Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 31)

Điều 4 Luật tổ chức Tòa án nhân dân). Tùy từng loại vụ án cụ thể mà nguyên tắc này được qui định tại các điều luật tương ứng của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền Thẩm phán cần được hiểu là khi xét xử bất kỳ một vụ án nào thuộc thẩm quyền của Tòa án mà có Hội thẩm tham gia, thì Hội thẩm và Thẩm phán có quyền ngang nhau trong việc giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án, không phân biệt vấn đề đó là về mặt tố tụng hay về

mặt nội dung.

d. Khi xét x, Thm phán và Hi thm độc lp và ch tuân theo pháp lut

(Điều 130 Hiến pháp 1992; Điều 5 Luật tổ chức Tòa án nhân dân). Nguyên tắc này, C.Mác đã nói: “Cấp trên của quan tòa là luật pháp”. Khi xét xử, Thẩm phán

độc lập, không bị ràng buộc bởi ý kiến của bất cứ ai, không bị chi phối bởi ý kiến của ai. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Thẩm phán. Khi xét xử, Thẩm phán độc lập, nhưng phải tuân theo pháp luật. Phải căn cứ vào các qui định của pháp luật để đưa ra ý kiến, quyết

định của mình về từng vấn đề của vụ án, không được tùy tiện hay bằng cảm tính. Nguyên tc này được th hin các mt sau đây

• Thứ nhất là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị ràng buộc bởi kết luận của Viện kiểm sát, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau. Thẩm phán, Hội thẩm phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về

từng vấn đề của vụ án;

• Thứ hai là Thẩm phán và Hội thẩm độc lập cũng có nghĩa là không một cơ

quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm;

• Cần chú ý là sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử phải gắn liền với việc tuân thủ pháp luật

đ. Tòa án xét x công khai, tr trường hp do lut định (trừ trường hợp xét xử

kín để giữ gìn bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ) (Điều 131 Hiến pháp năm 1992; Điều 7 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).

Việc xét xử công khai, một mặt bảo đảm cho nhân dân có thể giám sát hoạt

động của Tòa án, mặt khác phát huy được tính giáo dục chính trị, pháp lý và tác dụng phòng ngừa của hoạt động xét xử.

Phiên tòa xét xửđược tiến hành một cách công khai, mọi người có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên mới có quyền tham gia phiên tòa xét xử, trừ trường hợp những người dưới 16 tuổi được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa5. Phiên tòa xét xử có thể được tiến hành tại phòng xét xử trong trụ sở của Tòa án, nhưng cũng có thể xét xử

lưu động.

Nội quy phiên tòa, thời gian, địa điểm mở phiên tòa phải được niêm yết công khai trước khi xét xử. Kết quả xét xử các vụ án phải được công bố công khai. Xét xử công khai được áp dụng đối với hoạt động xét xử sơ thẩm và hoạt động xét xử

phúc thẩm.

e. Tòa án xét x tp th và quyết định theo đa số (Điều 131 Hiến pháp 1992;

Điều 6 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).

Tòa án xét xử tập thể có nghĩa là việc xét xử bất cứ một vụ án nào theo trình tự

nào cũng do một Hội đồng thực hiện. Thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xửđối với từng loại vụ án được qui định tại các Điều tương ứng trong pháp luật tố

tụng; cụ thể như sau

- Đối vi v án hình s

+ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, Điều 185 Bộ Luật tố tụng hình sự 2004 qui định:

“Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và giữ kỹ

luật phiên tòa.”

+ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm, Điều 24 Bộ Luật tố tụng hình sự 2004 qui định:

“Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm”.

+ Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm, Điều 281 Bộ Luật tố tụng hình sự 2004 qui định:

“Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa án quân sự Trung ương gồm ba Thẩm phán.

Nếu Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám

đốc thẩm thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán tham gia xét xử.

Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán phải

được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán tán thành.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh,

Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi biểu quyết về nội dung kháng nghị thì phải biểu quyết theo trình tự những ý kiến đồng ý với kháng nghị, những ý kiến không đồng ý với kháng nghị. Nếu không có loại ý kiến nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành, thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Ủy ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án với sự tham gia của toàn thể các thành viên”.

- Đối vi v án dân sự (các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động):

+ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, Điều 52 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 qui

định:

“Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp dặc biệt thì Hội dồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân”.

+ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm, Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 qui định:

“Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán”.

+ Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm, Điều 54 Bộ luật tố tụng dân sự

2004 qui định:

“Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Khi Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia.

Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao gồm có ba Thẩm phán.

Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia”.

- Đối vi v án hành chính

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm; thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm; thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 15 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).

f. Tòa án xét x theo nguyên tc mi công dân đều bình đẳng trước pháp lut, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị

xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 8 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng tại Tòa án là tiếng việt. Do đó, trong trường hợp có người tham gia tố tụng không biết tiếng việt thì cần phải có người phiên dịch.

g. Tòa án thc hin chế độ hai cp xét xử (Điều 11 Luật tổ chức Tòa án nhân dân) dân)

Bản án, quyết định của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Bản án, quyết định sơ thẩm hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn

do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị6. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ

án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật. Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là xét lại bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng bị

kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Tòa án thực hiện chếđộ hai cấp xét xử là nhằm mục đích mỗi vụ án đều có thể được xem xét hai lần và hạn chếđến mức thấp nhất những sai sót.

3.2.2. Số lượng Hội thẩm nhân dân theo quy định của pháp luật

Theo thông tư liên tịch số 01/2004 ngày 01/3/2004 của Tòa án nhân dân tối cao, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân thì cơ cấu Hội thẩm Tòa án nhân dân cần phải chú ý lựa chọn những người thuộc các tổ chức xã hội, các đoàn thểở

các địa phương như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân, Hội cụ chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Ngành giáo dục; Các doanh nghiệp; Tổ chức kinh tế; Tôn giáo…

Đối với Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Cứ 2 Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì có 3 Hội thẩm nhưng tổng số Hội thẩm của một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và không nhiều hơn 100 người.

Đối với Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện: Cứ một Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện thì có 2 Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng tổng số của một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và không nhiều hơn 50 người.

Những trường hợp phải thay đổi Hội thẩm nhân dân

Hội thẩm nhân dân phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 35 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân). Điều 16 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,

Điều 42 Bộ Luật tố tụng hình sự và các Điều 46, 47 Bộ Luật tố tụng dân sự

quy định Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây

Hội thẩm đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của

đương sự.

Hội thẩm nhân dân đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định trong cùng một vụ án đó.

Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hội thẩm có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của BLTTDS thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố

tụng hoặc bị thay đổi nếu họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau, thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị

thay đổi.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án này.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã là người tiến hành tố tụng trong vụ

CHƯƠNG 2

VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG CÔNG TÁC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN

DÂN SỰ

1. Những hoạt động chính của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử các vụ án dân sự.

1.1. Tầm quan trọng của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử

Trong thời đại ngày nay, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân càng được thể hiện rộng rãi trong quá trình phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

Trong bộ máy tư pháp của Nhà nước ta vừa là một bộ phận kiểm tra xã hội, vừa là một bộ phận quyền lực nằm trong các khâu tạo thành hệ thống kiểm tra xã hội thông qua Nhà nước. Tòa án với tư cách là cơ quan giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tư pháp được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc dân chủđể

hoạt động này có hiệu quả, Tòa án phải tổ chức một cách hợp lý nhất sao cho xã hội có điều kiện giám sát một cách thường xuyên và có hiệu quả. Đó là một trong những lý do có đại diện nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án. Trong đó có một nguyên tắc rất quan trọng là thu hút nhân dân lao động tham gia vào công việc của Nhà nước nhằm thể hiện nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự

lãnh đạo của Đảng là phương tiện để nhân dân thực hiện chức năng Nhà nước,

đảm bảo công bằng xã hội.

Chếđộ dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính gắn liền với bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là nhân tố đảm bảo thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực nhân dân, Nhà nước xã hội chủ

nghĩa quản lý xã hội bằng pháp luật mới xóa bỏđược sự quản lý dựa trên ý trí chủ

quan tùy tiện. Tư tưởng lấy dân làm gốc trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân đã được pháp luật hóa một cách đầy đủ là một yêu cầu có tính khách quan liên kết thành một thể thống nhất chặt chẽ nhịp nhàng và đồng bộ. Thể hiện trên nguyên tắc Tòa án xét xử sơ thẩm có Hội thẩm nhân dân tham gia được coi là nguyên tắc dân chủ, Hội thẩm nhân dân tham gia là thể hiện được tính nhân dân

của một nền tư pháp vì Nhà nước của dân do dân vì dân. Mọi việc của Nhà nước cần để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tham gia vào công việc quản lý của Nhà nước và xã hội, có trách

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)