trong hồ sơ vụ án và đặc biệt là những tại liệu, chứng cứ được xuất trình tại Tòa án. Xét hỏi là một kỹ năng của công tác xét xử. Tại phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa là người điều hành phiên tòa và cũng là người trực tiếp xét hỏi chính. Các thành viên trong Hội đồng xét xửđều tham gia hỏi. Hội đồng cần có kế hoạch phân công từng người xét hỏi từng vấn đề của vụ án, đặc biệt trong những vụ án lớn, quan trọng, phức tạp, thời gian xét xử nhiều ngày.
Nếu được phân công xét hỏi về một vấn đề nào đó của vụ án thì Hội thẩm nhân dân cần chuẩn bị câu hỏi rõ ràng, rành mạch, đúng trọng tâm của vấn đề.
a. Hỏi đương sự về thay đổi, bổ sung rút yêu cầu và thỏa thuận giải quyết vụ án vụ án
Điều 217 BLTTDS quy định trước khi hỏi về nội dung vụ án chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, cụ thể:
- Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không ;
- Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phán tố hay không ;
- Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không.
Sau khi chủ tọa phiên tòa đã học các bên đương sự và dành cho họ quyền
được thay đổi, bổ sung hay rút yêu cầu thì hội đồng xét xử sẽ xem xét vấn đề này khi có đương sựđề nghị.
Để bảo đảm quyền lợi của đương sự trong phạm vị pháp luật cho phép, Điều 218 BLTTDS quy định như sau:
Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
- Trong trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện, thì Hội đồng xét xử chấp nhận và
đình chỉ xét xửđối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sựđã rút.