Theo dõi phần tranh luận tại phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 54 - 55)

d. Công bố các tài liệu vụ án dân sự

1.3.4. Theo dõi phần tranh luận tại phiên tòa

Việc tranh luận tại phiên tòa nhằm đảm bảo cho những người tham gia tố

tụng được phân tích, đánh giá các chứng cứ một cách toàn diện khách quan, từ đó

đề nghị biện pháp xử lý hoặc bảo vệ những yêu cầu của họ trên cơ sở những quy

định của chính sách và pháp luật. Do đó, việc tranh luận tại phiên tòa có tác dụng làm sáng tỏ những vấn đề đã được xét hỏi, Hội thẩm nhân dân cần chú ý theo dõi

để có thêm cơ sở tiến hành việc nghị án.

Điều 232 BLTTDS quy định những người tham gia tranh luận gồm: đương sự, người đại diện của đương sự, người bào chữa quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện.

Trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự phát biểu khi tranh luận.

Khi phát biểu và đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả của việc đòi hỏi tại phiên tòa mà không được dựa vào suy đoán.

Người tham gia tranh luận về quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, kiểm tra lại phiên tòa, nhưng có quyền cắt ý kiến không liên quan đến vụ án.

Trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Chủ tọa phiên tòa đề nghị

Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong các trường sau: Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định, Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa về việc giải quyết vụ án dân sự. Theo quy

định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đối với những vụ án do tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, như vậy Viện kiểm sát không tham gia 100% các phiên tòa như quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 mà chỉ tham gia phiên tòa những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, đối với phiên họp giải quyết việc dân sự thì Viện kiểm sát tham gia tất cả8.

Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiếc vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết

định trở lại việc xét hỏi, sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

Một phần của tài liệu vai trò của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án dân sự (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)