3. Một số đề xuất phát huy vai trò của Hội thẩm nhân dân
3.4. Về việc phân công Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử
Theo quy định tại Điều 32 và Điều 36 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002, thì Chánh án Tòa án nhân dân địa phương, có tránh nhiệm quản lý Hội thẩm, phân công làm nhiệm vụ xét xử cho Hội thẩm thuộc Tòa án cấp mình. Do vậy, khi phân công Hội thẩm tham gia xét xử vụ án cụ thể nào đó, Chánh án Tòa án địa phương cần lựa chọn, phân công Hội thẩm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu về ngành, nghề thực tế đang công tác đáp ứng với yêu cầu giải quyết các vụ án có liên quan đến các ngành, nghề cụ thể nào đó.
Đặc biệt lưu ý các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các địa phương phải phân công nhiệm vụ xét xử cho tất cả các Hội thẩm đã được bầu thuộc Tòa án cấp mình. Bởi lẽ, trong một năm mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do vì
sau không phân công cho họ tham gia xét xử. (Điều 36 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002).
Trên thực tế, trừ một số cán bộ nghỉ hưu tham gia làm Hội thẩm: số còn lại hầu như là đương chức công tác tại các cơ quan, xí nghiệp các tổ chức đoàn thể xã hội. Do vậy, đề nghị các cơ quan, tổ chức có người được bầu làm Hội thẩm cần tạo điều kiện cho Hội thẩm làm nhiệm vụ xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Trong thời gian Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án thì cơ quan, tổ chức có Hội thẩm đó không được điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác.
Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có Hội thẩm được Chánh án Tòa án phân công tham gia xét xử chấp hành nghiêm quy định tại Điều 40 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002.
Nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do chính đáng khác Hội thẩm nhân dân
không có đủ điều kiện tham gia công tác xét xử, thì Chánh án Tòa án nhân
dân có Hội thẩm đó cần trao đổi thống nhất ý kiến với Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân đó.
Nếu có Hội thẩm nhân dân có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm, thì cần thống nhất với Uỷ
ban Mặt trận Tổ Việt Nam đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân đó.
Qúa trình thực thi nhiệm vụ, nếu vì lý do nào đó không đủ Hội thẩm tham gia xét xử thì Chánh án Tòa án cần trao đổi thống nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bổ sung Hội thẩm nhân dân để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ xét xử theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt qua việc tổng kết công tác xét xử hàng năm, các Tòa án cần xem xét khen thưởng động viên kịp thời đối với các Hội thẩm nhân dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xét xửđược giao trong năm.
KẾT LUẬN
Lịch sử phát triển tư pháp Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy Hội thẩm giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Đội ngũ Hội thẩm qua nhiều thế hệđã cùng các Thẩm phán luôn luôn đứng trên tuyến đầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý. Kết quả hoạt động của Hội thẩm đã khẳng định rằng nhân dân có thể và cần phải có tiếng nói của mình trong hoạt động tư pháp. Sự
tham gia tích cực và có hiệu quả của Hội thẩm đã tôn vinh thêm vị trí, vai trò và uy tín của Tòa án trong chếđộ xã hội của chúng ta.
Chếđịnh Hội thẩm nhân dân là một chếđịnh quan trọng trong hoạt động xét xử
của Tòa án, thể hiện cơ chế dân chủ và tư tưởng “Lấy dân làm gốc”, điều cần thiết phải được đảm bảo đối với một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Có thể nói bản chất nhân dân, tính chất dân chủ của Tòa án thể hiện ở chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ thể hiện ở việc các công chức tư
pháp tận tụy, hết lòng với nhân dân mà còn thể hiện ở việc huy động ngày càng
đông đảo quần chúng nhân dân vào công tác xét xử của Tòa án. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Nhà nước phải phát huy quyền dân chủ, phát huy tính tích cực và sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi công dân Việt Nam thật sự tham gia quản lý công việc của Nhà nước”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật dân sự năm 2005, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 2. Bộ Luật hình sự năm 1999, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2004 3. Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2004 4. Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, NXB Tư pháp, Hà Nội 2007 5. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992
6. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002
7. Ngô văn thâu – Công tác Hội thẩm nhân dân – NXB pháp lý, 1981
8. Nghị quyết 221/2003/UBTVQH về trang phục đối với cán bộ công chức ngành Tòa án và Hội thẩm nhân dân, giấy chứng minh Thẩm phán và chứng minh Hội thẩm
9. Sổ tay Hội thẩm – Trường đào tạo chức danh tư pháp, 1999
10. Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, NXB pháp lý, Hà Nội 1985 11. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002
12. Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự 1989
13. Trương Thanh Hùng, giáo trình bài giản tố tụng dân sự, Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ
14. Thông tư liên tịch số 01/2003 của Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp – Bộ
Nội vụ - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 04/1/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002
15. Thông tư liên tịch số 01/2004 của Tòa án nhân dân tối cao và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân
16. Tài liệu tập huấn nghiệp vụ Hội thẩm nhân dân, Trường cán bộ Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao, NXB tư pháp, 2007
17. Tạp chí Viện kiểm sát số 7, 2008 18. Tạp chí Tòa án các năm 2005, 2007 19. Theo báo pháp luật, thứ hai 15/3/2004 20. Theo báo pháp luật số 178, 2003
21. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tài liệu tập huấn Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Hà Nội, tháng 10/2004.