Thủ tục bầu Hội thẩm nhân dân
Kế thừa và phát triển chế định Hội thẩm nhân dân trong các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 của Nhà nước ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân do dân vì dân, Hiến pháp năm 1992 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội…” (Điều 5), “Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham
gia…” (Điều 129). Căn cứ vào Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 Điều 3 quy định: “Chếđộ bầu Hội thẩm được thực hiện đối với Tòa án nhân dân địa phương…”. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002 quy định chi tiết thủ tục bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
Cơ quan bầu Hội thẩm nhân dân
Để phát huy vai trò, vị trí, tính chất đại diện nhân dân của Hội thẩm trong hoạt
động xét xử của Tòa án, Điều 41 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 quy định: “Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận cùng cấp…”. Hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Pháp luật quy định cơ quan Nhà nước cùng cấp ở địa phương thực hiện quyền bầu ra Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp thể hiện tính đại diện cho nhân dân của Hội thẩm nhân dân trong hoạt
động xét xử của Tòa án.
Cơ quan giới thiệu danh sách bầu Hội thẩm nhân dân
Quy định cơ quan giới thiệu danh sách bầu Hội thẩm nhân dân thể hiện vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc bầu Hội thẩm. Mặt trận Tổ
quốc là tổ chức chính trị xã hội, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, đại diện cho các giới ngành, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng, tất cả các thành viên trong xã hội… Uỷ ban Mặt trân Tổ quốc là cơ quan thường trực của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp căn cứ vào quy định tiêu chuẩn để lựa chọn danh sách cho các cơ quan bầu Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân các cấp.
Quy định pháp luật giao cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp lập danh sách giới thiệu cho Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu Hội thẩm, thể hiện sự tin cậy của Nhà nước và nhân dân vào vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong thủ tục bầu Hội thẩm, tính dân chủ rộng rãi và quy trình chặt chẽ lựa chọn danh sách những người
đạt tiêu chuẩn để cơ quan có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm cho Tòa án nhân dân các cấp. Trên thực tế bằng quy định này Nhà nước giao phó cho Mặt trận Tổ quốc các cấp nhiệm vụ chính trị trong công tác bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân. Với thủ tục bầu Hội thẩm nhân dân cho Tòa án nhân dân các cấp nước ta loại trừđược những yếu tố ngẫu nhiên của chếđịnh Bồi thẩm đoàn ở một số nước trên thế giới.
Theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002 thì: “…Hội thẩm Tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh…” (Điều 2) và chúng ta chỉ có “…chếđộ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Tòa án nhân dân
địa phương…” (Điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002). Điều đó có nghĩa là chúng ta không có chế độ bầu hoặc cử Hội thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao. Mặt khác, Điều 244 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định “…Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm 2 Hội thẩm”. Trường hợp nào cần thiết pháp luật không quy định cụ thể nhưng luật cho phép sẽ
có những trường hợp xét xử phúc thẩm mà Hội đồng xét xử cần có thêm 2 Hội thẩm. Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử: “Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sở thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng” (Điều 20 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002). Thế thì khi Tòa án tối cao xét xử phúc thẩm gặp những trường hợp nhất thiết cần phải có mặt của Hội thẩm nhân dân trong Hội
đồng xét xử thì những Hội thẩm đó sẽ có do đâu?.
Hồ sơ để bầu Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân4
Hồ sơ nhân sựđược giới thiệu để bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân gồm: Đơn ứng cử làm Hội thẩm Tòa án nhân dân;
Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh);
Công văn giới thiệu của cơ quan, tổ chức của người được giới thiệu bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân dân;
Trường hợp được giới thiệu lại thì người được giới thiệu bầu lại có báo cáo kết quả công tác xét xử trong nhiệm kỳ vừa qua;
Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Sau khi có kết quả bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc địa phương mình về Tòa án nhân dân tối cao để tổng hợp. Để đảm bảo việc tham gia xét xửđược tốt, ngay sau khi có kết quả bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân khóa mới, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có kế hoạch
và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân
Sau khi được bầu thì Hội thẩm nhân dân sẽ làm việc đến khi nào?. Điều 39 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002 quy định: “Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội dồng nhân dân các cấp. Khi nào Hội dồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu Hội thẩm mới”. Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2002 quy định nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Hội
đồng nhân dân cấp huyện là 5 năm. Do đó, nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân cấp tỉnh và Hội thẩm nhân dân cấp huyện là 5 năm. Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định thì Hội thẩm nhân dân có thểđược miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002 ở Điều 41 quy định: “Hội thẩm có thể bị miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác. Hội thẩm bị
bãi nhiệm khi có lý do vì phẩm chất, đạo đức, hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm”. Điều 38 Pháp lệnh này đã quy định thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiêm Hội thẩm là do cơ quan bầu hoặc cử Hội thẩm thực hiện theo đề
nghị của Chánh án Tòa án sau khi đã thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.
Thủ tục miễn nhiệm như vậy thể hiện tính dân chủ và thống nhất cao trong thể
chế dân chủ Nhà nước ta và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm Hội thẩm. Thủ tục này xuất phát từ thực tế là Hội thẩm do phụ thuộc vào ngành nghề mà đơn vị công tác, chỗ làm việc của họ ở
nhiều địa phương khác nhau và không thuộc biên chế cơ hữu, không thuộc quyền quản lý của Tòa án các cấp.
Trường hợp miễn nhiệm đối với Hội thẩm, thường được thực hiện với lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan nào đó mà Hội thẩm không thể thực hiện nhiệm vụ
của mình trong nhiệm kỳ được bầu. Thực tế cho thấy, số Hội thẩm Tòa án nhân dân địa phương được bầu có một số là cán bộ hưu trí, có uy tín trong địa phương nơi họ sinh sống. Những Hội thẩm đó bằng kinh nghiệm sống đã tích lũy, bằng sự
quan tâm cho công việc chung của xã hội, bằng uy tín và hoạt động của họ đã
chế về mặt sức khỏe nhất định và đòi hỏi Hội thẩm nhân dân cố gắng khắc phục những khó khăn khách quan để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Từ thực tếđó, đòi hỏi Uỷ ban Mặt trân Tổ quốc phải hết sức quan tâm, lưu ý khi lập danh sách giới thiệu để bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân dân, phải là những con người có điều kiện về sức khỏe…để thực hiện nhiệm vụ của Hội thẩm, nếu được cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân dân các cấp. Trường hợp bãi nhiệm Hội thẩm chỉ xảy ra trong các trường hợp: Hội thẩm có những vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn uy tín trong nhân dân, nếu không bãi nhiệm thì ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, tới uy tín của Tòa án nhân dân. Hội thẩm nếu vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng khi tham gia vào Hội đồng xét xử nói riêng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp
đến uy tín cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm xúc lòng tin của nhân dân vào công lý, vào Tòa án nhân dân, thì căn cứ vào quy định của pháp luật, những trường hợp
đó buộc cơ quan có thẩm quyền bãi nhiệm Hội thẩm đó. Đây là vấn đềảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự cá nhân Hội thẩm. Vì thế đòi hỏi các cơ quan thực hiện bãi nhiệm Hội thẩm phải thận trọng cân nhắc và tiến hành thủ tục bãi nhiệm
đúng pháp luật. Các cơ quan có liên quan đến bãi nhiệm Hội thẩm phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác này.
Thẩm phán và Hội thẩm đều là thành viên của Hội đồng xét xử, có quyền ngang nhau, thế nhưng địa vị pháp lý của Thẩm phán và Hội thẩm có nhiều điểm khác nhau. Sự khác nhau như thế nào?. Tất nhiên sự so sánh đặt ra ở đây chỉ mang tính chất tương đối:
Thẩm phán là công chức Nhà nước được Chủ tịch nước bổ nhiệm đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương và có nhiệm vụ tham gia vào xét xử các vụ án. Còn Hội thẩm có thể là công chức Nhà nước, cán bộ về hưu hay cán bộ của tổ
chức chính trị xã hội được bầu để tham gia xét xử các vụ án. Ở đây vấn đềđặt ra là tính chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp của hai chức danh này.
Quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán được pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ hơn so với Hội thẩm, nhất là các quyền lợi về vật chất như: chế độ đãi ngộ, lương bổng, phụ cấp…
Việc bổ nhiệm, cách chức, kỷ luật đối với Thẩm phán phải theo một trình tựđặc biệt. Trình tự này được pháp luật quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.
Đối với Hội thẩm vấn đề này cũng có luật quy định nhưng chưa được cụ thể và chặt chẽ.
Vấn đề quản lý Thẩm phán được pháp luật quy định rõ như việc quản lý Tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm có sự
phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương (Đều 17 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002). Việc quản lý đối với Hội thẩm về mặt tổ chức chưa rõ ràng. Đối với Hội thẩm đang công tác thì về mặt tổ chức cơ quan chủ quản nơi họ công tác là đơn vị quản lý. Đối với những Hội thẩm Tòa án nhân dân địa phương là người
đã về hưu có ý kiến cho rằng do Tòa án nhân dân quản lý (theo tinh thần của điều 17).
Theo quy định của pháp luật tố tụng, Thẩm phán tham gia nghiên cứu vụ án từ
khi vụ án được thụ lý cho đến khi xét xử và ra bản án, trong khi đó Hội thẩm chỉ
tham gia khi xét xử vụ án. Nói một cách chính xác là Hội thẩm được nghiên cứu hồ sơ vụ án từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán, bầu hoặc cử Hội thẩm có những điểm giống nhau. Những điểm khác biệt là tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Thẩm phán nhất thiết phải có trình độđại học luật còn Hội thẩm chỉ cần: “có kiến thức pháp lý là đủ”.
Theo quy định của pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động và chất lượng xét xử của mình. Đối với Thẩm phán thì vấn đề trách nhiệm được luật cũng như các văn bản dưới luật, quy chế của ngành, quy chế công chức quy định một cách đầy đủ và chi tiết, kèm theo cơ cấu tổ chức đảm bảo cho việc chấp hành. Mỗi một sơ xuất, yếu kém trong nghiệp vụ, mỗi một bản án bị Tòa án cấp trên sửa hoặc hủy… Thẩm phán điều phải chịu trách nhiệm theo những mức độ nhất định. Trong những trường hợp như vậy thì trách nhiệm của Hội thẩm ra sao không được quy định rõ ràng và hầu như không cơ chế để ràng buộc nên rất khó kiểm soát, rất khó quy kết.
3.2. Hội thẩm nhân dân với pháp luật tố tụng
3.2.1. Những nguyên tắc Hiến định về hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân