Điều 6 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).
Tòa án xét xử tập thể có nghĩa là việc xét xử bất cứ một vụ án nào theo trình tự
nào cũng do một Hội đồng thực hiện. Thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xửđối với từng loại vụ án được qui định tại các Điều tương ứng trong pháp luật tố
tụng; cụ thể như sau
- Đối với vụ án hình sự
+ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, Điều 185 Bộ Luật tố tụng hình sự 2004 qui định:
“Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và giữ kỹ
luật phiên tòa.”
+ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm, Điều 24 Bộ Luật tố tụng hình sự 2004 qui định:
“Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm”.
+ Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm, Điều 281 Bộ Luật tố tụng hình sự 2004 qui định:
“Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa án quân sự Trung ương gồm ba Thẩm phán.
Nếu Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám
đốc thẩm thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán tham gia xét xử.
Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán phải
được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán tán thành.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi biểu quyết về nội dung kháng nghị thì phải biểu quyết theo trình tự những ý kiến đồng ý với kháng nghị, những ý kiến không đồng ý với kháng nghị. Nếu không có loại ý kiến nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành, thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Ủy ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án với sự tham gia của toàn thể các thành viên”.
- Đối với vụ án dân sự (các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động):
+ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, Điều 52 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 qui
định:
“Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp dặc biệt thì Hội dồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân”.
+ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm, Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 qui định:
“Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán”.
+ Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm, Điều 54 Bộ luật tố tụng dân sự
2004 qui định:
“Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Khi Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia.
Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao gồm có ba Thẩm phán.
Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia”.
- Đối với vụ án hành chính
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm; thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm; thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 15 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).