Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vitamin D3 trong chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 26 - 29)

nuôi gia cầm

Trong chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà mái đẻ nói riêng, vitamin D là một trong những vitamin đóng vai trò quan trọng nhất. Vitamin D tham gia vào quá trình trao đổi chất khoáng, protein và lipid. Giúp điều hòa quá trình gắn kết Ca, P và Mg vào xương, kích thích các phản ứng oxy hóa khử. Nhu cầu vitamin D tùy thuộc vào giống gà, gà có sức sinh trưởng và năng suất trứng cao thì nhu cầu vitamin D cao, gà nuôi nhốt trong chuồng thiếu ánh sáng thì nhu cầu vitamin D cũng cao, khẩu phần không cân đối canxi và photpho cũng khiến gà cần nhiều vitamin D (Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm, 2011) [1].

* Tình hình nghiên cứu trong nước

So với vitamin A, vitamin D được khuyến cáo rằng chỉ nên cung cấp với tỷ lệ: D/A = 1/8-1/10, không nên cung cấp dư vitamin A và D (quá 25000UI/kg thức ăn đối với vitamin A; 5000UI/kg thức ăn đối với vitamin D3) vì sẽ gây vôi hóa ở thận, nếu kèm với dư protein thì tình trạng dư thừa sẽ nguy hiểm dễ gây chết. (Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm, 2011) [1]. Còn theo Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn (2011) [5] cho rằng nuôi gà nhốt thường bị thiếu D3 nhất là ở chuồng tối bị thiếu ánh sáng mặt trời sẽ không có tác động của tia cực tím lên gà để tạo vitamin D3. Vì vậy, cần phải bổ sung vitamin D3 vào thức ăn, thường có trong thành phần premix vitamin gia cầm. Hàm lượng D3 trong thức ăn gà con 2000-2200, gà đẻ 1500UI/kg. Trong thức ăn men bia, bột cá, lòng đỏ trứng, nhất là dầu cá có nhiều vitamin D. Theo một khuyến cáo khác của Nguyễn Xuân Bình (2001) [11] mức bổ sung vitamin D3 vào thức ăn theo tỷ lệ: Gà con từ 1500-2000UI/kg thức ăn; Gà giò từ 1200-2000UI/kg thức ăn; Gà đẻ từ 2000-3000UI/kg thức ăn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 19

* Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vitamin D3

hay 25-OH-D3 cho gia cầm nói chung và cho gà mái sinh sản nói riêng. Theo Albers và CS (2002) [17] tác động khi bổ sung vitamin D3 là ảnh hưởng tốt đến trao đổi chuyển hóa canxi, photpho, ngoài ra còn tăng sức đề kháng. Mức bổ sung vitamin D3 thích hợp cho gà đẻ giống là từ 2500- 3500UI/kg thức ăn. Lazaro và CS (2008) [29], Hellwig (2010) [24] thì đều cho rằng nhu cầu vitamin D3 thích hợp cho gà đẻ giống thịt nuôi nền là 3000UI/kg thức ăn. Còn Hybrid (2010) [26] thì cho rằng nhu cầu vitamin D3 cho gà đẻ giống thịt 6-30 tuần tuổi phải tăng 20% so với mức quy định năm 2000 từ 3000 lên 3600UI/kg thức ăn mới thích hợp. Vì khi thiếu vitamin D3 sẽ làm giảm sinh trưởng và lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ sã cánh cong lườn tăng, tăng tỷ lệ trứng mỏng vỏ, dập vỡ. Giảm sản lượng trứng, tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở.

Nghiên cứu của Atencio và CS (2006) [19] trên gà mái sinh sản Ross hướng thịt từ 25-66 tuần tuổi với 3 mức bổ sung vitamin D3 (1000; 2000 và 4000UI/kg thức ăn) đã cho kết quả tăng tỷ lệ đẻ rõ rệt ở lô bổ sung 2000 và 4000UI/kg thức ăn (lần lượt là: 62,6 và 63,2%) so với lô chỉ bổ sung 1000UI/kg thức ăn (58,8%). Ngoài ra tỷ lệ ấp nở cũng bị ảnh hưởng rõ rệt, lô 2000 và 4000UI/kg thức ăn cho tỷ lệ ấp nở đạt 92,0 và 93,1%, trong khi lô sử dụng 1000UI/kg thức ăn chỉ đạt 88,2%. Tỷ lệ chết phôi kỳ 1, 2 và 3 ở lô sử dụng mức 4000UI/kg thức ăn cũng giảm hơn rất nhiều so với lô sử dụng mức 1000 và 2000UI/kg thức ăn.

Còn theo Mohammad và CS (2010) [31] nghiên cứu ảnh hưởng của các mức canxi (3 mức: 3,13; 2,85; 2,56%), photpho (3 mức: 0,41; 0,37; 0,33%) và vitamin D3 (2 mức: 3000 và 3300UI) đến hàm lượng canxi, photpho và magie trong máu, tỷ lệ nở và năng suất của gà mái sinh sản hướng thịt Ross 308 từ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 20 20-50 tuần tuổi. Kết thúc thí nghiệm phân tích thống kê cho thấy tất cả các chỉ tiêu theo dõi (chất lượng vỏ trứng; tỷ lệ đẻ; tỷ lệ ấp nở; khối lượng trứng; FCR) đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố thí nghiệm trong đó tỷ lệ đẻ và FCR, tỷ lệ ấp nở là bị ảnh hưởng rõ rệt (P<0,05). Còn khối lượng trứng thì bị ảnh hưởng không đáng kể.

Chỉ tiêu Đối chứng

3000UI/kg TA

Thí nghiệm 3300UI/kg TA

Khối lượng trứng (g/quả) 63,7 64,0

Tỷ lệ đẻ (%) 82,16b 83,81a

FCR 3,44a 3,30b

Tỷ lệ ấp nở (%) 91,69b 94,72a

(Mohammad và CS, 2010) [31]

Với 25(OH)D3, Torres và CS(2009) [41] đã nghiên cứu ảnh hưởng của 25(OH)D3 đến sức sản xuất của gà mái sinh sản hướng thịt Cobb. Thí nghiệm được tiến hành trên 500 con gà với 4 lô thí nghiệm là: 2000; 3400UI vitamin D3/kg thức ăn và 2000UI D3+35mg 25(OH)D3/tấn thức ăn; 2000UI D3+69mg 25(OH)D3/tấn thức ăn. Kết quả cho thấy 25(OH)D3 không ảnh hưởng đáng kể đến sức sản xuất trứng của gà từ 32-67 tuần tuổi. Tuy nhiên bổ sung 25(OH)D3 cho chất lượng vỏ trứng tốt hơn (đánh giá ở 60 tuần tuổi). Và không có sự khác biệt đáng kể khi quan sát trên tỷ lệ nở của trứng có phôi ở thời điểm 54 và 64 tuần tuổi. Mức bổ sung 2000UI D3/kg thức ăn làm giảm tỷ lệ chết phôi kỳ 3 ở 64 tuần tuổi và giảm tỷ lệ chết phôi kỳ 2 ở 67 tuần tuổi. Ngoài ra mức bổ sung 2000UI D3+69mg 25(OH)D3 cũng làm giảm tỷ lệ chết phôi kỳ 2 ở 67 tuần tuổi. Thí nghiệm cũng chỉ ra rằng bổ sung 25(OH)D3 kết hợp vitamin D3 cho ảnh hưởng tương tự đến sức sản xuất của gà mái sinh sản với khẩu phần chỉ bổ sung vitamin D3.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 21 Một nghiên cứu khác bổ sung 6000UI/kg thức ăn và 15000UI/kg thức ăn (so với khẩu phần đối chứng là 2500UI vitamin D3/kg thức ăn của Mattila và CS (2004) [30] trên gà đẻ thương phẩm chỉ ra rằng bổ sung vitamin D3 đã làm tăng hàm lượng vitamin D trong lòng đỏ trứng một cách rõ rệt. Và ở các nhóm gà mái được bổ sung là 6000 và 15000UI vitamin D3/kg thức ăn thì hàm lượng vitamin D trong lòng đỏ trứng đạt lần lượt là: 9,1- 13,6 và 25,3- 33,7 µg/100g trứng, cao hơn hẳn so với lô đối chứng từ 2,5- 5 µg/100g trứng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bổ sung vitamin D3 đã làm cải thiện rõ rệt độ chắc khỏe của xương (P<0,05) và cho hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn. McCormack và CS (2002) và Whitehead (2002) (dẫn theo Mattila và CS, 2004) [30] cũng chỉ ra rằng khi sử dụng mức vitamin D3 5000UI/kg thức ăn cho gà đã làm cho quá trình tích lũy khoáng ở xương tốt hơn.

Theo DSM (2006) [22] mức vitamin D3 bổ sung tối ưu cho gà đẻ trứng là từ 2500- 3500UI/kg thức ăn nhưng năm 2011[23] đã nâng mức vitamin D3

cho gà đẻ giống thịt 3000-5000UI/kg thức ăn. Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác về vitamin D3 trên gia cầm như của Atencio và CS (2005) [18] thí nghiệm trên gà mái sinh sản, Rama Rao và CS (2009) [36] thí nghiệm trên gà broiler. Trong đó mức bổ sung 3600UI D3/kg thức ăn được cho là tốt nhất cho sinh trưởng và phát triển xương của gà broiler, với khẩu phần có tỷ lệ Ca:P là 0,5 và 0,25% (Rama Rao và CS, 2009) [36].

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)