d. Công bố các tài liệu vụ án dân sự
1.3.5. Tham gia nghị án
Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để
nghị án.
Hội đồng xét xử tiến hành việc nghị án trong một phòng riêng. Chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Không ai được tiếp xúc với Hội đồng xét xử, không được vào phòng nghị án cũng như có những tác động khác lên quá trình nghị án.
Chủ tọa phiên tòa điều khiển việc nghị án, nêu các vấn đề cần giải quyết để
Hội đồng xét xử thảo luận và biểu quyết. Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả
các vấn đề của vụ án và biểu quyết theo đa số về từng vấn đề theo phương thức giơ tay. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Trong trường hợp Hội đồng xét xử gồm năm người thì Thẩm phán Chủ tọa phiên
tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và lưu hồ sơ vụ án.
Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiếc phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án, nhưng không quá 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa đối với vụ án dân sự.
Thông thường trong các vụ án dân sự Hội đồng xét xử phải thảo luận và biểu quyết các vấn đề sau
Xác dịnh có tồn tại mối quan hệ pháp luật giữa các bên tranh chấp không? Lỗi của bên vi phạm (hoặc các bên vi phạm).
Chế tài cần áp dụng: Phạt, bồi thường, buộc thực hiện đúng hợp đồng…