Tiến hành hỏi tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 52)

Điu 222 BLTTDS quy định các ch th có quyn tham gia vào quá trình hi ti phiên tòa gm có: các thành viên của Hội đồng xét xử, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, những người tham gia tố tụng khác và kiểm sát viên nếu có.

Trình tự hỏi từng người về từng vấn đề của vụ án được tiến hành theo thứ tự

Chủ tọa phiên tòa hỏi trước, rồi đến Hội thẩm nhân dân, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác.

Việc hỏi được tiến hành riêng cho từng người, xong người này mới đến người khác. Các câu hỏi được đặt ra phải liên quan đến vụ án và về những vấn đề đương sự, người bảo vệ của đương sự trình bày chưa rõ. Đương sựđược hỏi có thể

tự trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trả lời thay sau đó đương sự

bổ sung.

B lut t tng dân s quy định vic hi ti phiên tòa như sau

- Đối với nguyên đơn, chỉ hỏi nguyên đơn về những vấn đề mà người bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, nguyên đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ

quyền và lời ích hợp pháp của những người này (khon 2 Điu 223 BTLTTDS).

- Đối với bị đơn, chỉ hỏi bị đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bịđơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên

đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này (khon 2 Điu 224 BLTTDS).

- Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chỉ hỏi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về những vấn đề mà họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên đơn, đề nghị của bị đơn và

người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này (Điu 225 BLTTDS).

- Đối với người làm chứng, trước khi hỏi người làm chứng, chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì Chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. Sau đó Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những

điểm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự(Điu 226 BLTTDS).

Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử quyết định không tiết lộ

những thông tin về nhân thân của người làm chứng và không để những người trong phiên tòa nhìn thấy họ.

Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ

án.

Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại ; trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa (Điu 230 BLTTDS).

d. Công b các tài liu ca v án dân sư

Trong quá trình diễn ra việc hỏi tại phiên tòa, vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhân vật chứng được đưa ra để xem xét. Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể

cùng với các đương sự đến xem xét tại trổ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được (Điu 229 BLTTDS). Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ

án trong các trường hợp sau đây (Điu 230BLTTDS).

- Người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên tòa mà giai đoạn chuẩn bị

- Những lời khai của người tham gia tố tụng tại phiên tòa mâu thuẫn với những lời khai trước đó;

- Trong các trường hợp khác mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng.

Đối với những trường hợp đặc biệt vẫn giữ bí mật Nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố các tài liệu trong hồ sơ vụ án.

Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác xem họ có yêu cầu hỏi vấn đề

gì nữa không ? trường hợp có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là căn cứ, thì Chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục cho họ đặt câu hỏi về những vấn đề mà họ

chưa rõ liên quan đến vụ án. Nếu không có ai nêu ra vấn đề gì nữa thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc việc hỏi chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa.

1.3.4. Theo dõi phần tranh luận tại phiên tòa

Việc tranh luận tại phiên tòa nhằm đảm bảo cho những người tham gia tố

tụng được phân tích, đánh giá các chứng cứ một cách toàn diện khách quan, từ đó

đề nghị biện pháp xử lý hoặc bảo vệ những yêu cầu của họ trên cơ sở những quy

định của chính sách và pháp luật. Do đó, việc tranh luận tại phiên tòa có tác dụng làm sáng tỏ những vấn đề đã được xét hỏi, Hội thẩm nhân dân cần chú ý theo dõi

để có thêm cơ sở tiến hành việc nghị án.

Điều 232 BLTTDS quy định những người tham gia tranh luận gồm: đương sự, người đại diện của đương sự, người bào chữa quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện.

Trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự phát biểu khi tranh luận.

Khi phát biểu và đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả của việc đòi hỏi tại phiên tòa mà không được dựa vào suy đoán.

Người tham gia tranh luận về quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, kiểm tra lại phiên tòa, nhưng có quyền cắt ý kiến không liên quan đến vụ án.

Trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Chủ tọa phiên tòa đề nghị

Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong các trường sau: Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định, Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa về việc giải quyết vụ án dân sự. Theo quy

định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đối với những vụ án do tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, như vậy Viện kiểm sát không tham gia 100% các phiên tòa như quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 mà chỉ tham gia phiên tòa những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, đối với phiên họp giải quyết việc dân sự thì Viện kiểm sát tham gia tất cả8.

Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiếc vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết

định trở lại việc xét hỏi, sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

1.3.5. Tham gia nghị án

Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để

nghị án.

Hội đồng xét xử tiến hành việc nghị án trong một phòng riêng. Chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Không ai được tiếp xúc với Hội đồng xét xử, không được vào phòng nghị án cũng như có những tác động khác lên quá trình nghị án.

Chủ tọa phiên tòa điều khiển việc nghị án, nêu các vấn đề cần giải quyết để

Hội đồng xét xử thảo luận và biểu quyết. Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả

các vấn đề của vụ án và biểu quyết theo đa số về từng vấn đề theo phương thức giơ tay. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Trong trường hợp Hội đồng xét xử gồm năm người thì Thẩm phán Chủ tọa phiên

tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và lưu hồ sơ vụ án.

Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiếc phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án, nhưng không quá 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa đối với vụ án dân sự.

Thông thường trong các vụ án dân sự Hội đồng xét xử phải thảo luận và biểu quyết các vấn đề sau

Xác dịnh có tồn tại mối quan hệ pháp luật giữa các bên tranh chấp không? Lỗi của bên vi phạm (hoặc các bên vi phạm).

Chế tài cần áp dụng: Phạt, bồi thường, buộc thực hiện đúng hợp đồng…

1.3.6. Khi tuyên án

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xửđể tuyên án, đây là nội dung quan trọng của nguyên tắc xét xử công khai. Khi tuyên án toàn bộ thành viên của Hội đồng xét xửđều phải có mặt. Chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử

tuyên đọc nguyên văn bản án. Trong trường hợp đặc biệt Hội đồng xét xử có thể

phân công một thành viên trong Hội đồng xét xửđể tuyên án.

Hội thẩm nhân dân phải chú ý nghe quyết định của bản án có đúng như đã nghị án không để nếu sai thì cần bổ sung đính chính ngay tại phiên tòa.

Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm phải ký tên vào bản án trước khi tuyên án.

1.4. Giai đoạn sau khi phiên tòa kết thúc

Sau khi bế mạc phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm nhân dân cần tổ

chức rút kinh nghiệm trong quá trình tiến hành phiên tòa để nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử của Tòa án nhân dân và trực tiếp nâng cao trình độ cho Hội thẩm.

Thông qua vụ án, vụ kiện đã tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân cần lấy thực tế đó để tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đề cao ý thức tuân thủ pháp luật, gốp phần ngăn ngừa tội phạm.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VỀ ĐỘI NGŨ HỘI THẨM NHÂN DÂN CŨNG NHƯ TRONG CÔNG TÁC XÉT XỬ - ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP 1. Thực trạng

1.1. Thực trạng về đội ngũ Hội thẩm nhân dân cũng như trong công tác

xét xử

Qua nghiên cứu, khảo xác cho thấy, đội ngũ Hội thẩm nhân dân được bầu với thành phần rất đa dạng là công chức nhà nước, những người tham gia ở các Hội nghề nghiệp, tổ chức quần chúng chiến sỹ, cán bộ hưu trí. Có thể nói họ công tác trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trình độ văn hóa cũng khác nhau, có nhiều người đã tốt nghiệp các trường đại học, đã từng công tác ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, có trình độ pháp lý nhất định nhưng cũng có người học hết phổ thông trung học (thậm trí ở vùng sâu vùng xa chỉ học hết trung học cơ sở). Thành phần Hội thẩm đa dạng như vậy nhưng rất ít người làm công tác liên quan đến pháp luật. Vì vậy, việc am hiểu pháp luật của họ cũng không đồng đều. Thậm chí có người lần đầu tiên tiếp xúc khái niệm, thuật ngữ pháp lý khi họ được bầu làm Hội thẩm nhân dân.

Với một số lượng lớn Hội thẩm nhân dân trong cả nước có vai trò rất quan trọng trong công tác xét xử và đội ngũ Hội thẩm đã gốp phần đáng kể vào việc hoàn thành nhiệm vụ xét xử của Tòa án nhân dân như giải quyết một số lượng án rất lớn hàng năm, giúp cho Thẩm phán một số tác nghiệp xét xử và hiểu được sâu hơn một số luật chuyên ngành, đặc biệt là Hội thẩm đã đại diện cho nhân dân giám xác hoạt động xét xử của Tòa án. Khi xét xử một vụ án cụ thể Hội thẩm đã giúp cho Thẩm phán hiểu rõ một số kiến thức nghề nghiệp, xã hội hoặc phát hiện những sai sót, tiêu cực của Thẩm phán.

Mặc dù Hội thẩm có sự chênh lệch về trình độ pháp luật, nghiệp vụ xét xử, tuổi tác… song trong số đó có nhiều Hội thẩm luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tận tụy trong công việc, thận trọng trong nghiên cứu hồ sơ và học tập nâng cao trình độ

nghiệp vụ, nắm vững được các văn bản mới, kiên định bảo vệ quan điểm của mình, thể hiện trách nhiệm cao, không xuôi chiều khi biểu quyết thông qua bản án.

Tuy nhiên, số Hội thẩm này thường rơi vào những người có kiến thức pháp lý vững chắc, đa số đã có bằng cử nhân luật và có thời gian thực tiễn trong ngành pháp luật, một số là các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên đã về hưu.

Hầu hết ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đều có những Hội thẩm là cán bộ hưu trí tham gia xét xử cao hơn số lần Hội thẩm là cán bộđương chức, bởi chỉ có lực lượng Hội thẩm là cán bộ hưu trí mới có nhiều thời gian thỏa đáng cho công tác xét xử. Nhiều Hội thẩm tuy tuổi cao, đường sá xa xôi nhưng đến Tòa án làm việc đúng thời gian, đúng lịch làm việc, tích cực nghiên cứu hồ sơ, xét hỏi tại phiên tòa, phát hiện được những sai xót trong tố tụng, làm rỏđược nhiều vấn đề

của vụ án. Nhiều Hội thẩm đã lắng nghe dư luận quần chúng phản ánh kịp thời cho Hội đồng xét xử giúp cho phán quyết của Tòa án đúng pháp luật.

Thực trạng tham gia xét xử của Hội thẩm cũng có nhiều vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Thực tế, có những trường hợp Hội thẩm nhân dân không nắm chắc thủ

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)