Tầm quan trọng của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 37 - 38)

1. Nhưng hoạt động chính của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử các vụ án

1.1. Tầm quan trọng của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử

Trong thời đại ngày nay, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân càng được thể hiện rộng rãi trong quá trình phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

Trong bộ máy tư pháp của Nhà nước ta vừa là một bộ phận kiểm tra xã hội, vừa là một bộ phận quyền lực nằm trong các khâu tạo thành hệ thống kiểm tra xã hội thông qua Nhà nước. Tòa án với tư cách là cơ quan giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tư pháp được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc dân chủđể

hoạt động này có hiệu quả, Tòa án phải tổ chức một cách hợp lý nhất sao cho xã hội có điều kiện giám sát một cách thường xuyên và có hiệu quả. Đó là một trong những lý do có đại diện nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án. Trong đó có một nguyên tắc rất quan trọng là thu hút nhân dân lao động tham gia vào công việc của Nhà nước nhằm thể hiện nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự

lãnh đạo của Đảng là phương tiện để nhân dân thực hiện chức năng Nhà nước,

đảm bảo công bằng xã hội.

Chếđộ dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính gắn liền với bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là nhân tố đảm bảo thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực nhân dân, Nhà nước xã hội chủ

nghĩa quản lý xã hội bằng pháp luật mới xóa bỏđược sự quản lý dựa trên ý trí chủ

quan tùy tiện. Tư tưởng lấy dân làm gốc trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân đã được pháp luật hóa một cách đầy đủ là một yêu cầu có tính khách quan liên kết thành một thể thống nhất chặt chẽ nhịp nhàng và đồng bộ. Thể hiện trên nguyên tắc Tòa án xét xử sơ thẩm có Hội thẩm nhân dân tham gia được coi là nguyên tắc dân chủ, Hội thẩm nhân dân tham gia là thể hiện được tính nhân dân

của một nền tư pháp vì Nhà nước của dân do dân vì dân. Mọi việc của Nhà nước cần để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tham gia vào công việc quản lý của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là rất cần thiết, đây cũng là quyền hạn và trách nhiệm thực hiện quyền lực tư pháp thông qua đó để nhân dân giám sát, kiểm tra trực tiếp cùng với Thẩm phán quyết định một bản án chính xác, khách quan, công bằng đúng pháp luật gốp phần hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước.

Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử ngày càng phát huy tính tích cực của mình nhằm tạo ra một sự chếước trong tố tụng có tác dụng làm cho nó đi đến một sự thật khách quan. Theo quy dịnh của pháp luật, việc xét xử sơ

thẩm tất cả các vụ án ở các Tòa án đều có Hội thẩm nhân dân tham gia và luôn luôn ở thế áp đảo, khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán, khi xét xử Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Chính điều này đã nói lên bản chất dân chủ, đại diện và đa số trong hoạt động xét xử của Tòa án từ đó khẳng định được địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân, đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước có tính công minh và khách quan.

Qua trình giải quyết vụ án được chia làm nhiều giai đoạn. Nhưng Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia hai giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị xét xử và giai đoạn xét xử

vụ án tại phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)