Xác định yêu cầu của các đương sự (nguyên đơn, bị đơn)

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 41 - 48)

b. Giao, nhận hồ sơ vụ án

1.2.2.3.1. Xác định yêu cầu của các đương sự (nguyên đơn, bị đơn)

Xác định yêu cu ca nguyên đơn

Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS thì Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vị đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Vì vậy, để xác định yêu cầu của nguyên

đơn chúng ta phải đọc đơn khởi kiện và các bản lấy lời khai hoặc bản tự khai của nguyên đơn.

Khi nghiên cứu đơn khởi kiện cần nắm vững quá trình phát sinh tranh chấp và yêu cầu của nguyên đơn đề nghị Tòa án giải quyết. Nghiên cứu các biên bản lấy lời khai của nguyên đơn, biên bản hòa giải, biên bản đối chất (nếu có) để xác định rõ yêu cầu của nguyên đơn (trong trường hợp đơn khởi kiện không thể hiện rõ) hoặc nguyên đơn có thay đổi yêu cầu khởi kiện đã thể hiện trong đơn khởi kiện chưa?

Xác định yêu cu ca bịđơn

Nghiên cứu văn bản ghi ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của người khởi kiện xem bị đơn chấp nhận hoặc phản bác yêu cầu của nguyên đơn như thế nào?

Trường hợp trong hồ sơ có cả văn bản ghi ý kiến của bịđơn với yêu cầu của người khởi kiện và đơn phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn thì phải nghiên cứu cả hai.

Yêu cu phn t ca bị đơn đối vi nguyên đơn được chp nhn khi có mt trong các điu kin sau:

Yêu cầu phản tốđể bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn;

Yêu cầu phản tốđược chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án

được chính xác và nhanh hơn.

Xác định yêu cu độc lp ca người có quyn li, nghĩa v liên quan

Trong trường hợp người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không tham gia tố

tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉđược chấp nhận khi có các điều kiện sau đây

Việc giải quyết vụ án liênquan đến quyền lợi của họ, nghĩa vụ của họ; Yêu cầu độc lập của họ có liênquan đến vụ án đang được giải quyết; Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác hơn và nhanh hơn;

Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiên theo quy

định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.

Khi nghiên cứu các bản lấy lời khai của đương sự cần chú ý đến tính hợp pháp của văn bản. Cụ thể

Theo khoản 2 Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự thì biên bản ghi lời khai của

đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Do vậy, ở phần cuối của biên bản thường có ghi “Biên bản đã được người làm chứng đọc lại cho đương sự nghe, đương sự đã xác nhận ghi đúng lời khai của mình và đồng ý điểm chỉ” hoặc “Tôi (đương sự) đã đọc và xác nhận biên bản ghi

đúng lời khai của tôi).

Trong trường hợp biên bản có sửa đổi, bổ sung thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự xác nhận phần đã sửa đổi bổ sung đó.

Biên bản phải có chữ ký của Thẩm phán lấy lời khai và Thư ký Tòa án ghi biên bản (nếu Thẩm phán không trực tiếp ghi) và đóng dấu của Tòa án.

Trong trường hợp biên bản được ghi làm nhiều trang thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai.

Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sựđược lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.

Đối với Biên bản của phiên hòa giải, thì bắt buộc phải có Thư ký Tòa án (hoặc người có trình độđại học luật trở lên) ghi biên bản phiên họp.

Trường hợp lấy lời khai của đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì phải có mặt người đại diện hợp pháp của họ. Vì vậy, trong biên bản lấy lời khai của những người này thì phải được người đại diện hợp pháp của họ ký tên hoặc

điểm chỉ xác nhận.

- Xác định cơ quan có thm quyn gii quyết

Trên cơ sở xác định được quan hệ pháp luật mà các đương sựđang tranh chấp,

đối chiếu với pháp luật tố tụng tương ứng để xác định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay cơ quan hành chính Nhà nước. Nếu thuộc Tòa án thì thuộc Tòa nào giải quyết ? Nếu thuộc cơ quan hành chính Nhà nước thì thuộc cơ quan nào ?

Để xác định những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cần căn cứ vào các điều từĐiều 25 đến Điều 32 BLTTDS.

Để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án các cấp ( Tòa án cấp tỉnh hay Tòa án cấp huyện) căn cứ vào điều từĐiều 33 đến Điều 36 BLTTDS.

- Thành phn và v trí t tng ca đương s trong v án

Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên

đơn, bịđơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do BLTTDS quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự

khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do BLTTDS quy định khởi kiện vụ án dân sựđể yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ

- Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do BLTTDS quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị

người đó xâm phạm.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan

đến quyền lợi nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự

khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó, mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố

tụng với tư cách là người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- K năng nghiên cu h sơ mt s loi vic tranh chp dân s c th

Ngoài phương pháp và kỹ năng nghiên cứu chung cho các vụ việc dân sự,

đối với từng loại vụ việc cụ thể, khi nghiên cứu hồ sơ cần tập trung nghiên cứu, làm rõ những nét đặc thù của từng loại việc đó.

Các tranh chấp về hợp đồng

Khi nghiên cu các tranh chp v hp đồng cn chú ý mt sốđim sau đây

- Phải nghiên cứu kỹ cả nội dung và hình thức hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Đối với loại hợp đồng pháp luật quy định phải lập thành văn bản thì nghiên cứu xem xét hình thức của hợp đồng có thỏa mãn yêu cầu do pháp luật quy định không?

Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản và được công chứng Nhà nước chng thc, hoc U ban nhân dân có thm quyn chng nhn.

- Nghiên cứu các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các điều, khoản cơ

bản của hợp đồng. Tùy theo đối tượng tranh chấp của các bên đương sự, Hội thẩm nghiên cứu sâu điều, khoản tranh chấp, đối chiếu với các chứng cứ có trong hồ sơ để xem xét bên nào đã vi phạm nghĩa vụ thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy

- Căn cứ vào mục đích của hợp đồng để biết được hợp đồng đang tranh chấp là hợp đồng dân sự thông thường hay hợp đồng thương mại ..., để chọn văn bản luật áp dụng. Cụ thể:

+ Nếu là hợp đồng dân sự thông thường thì áp dụng BLDS.

+ Nếu là hợp đồng dân sự riêng biệt thì áp dụng BLDS và các văn bản điều chỉnh riêng đối tương của hợp đồng đó.

+ Nếu là hợp đồng thương mại thì áp dụng Luật thương mại và các văn bản

điều chỉnh loại hợp đồng đó.

Cần chú ý những vấn đề hợp đồng không được quy định trong luật chuyên biệt thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự.

Đối với vụ án thừa kế

Hi thm tp trung nghiên cu các tài liu th kin các vn đề sau

- Các chứng cứ, tài liệu thể hiện thời điểm mở thừa kế. Xác định thời điểm khởi kiện về thừa kế.

- Diện những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai. . . ai là người bị

truất quyền thừa kế, những thuộc diện được hưởng thừa kế còn sống hay đã chết, nếu chết thì chết trước hay sau thời điểm mở thừa kế, ai là người thừa kế thế vị của họ. Có ai từ chối hưởng di sán không?.

- Những người thuộc diện thừa kế hiện sinh sống ở đâu? tại Việt Nam hay

định cưở nước ngoài.

- Có người thuộc diện thừa kế từ chối nhận thừa kế không?

- Di sản để lại gồm những tài sản gì ? số lượng, chủng loại, giá trị, ai là người đang quản lý khối di sản thừa kế.

- Tài sản đang tranh chấp thuộc sở hữu chung hay của riêng người để lại di sản. Nếu tài sản thuộc sở hữu chung thì phải xem thuộc sở hữu chung hợp nhất hay sở hữu chung theo phần.

Trong trường hp người để li di chúc phi chú ý mt sốđim sau đây

- Nghiên cứu xem di chúc đó là di chúc miệng hay di chúc viết.

- Tính hợp pháp của di chúc? Phải kiểm tra tất cả nội dung và hình thức của di chúc để xem di chúc đó có được lập theo đúng quy định của pháp luật hay không. Di chúc cho ai là người được hưởng di sản, gồm những tài sản gì? có điều kiện gì kèm theo khi hưởng di sản không?.

- Yêu cầu của các bên về việc hưởng di sản (bằng hiện vật hay bằng tiền), di sản đó có chia được cho các bên không.

- Các tài liệu xác định giá trị từng loại di sản. V. v

Tranh chấp quyền sử dụng đất

- Kiểm tra Giấy chừng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang có tranh chấp (Đối chiếu với các Luật đất đai năm 1987, luật đất đai năm 1993 và Luật đất

đai năm 2003).

Trong trường hợp đất tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất thì kiểm tra xem có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5

Điều 50 Luật đất đai năm 2003 hay không?

Xác định trên đất đang có tranh chấp có vật kiến trúc không? Vật kiến trúc

đó có từ bao giờ?.

- Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất. Nguồn gốc đất có được do chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay thuê quyền sử dụng đất. . . Nội dung mà các bên đã thỏa thuận. . .

- Nếu đơn khởi kiện, lời khai đương sự thể hiện có tranh chấp tài sản gắn liền quyền sử dụng đất, thì phải kiểm tra nghiên cứu kỹ các tài liệu về vấn đề

này...

- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp .v.v

Tranh chấp ngoài hợp đồng

- Nghiên cứu các tài liệu thể hiện nguyên đơn có bị thiệt hại không? Thiệt hại đó là thiệt hại gì? (tài sản, sức khỏe, tinh thần. . . ) mức độ của thiệt hại đó? Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại? Người gây thiệt hại có đủ khả năng lực chịu trách nhiệm dân sự hay không? Ai có lỗi và mức độ lỗi của mỗi bên.

- Trong trường hợp thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại phải kiểm tra các chứng cứ thể hiện các chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng của một bộ phận nào đó bị tổn thương, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, thu nhập thực tế của người phải chăm sóc nạn nhân, chi phí cho việc làm chân, tay giả, mắt giả...

Tùy từng trường hợp thiệt hại cụ thể, phải xem xét những chi phí mà pháp luật cho phép được bồi thường để đi sâu nghiên cứu các chứng cứ và các yêu cầu của các đương sự về vấn đềđó.

Ví dụ: Như tính mạng bị xâm phạm thì ngoài việc kiểm tra chứng cứ về các chi phí hp lý cho vic cu cha như tr tin thuê xe cp cu, tin thuc... còn phi xem xét các chi phí mai táng, tin cp dưỡng cho nhng người mà người b

hi khi còn sng phi có trách nhim cp dưỡng

Nghiên cứu hồ sơ vụ án ly hôn

Khi nghiên cu h sơ v án ly hôn cn chú ý mt vn đề sau đây

- Xác định nhân thân của từng đương sự

+ Kiểm tra các tài liệu để xác định tình trạng hôn nhân (hôn nhân có hợp pháp không, hôn nhân có đăng ký kết hôn hay hôn nhân không có đăng ký kết hôn ).

+ Nghiên cứu các tài liệu để xác định lý do xin ly hôn? phải nghiên cứu lời khai của hai bên đương sự, ý kiến hàng xóm, đoàn thể, chính quyền địa phương. . .

để xác định lý do xin ly hôn. - Về con.

+ Có mấy con chung. Ngày ,tháng, năm sinh của từng người con. + Hiện các con đang ở với ai, có được chăm sóc tốt không? + Ý kiến của các con (đối với những người từ 9 tuổi trở lên) + Tình cảm của bố, mẹđối với các con.

+ Thu nhập của bố mẹ.

- Nếu một bên xin ly hôn mà bên kia không đồng ý ly hôn, thì phải xác định nguyên nhân. Nếu người không đồng ý ly hôn là người vợ, thì cần kiểm tra xem nguyên nhân người vợ không đồng ý ly hôn có phải do nguyên nhân đang có thai hay không?

- Về tài sản.

Nghiên cứu kỹ các tài liệu phản ánh về tình hình tài sản, cụ thể. + Số lượng, chất lượng, giá trị của từng tài sản cụ thể của gia đình. + Xác định tài sản chung của vợ chồng.

+ Nguồn gốc tài sản chung (do vợ chồng tạo lập, hay do bố mẹ, anh chị, người thân. . ., bên nào cho, tặng hay thừa kế. . . )

+ Yêu cầu của các bên về việc chia tài sản chung. + Công sức đóng góp của các bên về tài sản chung.

+ Tài sản riêng của từng người (nếu có)? có từ khi nào? Giá trị?.

+ Tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung hay chưa? Nếu đã có nhập thì từ

khi nào?

Nếu tài sản chung là nhà ở, cần phải xem nhu cầu chỗở của mỗi bên sau khi ly hôn, hiện trạng nhà ở, để tùy từng trường hợp mà phân chia chỗở cho mỗi bên sau khi ly hôn cho hợp lý. Cần chú ý phải đảm bảo chỗở cho người vợ nếu như họ

nuôi con.

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)