được hết… Lịch làm việc của Mòn kín cả tuần, kể cả ngày lễ, ngày chủ nhật cứ như Mòn là ông chủ tịch nào vậy…Trước khi lên đường về mường trời, chiều chiều Mòn hay lên núi Phja Phủ nhìn xuống phố chợ. Lão bắc loa cuốn bằng mo tre, gọi xuống hàng phố. “A lố a lồ! Nếu ngô thị trấn bị mất trộm, thì chỉ có mấy thằng nghiện lấy thôi” (Lão Mòn đi đâu rồi).
Y Phương viết về trẻ thơ với một tình thương mến bao la. Hình ảnh trẻ em trong tản văn Y Phương hiện lên hồn nhiên trong sáng, mang đậm bản chất của núi rừng quê ông. Đó là hình ảnh Anh Sa “hăng hái thò ngón tay
nhỏ xíu tắt đèn” trước ngày được về quê để được nói tiếng Tày. Tiếng khóc
của bé Kiu - “Con bé ba tháng tuổi khóc ré lên. Khóc bằn bặt. Sau một hồi
nhớ lại, bà ngoại chạy ra bếp lấy ngay quả bò kết đem lên lửa nướng. Khói bồ kết quẩn trong căn phòng nhỏ hẹp như đường vân. Mây bồ kết bay ra trắng đục, lởn vởn, lờn vờn cong queo, bay bay. Theo đường thở, khói bồ kết rủ nhau chui vào lỗ mũi Kiu. Hệt như có phép lạ. Nó ngừng khóc, đầu đặt xuống vai ông ngủ. Lim dim đôi mắt lay láy đen, Kiu đang lơ mơ cười…”
(Núi non chất ngất).
Cô con gái của nhà văn thật đặc biệt: “Cách nay hơn hai chục năm, con
gái tôi mới vào học lớp một. Hình ảnh cô bé tóc loe hoe vàng, tay bưng mẹt đậu phụ trắng bóc. Cháu ra chỗ có tiếng ve cay đắng ngồi bán đậu phụ đỡ đần bố mẹ. Bắt con mình phải sớm làm việc chợ búa như thế này, không khác gì người ta tuốt lúa non, bẻ những bắp ngô đang cho con bú, mang về
dùng đỡ. Bây giờ nghĩ lại, nước mắt vòng quanh lặn vào trong. Con bé mới bảy tám tuổi đầu, vừa bán đậu nó vừa trông thằng em mặt mũi lấm lem, chân tay còi cọc. Nó ngồi cả buổi mà chả ai hỏi han bao nhiêu tiền bìa đậu cho mặt nó vui. Mẹt đậu vẫn đầy. Chưa mở hàng được đồng hào nào. Nhưng trong lòng hai chị em lại lên cơn sóng ngọt. Vì ở ngay bên cạnh, có quán hàng của bà bá Khén. Bánh kẹo thơm phức trong lớp giấy bóng kính. Từng loại kẹo hoa hòe hoa sói ép cứng nằm chật ních trong lọ. Thế là mắt mũi con chị thằng em sáng rực lên. Nó đánh liều mua chịu của bá Khén vài viên kẹo vừng kẹo lạc. Không thể nào quên đôi chân con tôi khi nó bước. Đôi chân nhỏ xíu bước hịt bước hều. Nhưng cái mặt nó luôn cười tươi làm như nhà ta chẳng hề đói rách” (Tiếng ve cay đắng).
Không những thế, Y Phương còn dành nhiều trang viết về tình mẫu tử thiêng liêng cao quý. Trong tản văn Chắp hai tay con gọi mẹ. Qua hình
ảnh “tấm vải rằm khấư dùng đẻ biếu cô con dâu trong ngày cưới” được người mẹ trân trọng, nâng niu gìn giữ - “Một tấm vải mà ai xin, dứt khoát
không cho! Ai nài mua, dứt khoát không bán” đã “lặng thầm kể về bao nỗi nhọc nhằn vất vả, từ khi mẹ sinh con ra” đến khi “con lớn lên trở thành một cô thiếu nữ xinh đẹp, nết na”.
Những ông thầy đồ, thầy tào, thầy mo, thầy tướng số, luôn hiện hữu trong đời sống dân tộc người miền núi, làm nên dấu ấn văn hóa riêng biệt.
Thầy Slay Khuy “có dáng người thư sinh nho nhã. Trên người lúc nào
cũng tỏa ra mùi mực nho. Có mùi quý phái, sang trọng, hấp dẫn được cả thánh thần. Đặc biệt ông nuôi đủ mười móng tay, hình hoa móng rồng. Móng nào cũng quăn tít. Trông rất đẹp. Mỗi khi ông dung ngón tay trỏ lật sách, tôi thấy có ba con bướm trắng. Chúng rập rờn đậu bên mép quyển mo Mường thàng”
Đó là chú Phin: “Chú Phin là người thày xem được ngày giờ tốt đẹp để
khởi công đào móng, hoặc làm một đêm gải hạn, kỳ yên, hay đầy tháng cho đứa cháu nội… Chú Phin tuyệt đối không đòi hỏi thù lao, và cũng chẳng bao giừo từ chối. Bởi theo chú, đòi hỏi là tham, từ chối là sân si. Tham sân si là ba cái đặc biệt phải tránh” (Dân tộc: Người).
Dượng Tý với nghề dzang tâng. Công việc này chỉ dành cho các đám cúng bái hiếu hỉ. “Hình ảnh dượng Tý – Một con người bé nhỏ, nhưng có mùi
hưỡng lúa rẫy, thơm nồng nàn. Người ta thích dượng là người sờ đầu gối, đếm long chân nói thật” (Ông dzang tâng hương đèn).
Người Tày Nùng từ nhiều đời nay vô cùng quý trọng tình cảm con người. “Thiếu cơm, có thể tìm khoai sắn lá rừng ăn tạm. Thiếu áo có thể
dùng vỏ cây, lông thú kết lại thành cái để mặc. Thiếu người chẳng thể nào nặn đất mà thành. Vì vậy bạn bè chúng tôi to lớn hơn sông núi”. Người Tày
có truyền thống kết bạn tồng – đây là nét đẹp văn hóa mà ngày nay vẫn được người miền núi tiếp tục duy trì:“Lễ kết bạn tồng cũng đơn giản. Chỉ cần một
mâm bánh giầy, hoặc chục phong bánh khảo. Nhưng nhất thiết phải có con gà long vàng, mỏ vàng. Màu vàng với người Tày Nùng là màu của chữ phúc. Có phúc mới gặp được nhau để kết bạn. Người bạn này, mang lễ vật sang nhà bạn kia, để ra mắt gia đình. Cha mẹ của người bạn thắp hương lên trình báo gia tiên… Bước tiếp theo, người cha mang con gà ra cắt tiết. Tiết con gà đem hòa vào hai bát rượu. Hai người bạn tồng tay nâng bát rượu tiết lên ngang trán, cùng khấn đầu lạy tạ đất trời và gia tiên… Cả hai cùng dốc bát rượu làm một tiếng: Ực! Vậy là xong thủ tục nhập gia” (Cha mẹ cho ta anh em, trời cho ta
bạn).
Trong tản văn Y Phương xuất hiện nhiều trí thức bình dân làm thơ phong slư – tài sản văn hóa độc đáo: “Người nổi tiếng nhất là ông Vua Ca Đáng
ngày nay. Tiếp đến là ông đồ Hậu – một ông đồ lãng mạn, đa tình, nhưng thơ thậm hay. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng tích cực, lan truyền sâu rộng trong đồng bào Tày Nùng”(Phong slư: máu và lửa).
Hình ảnh người cha với tấm lòng yêu thương con người được Y Phương thể hiện qua tản văn Bí mật về chai nước trong. Cha Y Phương là một thầy thuốc, một thầy tào, ông không chữa bệnh bằng thuốc “mà bằng trái tim. Trái
tim yêu thương con người”. Thuốc chữa bệnh cho những người điên là một
chai nước lã trong vắt múc từ dưới mỏ nước mang về “Rồi gọi người nhà đốt
ba nén ngang mang lên cho ông. Ba nén nhang kẹp vào mang tai. Ông ngồi thẳng lưng thẳng cổ, như kiểu ngồi tòa sen. Chỉ thấy ông nhắm hờ hai mắt, bất động toàn thân… Khoảng nửa tiếng sau, ba nén nhang cháy vừa hết. Ông lấy hơi từ lồng ngực, sẽ sang thổi vào chai. Vẫn thế, miêng chai kêu hu hu. Một kiểu âm thanh âm u, hoang dã, đầy bí hiểm. Song vẫn chỉ có chai nước trong suốt. Không màu. Không mùi. Không vị. Nhưng mang cho người điên uống, dăm ngày sau họ không còn quậy phá nữa. Nói năng từ tốn hơn. Cử chỉ, hành tung trở lại bình thường. Thật hoang đường! Thật kỳ lạ!” Sau khi
người điên khỏi, chủ nhà sắm sửa một đêm cúng Tổ tiên, Trời, Phật. Cha tôi ngời hát từ mờ đêm đến sang. Bài mo chỉ nói về hồ nước. “Một không gian
huyền bí, mà cha tôi đưa người đời đi từ bờ ảo sang bến thực. Rõ ràng ông đã cảm hóa cái xấu bằng cái đẹp. Cảm hóa cái ác thành cái thiện. Chuyển hóa cái rối tinh, mù mịt, bằng cái trật tự và lắng đọng”.
Đọc tản văn Y Phương hình ảnh con người cùng những tình cảm trong sáng, đôn hậu, chân thành hiện lên rất rõ. Đó là tình cảm giữa “người đồng mình”, họ trọng nghĩa, trọng tình, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc luôn thường trực. Vì thế khi viết về “người đồng mình”, những trang viết trở nên sâu lắng hơn. Hình ảnh các nhà văn nhà thơ hiện lên một cách chân thực, giản dị, gần gũi: “Nào túi chéo đeo vai. Nào túi nải xách tay. Cặp giả da
căng phồng. Chả biết họ đựng những gì trong đó. Có chiếc túi ngả màu xin xỉn. Có chiếc cặp lên màu cứt gà, sang bong nhẫy. Có người để tóc lào xòa ngang vai. Có người đầu húi mai cua, nhưng để râu ba chòm, Có người trên xanh dưới trắng hếu như đầu Mán. Hầu như tóc anh nào cũng biếng chải. Họ cứ để một đống sừng mọc lù lù, trông rất bất tiện. Tóc tai thì lếu láo vô tổ chức, vô kỷ luật. Râu ria lởm chởm, tua tủa như măng trúc. Cái trắng. Cái đen. Cái nâu. Cái nào cũng ba hoa phét lác. Râu với ria bốn ngày, bảy đêm không buồn cạo. Lại có người quá ư chỉn chu nghiêm túc. Hệt như ông giáo