Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 34)

qui định:

“Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán”.

+ Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm, Điều 54 Bộ luật tố tụng dân sự

2004 qui định:

“Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Khi Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia.

Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao gồm có ba Thẩm phán.

Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia”.

- Đối vi v án hành chính

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm; thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm; thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 15 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).

f. Tòa án xét x theo nguyên tc mi công dân đều bình đẳng trước pháp lut, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị

xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 8 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng tại Tòa án là tiếng việt. Do đó, trong trường hợp có người tham gia tố tụng không biết tiếng việt thì cần phải có người phiên dịch.

g. Tòa án thc hin chế độ hai cp xét xử (Điều 11 Luật tổ chức Tòa án nhân dân) dân)

Bản án, quyết định của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Bản án, quyết định sơ thẩm hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn

do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị6. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ

án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật. Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là xét lại bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng bị

kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Tòa án thực hiện chếđộ hai cấp xét xử là nhằm mục đích mỗi vụ án đều có thể được xem xét hai lần và hạn chếđến mức thấp nhất những sai sót.

3.2.2. Số lượng Hội thẩm nhân dân theo quy định của pháp luật

Theo thông tư liên tịch số 01/2004 ngày 01/3/2004 của Tòa án nhân dân tối cao, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân thì cơ cấu Hội thẩm Tòa án nhân dân cần phải chú ý lựa chọn những người thuộc các tổ chức xã hội, các đoàn thểở

các địa phương như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân, Hội cụ chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Ngành giáo dục; Các doanh nghiệp; Tổ chức kinh tế; Tôn giáo…

Đối với Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Cứ 2 Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì có 3 Hội thẩm nhưng tổng số Hội thẩm của một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và không nhiều hơn 100 người.

Đối với Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện: Cứ một Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện thì có 2 Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng tổng số của một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và không nhiều hơn 50 người.

Những trường hợp phải thay đổi Hội thẩm nhân dân

Hội thẩm nhân dân phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 35 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân). Điều 16 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,

Điều 42 Bộ Luật tố tụng hình sự và các Điều 46, 47 Bộ Luật tố tụng dân sự

quy định Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây

Hội thẩm đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của

đương sự.

Hội thẩm nhân dân đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định trong cùng một vụ án đó.

Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hội thẩm có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của BLTTDS thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố

tụng hoặc bị thay đổi nếu họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau, thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị

thay đổi.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án này.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã là người tiến hành tố tụng trong vụ

CHƯƠNG 2

VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG CÔNG TÁC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN

DÂN SỰ

1. Những hoạt động chính của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử các vụ án dân sự.

1.1. Tầm quan trọng của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử

Trong thời đại ngày nay, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân càng được thể hiện rộng rãi trong quá trình phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

Trong bộ máy tư pháp của Nhà nước ta vừa là một bộ phận kiểm tra xã hội, vừa là một bộ phận quyền lực nằm trong các khâu tạo thành hệ thống kiểm tra xã hội thông qua Nhà nước. Tòa án với tư cách là cơ quan giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tư pháp được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc dân chủđể

hoạt động này có hiệu quả, Tòa án phải tổ chức một cách hợp lý nhất sao cho xã hội có điều kiện giám sát một cách thường xuyên và có hiệu quả. Đó là một trong những lý do có đại diện nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án. Trong đó có một nguyên tắc rất quan trọng là thu hút nhân dân lao động tham gia vào công việc của Nhà nước nhằm thể hiện nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự

lãnh đạo của Đảng là phương tiện để nhân dân thực hiện chức năng Nhà nước,

đảm bảo công bằng xã hội.

Chếđộ dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính gắn liền với bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là nhân tố đảm bảo thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực nhân dân, Nhà nước xã hội chủ

nghĩa quản lý xã hội bằng pháp luật mới xóa bỏđược sự quản lý dựa trên ý trí chủ

quan tùy tiện. Tư tưởng lấy dân làm gốc trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân đã được pháp luật hóa một cách đầy đủ là một yêu cầu có tính khách quan liên kết thành một thể thống nhất chặt chẽ nhịp nhàng và đồng bộ. Thể hiện trên nguyên tắc Tòa án xét xử sơ thẩm có Hội thẩm nhân dân tham gia được coi là nguyên tắc dân chủ, Hội thẩm nhân dân tham gia là thể hiện được tính nhân dân

của một nền tư pháp vì Nhà nước của dân do dân vì dân. Mọi việc của Nhà nước cần để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tham gia vào công việc quản lý của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là rất cần thiết, đây cũng là quyền hạn và trách nhiệm thực hiện quyền lực tư pháp thông qua đó để nhân dân giám sát, kiểm tra trực tiếp cùng với Thẩm phán quyết định một bản án chính xác, khách quan, công bằng đúng pháp luật gốp phần hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước.

Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử ngày càng phát huy tính tích cực của mình nhằm tạo ra một sự chếước trong tố tụng có tác dụng làm cho nó đi đến một sự thật khách quan. Theo quy dịnh của pháp luật, việc xét xử sơ

thẩm tất cả các vụ án ở các Tòa án đều có Hội thẩm nhân dân tham gia và luôn luôn ở thế áp đảo, khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán, khi xét xử Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Chính điều này đã nói lên bản chất dân chủ, đại diện và đa số trong hoạt động xét xử của Tòa án từ đó khẳng định được địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân, đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước có tính công minh và khách quan.

Qua trình giải quyết vụ án được chia làm nhiều giai đoạn. Nhưng Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia hai giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị xét xử và giai đoạn xét xử

vụ án tại phiên tòa

1.2. Giai đoạn chuẩn bị xét xử (Trước khi mở phiên tòa)

1.2.1 Những việc Hội thẩm nhân dân cần làm khi được phân công tham

gia xét xử một vụ án nói chung

a. Thông báo về việc tham gia phiên tòa

Tòa án có thề thông báo cho Hội thẩm về việc tham gia phiên tòa bằng văn bản hoặc thông báo trực tiếp. Khi được phân công tham gia xét x mt v án, Hi thm cn phi thc hin mt s công vic sau đây:

- Kiểm tra kế hoạch công tác của mình và đơn vị để bố trí thời gian tham gia Hội đồng xét xử.

- Thông báo cho Tòa án (Thẩm phán chủ tọa phiên tòa) biết về việc Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử hoặc không thể tham gia Hội đồng xét xử vì trở ngại khách quan để kịp thời phân công Hội thẩm khác tham gia Hội dồng xét xử.

- Liên hệ với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Thư ký Tòa án được giao nhiệm vụ

làm thư ký phiên tòa để thống nhất kế hoạch nghiên cứu hồ sơ vụ án và các công việc cần thiết khác.

b. Giao, nhận hồ sơ vụ án

Việc giao, nhận hồ sơ vụ án để nghiên cứu thông thường được tiến hành giữa Hội thẩm nhân dân với Thư ký Tòa án được giao nhiệm vụ làm Thư ký phiên tòa. Khi giao nhn h sơ Hi thm cn chú ý mt s công vic sau đây:

Nhn h sơ

Khi nhận hồ sơ cần điếm số bút lục; kiểm tra số thứ tự các bút lục có trong hồ sơ, xác định nhận hồ từ bút lục nào. Hết ngày (buổi) nghiên cứu hồ sơ cần trả

lại cho Thư ký Tòa án (người đã giao hồ sơ vụ án), Hội thẩm không được mang hồ

sơ ra khỏi cơ quan, không được mang hồ sơ về nhà.

Tr h sơđã nghiên cu

Khi giao trả hồ sơ cho Thư ký Tòa án, Hội thẩm cần phải ký vào sổ giao nhận để xác định là đã trả hồ sơ.

1.2.2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1.2.2.1. Những vấn đề chung của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án

Thông qua việc giao nhận và xem xét sơ bộ hồ sơ vụ án, Hội thẩm xác định thời gian cần thiết để nghiên cứu hồ sơ, từđó có thể trao đổi với Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án để bố trí thời gian, địa điểm để bảo đảm việc nghiên cứu hồ sơ

hoặc các trao đổi khác khi cần thiết.

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Hội thẩm có quyền yêu cầu Tòa án cung cấp các thông tin về các văn bản pháp luật mới, các hướng dẫn mới có lien wuan

đến vụ án mà mình đang nghiên cứu và sẽ tham gia xét xử tại phiên tòa.

Hội thẩm có quyền yêu cầu Tòa án thông báo cho biết cụ thể, họ, tên từng người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng trong vụ án.

Tùy theo loại án (hình sự, dân sự, hành chính…) tính chất của vụ án (phức tạp hay đơn giản)…, lượng thời gian dành cho việc nghiên cứu hồ sơ mà Hội thẩm có phương pháp nghiên cứu hồ sơ cho phù hợp. Tuy nhiên, Hội thẩm chọn phương pháp nghiên cứu nào cũng phải đảm bảo là mình đã nắm được nội dung vụ án và các văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết vụ án đó.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Hội thẩm phải ghi chép những vấn đề cần làm rõ tại phiên tòa, những điều luật cần áp dụng… để làm tài liệu khi tham gia xét hỏi tại phiên tòa.

1.2.2.2. Kiểm tra sơ bộ hồ sơ

Trước khi nghiên cu h sơ Hi thm cn tiến hành mt s hot động sau đây

- Kiểm tra hồ sơ xem có đúng là hồ sơ vụ án (hoặc các hồ sơ vụ án) của phiên tòa mà mình được phân công tham gia xét xử không.

- Xem qua hồ sơ vụ án để xác định mình có thuộc các trường hợp bị thay đổi người tiến hành tố tụng hay không.

Điều 16 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Điều 42 Bộ Luật tố tụng hình sự và các Điều 46, 47 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sâu

đây:

Hội thẩm đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của

đương sự.

Hội thẩm nhân dân đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định trong cùng một vụ án đó.

Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hội thẩm có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của BLTTDS thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau, thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị thay đổi.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án này.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã là người tiến hành tố tụng trong vụ

án này với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án. - Thông báo về việc từ chối tham gia

Nếu xác định mình có thể bị thay đổi khi tham gia xét xử tại phiên tòa, cần thông báo ngay với Thẩm phán được giao giải quyết vụ án hoặc Thư ký phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)