2.1. Cần xây dựng một quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm
Sở dĩ hoạt động của Hội thẩm nhân dân hiện nay chưa thật sự chặt chẽ và nề
nếp ngoài các lý do về tổ chức, trình độ…còn vì thiếu quy chế cụ thể. Đã đến lúc chúng ta phải cụ thể hóa các quy định chung của Hiến pháp, các đạo luật, Pháp lệnh về Hội thẩm thành một quy chế hoàn chỉnh, làm nền tảng ổn định, nhất quán cho tổ chức và hoạt động của đội ngũ không nhỏ hơn 13.100 người xét xử nghiệp dư như hiện nay. Để tạo thuận lợi cho Hội thẩm vừa tham gia công tác ở cơ
quan, tổ chức xã hội, vừa tham gia xét xử ở Tòa án, trên cơ sở Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; Tòa án nhân dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chính phủ, Bộ Tư pháp nên xem xét ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân”. Thành lập ở mỗi Tòa án một “văn phòng Hội thẩm” để
tạo mối quan hệ giữa Chánh án Tòa án nhân dân với Hội thẩm trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ, phân công xét xử. “Văn phòng Hội thẩm” là cầu nói giữa Tòa án với Hội thẩm nhân dân, với Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng nhân dân.
2.2. Vấn đề về tổ chức và quản lý Hội thẩm nhân dân
Trước hết là thành phần và cơ cấu đội ngũ Hội thẩm nhân dân cần được nghiên cứu, cải tiến thêm để đạt được sự hoàn chỉnh và hiệu quả. Về số lượng Hội thẩm cho các cấp Tòa án quy định như thông tư liện tịch số 01 ngày 01/3/2004 của Tòa án nhân dân tối cao, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hợp lý nhưng không nên cào bằng. Đối với Tòa án ở những địa phương có số lượng án xét xử sơ thẩm lớn thì cần phân bổ thêm chừng 20-30% số Hội thẩm nữa để khắc phục tình trạng quá tải trong xét xử.
Trình tự bầu như hiện nay vẫn lấy đầu mối là Mặt trận Tổ quốc các cấp theo
đề xuất từ các tổ chức thành viên mà lập danh sách ứng cử viên, để Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu Hội thẩm. Cách thức này thường mang nặng “tính giới, ngành”, tính “mặt trận”, nên lực lượng Hội thẩm xuất thân từ công chức đương nhiệm, cán bộ của các đoàn thể… sốđại diện cho các nhóm dân cư, cho thôn, ấp hay khu phố
rất ít. Trước hết nói về việc lựa chọn Hội thẩm nhân dân, việc Hội đồng nhân dân bầu Hội thẩm nhân dân theo một nhiệm kỳ nhất định đang thể hiện những bất cập
Thứ nhất, do cơ chế bầu cho nên số lượng Hội thẩm nhân dân bị cơ hữu hóa, không thể linh hoạt thay đổi kịp thời phục vụ nhu cầu xét xử.
Thư hai, vì Hội thẩm nhân dân được bầu và tham gia Hội đồng xét xử ở một Tòa án cụ thể trong một thời gian dài nhất định, nên đây có thể là một điều kiện để
phát sinh các quan hệ cá nhân của Hội thẩm nhân dân ở Tòa án, tạo nên những khả
năng tiêu cực tiềm tàng. Hội thẩm nhân dân nhiều khi trong thực tế làm việc như
chuyên nghiệp, một ngày “chạy sô” mấy vụ án liền, không mang tính chất kiêm nhiệm, mặt dù không được đào tạo nghề nghiệp như Thẩm phán!
Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài trong việc giải quyết những bất cập trên: Theo thực tiễn xét xử của Hoa kỳ, Bồi thẩm viên (tương tự như Hội thẩm nhân dân của ta) là mọi công dân có nhân thân tốt, được Tòa trực tiếp triệu tập theo nhu cầu xét xử của từng vụ án vào một thời gian cụ thể. Tòa án tiến hành lựa chọn, Bồi thẩm viên một cách ngẫu nhiên theo danh sách của công dân thuộc địa phận của Tòa án.
Nên chăng giao cho các cơ sở phường, xã giới thiệu ứng cử viên để làm Hội thẩm theo tỷ lệ tương xứng với dân số nơi đó?. Giải pháp này có thểđảm bảo việc
đại diện cho nhân dân của Hội thẩm có sựđồng đều theo địa bàn và việc giám sát của người dân ở cơ sở đối với hoạt động, tư cách, tác phong “quan tòa nhân dân”
được thường xuyên và chặt chẽ hơn. Đồng thời chúng ta cũng tránh được xu hướng “luật gia hóa”, “chuyên trách hóa”, “công chức hóa” địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân vì vậy sẽ không mất tính đại diện nhân dân của Hội thẩm nhân dân.
Thực tế về tổ chức là hiện nay ai có nhiệm vụ và quyền hạn chính thức quản lý
đội ngũ Hội thẩm nhân dân vẫn chưa được quy định đầy đủ. Người viết cho rằng Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm đồng thời cũng là cơ quan bãi nhiệm, miễn nhiệm thì nên để Hội thẩm nhân dân trực thuộc Hội đồng nhân dân, báo cáo về
hoạt động và chịu trách nhiệm trước cơ quan dân cử thì mới hợp lý và mới mong
được tạo sự hậu thuẫn cho sự bình đẳng và độc lập của Hội thẩm khi ngồi xét xử
với thẩm phán, nên quy tụ Hội thẩm vào ban Hội thẩm có trưởng ban lãnh đạo, phân công các Hội thẩm dự xét xử theo yêu cầu của Chánh án cũng như thường xuyên giữ mối quan hệ với Tòa án, Mặt trận và Hội đồng nhân dân để giải quyết những công việc cấn thiết cho hoạt động Hội thẩm. Do vậy, vào những kỳ họp giữa năm và cuối năm của Hội đồng nhân dân, đại diện Hội thẩm nhân dân cần phải tham dự để báo cáo về tình hình hoạt động, những khó khăn, trở ngại trong hoạt động công tác Hội thẩm để Hội đồng nhân dân sớm có cách giải quyết và giúp đỡ.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên để cho Tòa án nhân dân-Tòa án nhân dân tối cao-Tòa án nhân dân tỉnh-Tòa án nhân dân huyện quản lý để tiện cho việc phân công công tác, đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và đãi ngộ vật chất.
Đây cũng là một ý kiến cũng đáng quan tâm bởi vấn đề quản lý Tòa án địa phương về mặt tổ chức đang là một chức năng của Tòa án nhân dân tối cao. Tất nhiên, để
chọn giải pháp nào thì chúng ta còn phải tính đến khía cạnh tố tụng, thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước.
Có ý kiến cho rằng: Quy định như hiện nay vẫn chưa xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công tác Hội thẩm-thiết nghĩ nên giao cho Tòa án quản lý từ
khâu chuẩn bị nhân sựđể Mặt trận Tổ quốc hiệp thương giới thiệu, Hội đồng nhân dân bầu Hội thẩm đến công tác bồi bưỡng kiến thức chuyên môn và thực hiện chế độ chính sách đối với Hội thẩm. Có thể nói rằng chỉ khi nào giao cho một cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm quản lý thống nhất công tác Hội thẩm thì mới khắc phục tình trạng phân tán như hiện nay, có như vậy thì mới có cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm chính đối với công tác Hội thẩm.
Có ý kiến khác cho rằng: Ngay từ khâu chuẩn bị nhân sự để bầu Hội thẩm nhân dân vẫn phải do Mặt trận Tổ quốc giới thiệu, có sự phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh bầu ra Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh như hiện nay là phù hợp. Chỉ có Mặt trận lựa chọn trong tầng lớp nhân dân những người tiêu biểu, có đầy đủ tiêu chuẩn, giới thiệu trình ra Hội đồng nhân dân. Nhưng để quản lý về mặt tổ chức cần lập đoàn Hội thẩm tỉnh, tự họ có thể
bầu ra ban đại diện (thường trực) để thường xuyên giữ mối quan hệ với Tòa án, Mặt trận và Hội đồng nhân dân để giải quyết những công việc cần thiết cho hoạt
động của Hội thẩm.
2.3 Vấn đề miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân
Đểđảo bảo ổn định vềđội ngũ và chất lượng hoạt động xét xử của Hội thẩm nên hoàn chỉnh các quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với họ. Bời vì việc thực hiện Điều 41 Pháp lệnh về thẩm phán và Hội thẩm nhân dân hiện nay bộc lộ một số hiện tượng đáng chú ý. Đặc biệt quy định của khoản 1 Điều 41 đã viện dẫn trên đây rất tùy nghi, nên Hội thẩm đã tận dụng để ra vào một cách khá thoải mái, dễ dàng đối với tổ chức của mình. Việc bầu ra một Hội thẩm rất công phu không phải là chuyện dễ dàng, thế nhưng lại có một số Hội thẩm chỉ mới được bầu có vài tháng lại đưa đơn xin miễn nhiệm với “lý do khác” gây khó xử cho Hội
đồng nhân dân, vì vậy phải đưa ra hội đồng để biểu quyết cho thôi và bầu thế vào những Hội thẩm mới. Bác đơn họ cũng khó, do Pháp lệnh cho phép họ miễn nhiệm ngoài lý do sức khỏe còn có “lý do khác”. Để khắc phục tình trạng này, nên chăng phải cụ thể hóa các trường hợp cho phép người Hội thẩm xin miễn nhiệm?
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân cùng cấp. Vấn đềđặt ra nếu vì lý do nào đó, Hội đồng nhân dân địa phương bị giải tán thì Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân đó sẽ như thế nào?. Theo người viết, mặt dù Hội đồng nhân dân là cơ
quan bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhưng người được bầu làm Hội thẩm do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc giới thiệu. Mặt khác, hoạt động của Hội thẩm nhân dân hoàn toàn độc lập với Hội đồng nhân dân, không chịu sự quản lý của Hội
đồng nhân dân. Do vậy, Hội đồng nhân dân bị giải tán thì Hội thẩm nhân dân vẫn tiếp tục làm việc đến hết nhiệm kỳ của mình và Hội đồng nhân dân “mới” được bầu thay thế Hội đồng nhân dân đã bị giải tán sẽ hoạt động trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Sau khi hết nhiệm kỳ, trình tự thủ tục bầu Hội đồng nhân dân và Hội thẩm nhân dân khóa mới được áp dụng như luật định. Điều này sẽđảm bảo sự
thống nhất nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cũng như Hội thẩm nhân dân trong cả
nước.
2.4. Về các tiêu chuẩn của Hội thẩm nhân dân
Để đảm bảo Hội thẩm tham gia xét xử có hiệu quả và chất lượng, đều phải nghĩ đến đầu tiên trong hệ thống tiêu chuẩn là trình độ học vấn về văn hóa, pháp luật, và kinh nghiệm thực tiễn. Điều đáng mừng là hơn 10 năm trở lại đây chúng ta
đã mở rộng các hình thức đào tạo kiến thức chuyên môn, trong đó có ngành luật nên số người có bằng cấp ngày một nhiều. Do vậy, việc giới thiệu người có trình
độ chuyên môn về pháp luật để bầu Hội thẩm khá thuận lợi. Nhưng vấn đề ở chỗ
là chúng ta cần đặt yêu cầu trình độ pháp luật của Hội thẩm nhân dân tiêu chuẩn bắt buộc, nhất là đối với Hội thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố?. Theo người viết là cần phải nêu ra để các địa phương, các cấp, các ngành và cả những ai có nguyện vọng tham gia Hội thẩm chuẩn bị và phấn đấu. Vì cần phải chấm dứt tình trạng người tham gia “cầm cân nay mực” ở Tòa án lại không nắm vững các chuẩn mực pháp lý.
Theo người viết, có lẽ trình độ tối thiểu của Hội thẩm về chuyên môn phải là trung cấp pháp lý, đồng thời được huấn luyện ngắn về nghiệp vụ xét xử, và cần
được cơ quan tư pháp hay Tòa án cùng cấp trang bị những văn bản pháp luật cập nhật hay sách báo pháp lý trong giới hạn cần thiết đối với họ.
Một vấn đề khác được đề cập đến là giới hạn tuổi tác của Hội thẩm cũng cần có sự quy định và thống nhất. Thực tế có một số trường hợp gánh nặng tham gia xét xử dồn vào các “lão tướng” Hội thẩm là cán bộ hưu trí đến mức như là lạm dụng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các Hội thẩm và đến chất lượng xét xử. Vì xử án là công việc nặng nhọc, phức tạp cần huy động nhiều công sức, trí tuệ và thời gian. Không thể coi là công việc của người về hưu. Nên ấn định độ tuổi của Hội thẩm là 30 và tối đa là không quá 70 mới hợp lý và tương xứng.
Và chúng ta cần nghĩ đến nhiệm kỳ mà một người có thể tham gia hoạt
động Hội thẩm. Theo người viết không nên khống chế thời gian Hội thẩm, vì một người tham gia nhiều khóa Hội thẩm thì càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, chất lượng công tác xét xử được nâng cao hơn, cần được tái cử nếu còn nguyện vọng.
Chúng ta có thể tham khảo về tiêu chuẩn Hội thẩm viên ở Trung quốc: Quyết định hoàn thiện hệ thống Hội thẩm nhân dân chính thức có hiệu lực vào đầu tháng 5/2005 đã quy định Hội thẩm viên nhân dân phải đạt các tiêu chuẩn sau đây: từ 23 tuổi trở lên; có hạnh kiểm tốt; tôn trọng Hiến pháp Trung quốc; không có tiền án, tiền sự; có sức khỏe và trình độ giáo dục thấp nhất là bậc cao đẳng.
Về trình độ Hội thẩm viên có một số ý kiến tranh luận cho rằng Hội thẩm viên không chỉ tham gia phần xét xử mà cả phần kết án trong tất cả các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, do đó họ cần phải có kiến thức và năng lực cao hơn bậc cao
đẳng. Một số ý kiến khác lo ngại Hội thẩm viên có trình độ học thức cao sẽ không gần gũi quần chúng, không dễ cảm thông cho người nông dân thiếu tiền vay nặng lãi phải ăn cắp, ăn trộm. Do vậy họ đề nghị mức án cao. Những người đưa ra ý kiến này đề nghị nếu Hội thẩm nhân dân gồm các Hội thẩm viên thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, thông qua tranh luận sẽ ra quyết định công bằng hơn.
2.5. Vấn đề số lượng Hội thẩm trong Hội đồng xét xử
Để vừa bảo đảm sự tham gia của đại diện nhân dân vào hoạt động xét xử
của Tòa án, vừa bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhất mục tiêu của hoạt động tư
pháp, vẫn tiếp tục duy trì sự tham gia của Hội thẩm nhưng với thành phần không phải đa số như hiện nay mà là: nếu Hội đồng xét xử có 3 thành viên thì có ít nhất 1 Hội thẩm hoặc 2 Hội thẩm chứ không nhất thiết phải 2 Hội thẩm và 1 Thẩm phán
như hiện nay; nếu Hội đồng xét xử có 5 thành viên thì có 2 Hội thẩm hoặc 3 Hội thẩm chứ không nhất thiết phải 3 Hội thẩm. Bởi vì bên trong Hội đồng xét xử số
lượng Hội thẩm nhiều hơn Thẩm phán như hiện nay thì trong trường hợp ý kiến của đa số Hội thẩm khác với ý kiến Thẩm phán (Chủ tọa phiên tòa) khi nghị án thì phải tôn trọng đa số. Sau khi bản án bị kháng cáo, kháng nghị hoặc xem xét theo trình tự giám đốc thẩm mà tòa án cấp trên sửa hoặc hủy bỏ bản án, quyết định của cấp sơ thẩm, thì trước hết Thẩm phán được giao giải quyết vụ án phải chịu tránh nhiệm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng xét xử chung của Tòa án. Ở đây không phải là chỉ trích khả năng xét xử của Hội thẩm mà chắc chắn thực tế rằng khả năng xét xử, trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán sẽ cao hơn Hội thẩm.
Tuy nhiên nếu giảm số lượng Hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét xử thì cũng đồng nghĩa với tăng số lượng Thẩm phán chuyên nghiệp lên. Khi số lượng Thẩm phán tăng thì ngân sách nhà nước dành cho việc trả lương những chế độ
khác dành cho họ cũng tăng. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, nếu năng cao chất lượng của hoạt dộng tư pháp thì chúng ta cần phải thực hiện những biện pháp hợp lý dù khó khăn trước mắt.
Với thành phần Hội đồng xét xử như trên thực tếđã có một số nước áp dụng