Sức đẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng ở mức độ nhất định. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm như các yếu tố di truyền cá thể, giống, dòng gia cầm, tuổi, chế độ dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Thị Mai và CS, 2009) [8].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 22 + Các yếu tố di truyền cá thể :
Sức đẻ trứng: Là một tính trạng số lượng có lợi ích kinh tế quan trọng của gia cầm với con người. Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm: tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng.
Tuổi thành thục sinh dục là một yếu tố năng suất trứng và có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Thành thục sớm cũng là một tính trạng mong muốn, tuy nhiên cần phải chú ý đến khối lượng cơ thể. Tuổi bắt đầu đẻ và kích thước cơ thể có tương quan nghịch. Chọn lọc theo hướng tăng khối lượng trứng sẽ làm tăng khối lượng cơ thể gà và làm tăng tuổi thành thục sinh dục. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định thông qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Tuổi thành thục của một nhóm hay một đàn gia cầm được xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5%.
Thể trạng và độ dài ngày chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng thành thục sinh dục, những gà thuộc giống có tầm vóc nhỏ thì phần lớn bắt đầu đẻ trứng sớm hơn những giống gà có tầm vóc lớn.
Ngoài ra, tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, thời gian nở ra trong năm… Gà hướng trứng tuổi thành thục sớm hơn gà hướng thịt. Thời gian gà đẻ mạnh là vào những ngày ngắn của mùa thu đông, điều đó cũng nói lên rằng thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục. Theo Đặng Hữu Lanh và CS (1999) [3] cho biết, hệ số di truyền của tính trạng này là h2 =32. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Theo Dale và CS (2003) [21] cho rằng, cường độ đẻ trứng thường được xác định theo khoảng thời gian 30- 60 ngày và 100 ngày. Các tác giả này còn cho biết, đối với các giống gà chuyên trứng cao sản thường có cường độ đẻ trứng lớn nhất vào tháng thứ hai và ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ. Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994) [9] cùng nhiều
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 23 tác giả khác cho biết, sự tương quan rất chặt chẽ giữa cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng đầu tiên với sức đẻ trứng cả năm. Vì vậy, người ta thường dùng cường độ đẻ trứng ở 3-4 tháng tuổi đầu tiên để dự đoán sức đẻ trứng của gia cầm mà ghép đôi và chọn lọc giống. Cường độ đẻ trứng còn liên quan mật thiết với thời gian hình thành trứng và chu kỳ đẻ trứng,
Thời gian nghỉ đẻ: Ở gà, thường có hiện tượng nghỉ đẻ trong một thời gian, có thể kéo dài trong năm đầu đẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chí kéo dài 1-2 tháng.
Tính ấp bóng hay bản năng đòi ấp trứng: Đây là phản xạ không điều kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm.
Các yếu tố di truyền cá thể phụ thuộc vào các gen khác nhau và ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến sức đẻ trứng. Muốn nâng cao sức đẻ trứng qua một số ít thế hệ phải bắt đầu chọn lọc trên cả 5 yếu tố nói trên.
+ Giống, dòng gia cầm
Giống, dòng gia cầm có ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm. Các giống khác nhau có khả năng đẻ trứng là khác nhau: giống gà nội thường có sản lượng trứng thấp hơn so với các giống gà nhập ngoại.
+ Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm cũng liên quan đến năng suất trứng. Sản lượng trứng của gà giảm dần theo tuổi. Thường thì sản lượng năm thứ 2 giảm 15-20% so với năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và CS, 2009) [8]. Một số loại gia cầm như vịt và ngỗng thì sản lượng trứng năm thứ 2 cao hơn năm thứ nhất.
+ Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với khả năng để trứng. Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải đảm bảo một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng theo nhu cầu. Quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các axit amin,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 24 cân bằng các chất khoáng và vitamin. Thức ăn có chất lượng kém sẽ không thể cho năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gia cầm. Các loại thức ăn bảo quản không tốt bị nhiễm nấm mốc, các loại thức ăn bị nhiễm độc kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật... Thậm chí các loại thức ăn bảo đảm đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhưng bảo quản không tốt cũng sẽ không phát huy được tác dụng trong chăn nuôi gia cầm (Nguyễn Thị Mai và CS, 2009) [8].
+ Điều kiện ngoài cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mùa vụ... ảnh hưởng rất lớn tới sức để trứng của gia cầm.
Nhiệt độ môi trường cao làm giảm lượng thức ăn thu nhận, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn từ đó làm giảm năng suất trứng và chất lượng trứng (Nguyễn Thị Mai và CS, 2009) [8]. Vỏ trứng mỏng hơn bình thường nếu kết hợp với dinh dưỡng không hợp lý thì gia cầm đẻ trứng không có vỏ.
Liên quan chặt chẽ với nhiệt độ là độ ẩm không khí của chuồng nuôi. Độ ẩm thích hợp từ 65-70%.
Ngoài nhiệt độ và độ ẩm, chế độ chiếu sáng cực kỳ quan trọng trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà đẻ trứng nói riêng. Gia cầm không chỉ cần ánh sáng để nhìn và tìm thức ăn, nước uống, nơi ở... mà nó còn khởi động cơ quan sinh dục. Theo Nguyễn Thị mai và CS (2009) [8] võng mạc và não bộ của gia cầm rất nhạy cảm với kích thích của ánh sáng. Cơ chế dẫn truyền kích thích của ánh sáng là cơ chế thần kinh - thể dịch mà tuyến yên là trung tâm truyền dẫn, chỉ những ánh sáng có bước sóng dài mới đi qua được. Vì vậy muốn kích thích cơ quan sinh dục, cần sử dụng ánh sáng ấm với nhiều màu đỏ và cam. Trong chăn nuôi gà đẻ, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để chiếu sáng cho gà với cường độ chiếu sáng từ 3-3,5W/m2, (Ron Meijerhof, 2006) [37]. Thời gian chiếu sáng thích hợp là 14-16giờ/ngày đối với gà mái đẻ trong giai đoạn đẻ trứng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 25