Tỷ lệ gà gẫy cánh, cong lườn của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 75 - 77)

- Khối lượng gà thí nghiệm: cân 30 con gà tại các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm; khi tỷ lệ đẻ 50%; khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao và khi kết thúc thí nghiệm.

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.14. Tỷ lệ gà gẫy cánh, cong lườn của gà thí nghiệm

Đối với gà mái đẻ khi thiếu vitamin D sẽ có rất nhiều biểu hiện như giảm tỷ lệ đẻ, vỏ trứng mỏng, tăng tỷ lệ trứng dập vỡ, tăng tỷ lệ chết phôi ở ngày 19-20,… là những biểu hiện dễ nhận thấy rõ. Còn những biểu hiện như xốp xương, mềm xương, xương dễ gẫy, cong lườn thường khó phát hiện hơn. Tuy nhiên, đối với gà sinh sản ISA-JA57 được nuôi trong chuồng kín, nuôi trên lồng và thụ tinh nhân tạo (5 ngày gà được bắt ra thụ tinh một lần) nên gà bị thiếu vitamin D với biểu hiện xốp xương, cong lườn được phát hiện dễ dàng hơn. Gà bị xốp xương, mềm xương khi bắt ra thụ tinh rất dễ bị gẫy cánh. Do vậy, trong quá trình thí nghiệm bổ sung vitamin D, chúng tôi theo dõi cả tỷ lệ gà gẫy cánh và cong lườn. Tỷ lệ gà gẫy cánh, cong lườn trong 19 tuần đẻ được trình bày ở bảng 4.14.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 68

Bảng 4.14. Tỷ lệ gà gẫy cánh, cong lườn của gà thí nghiệm (n=48)

Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

Tỷ lệ gẫy cánh (%) Tỷ lệ cong lườn (%)

Tỷ lệ gẫy cánh+cong lườn (%)

2,08 0,00 4,17 2,08 0,00 2,08 2,08 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Tổng 6,25 4,17 2,08 0,00

Thời điểm gà gẫy cánh, cong lườn (tuần tuổi)

Tuần phát hiện 30-31 30 30 -

Kết quả ở bảng 4.14 cho thấy, trong suốt thời gian thí nghiệm tỷ lệ gà gẫy cánh của các lô thí nghiệm từ 0,00-2,08%. Riêng lô TN3 không có gà bị gẫy cánh. Lô đối chứng và hai lô thí nghiệm 1, 2 tỷ lệ gà bị gẫy cánh là 2,08%. Gà cong lườn không phát hiện thấy ở tất cả các lô trong thí nghiệm. Song gà vừa gẫy cánh lại vừa bị cong lườn ở lô đối chứng chiếm tỷ lệ 4,17% và lô TN1 là 2,08%. Riêng lô TN2 và lô TN3 không có gà vừa bị gẫy cánh lại cong lườn. Tổng số gà bị gẫy cánh, cong lườn chiếm tỷ lệ 0,00-6,25%. Tỷ lệ gà bị gẫy cánh, cong lườn cao nhất ở lô đối chứng (6,25%), sau đó đến lô TN1 (4,17%), tiếp đến là lô TN2 (2,08%) và thấp nhất ở lô TN3 không có gà bị gẫy cánh, cong lườn. Thời điểm gà bị gẫy cánh, cong lườn chủ yếu vào những tuần đẻ đỉnh cao của gà thí nghiệm. Điều này có thể là do trong những tuần này, tỷ lệ đẻ cao, gà phải huy động canxi mạnh hơn để hình thành vỏ trứng. Do đó, khi thiếu ánh sáng mặt trời, khả năng tổng hợp vitamin D bị hạn chế, hàm lượng vitamin D bổ sung trong thức ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của một số cá thể đòi hỏi cao hơn, nhạy cảm hơn nên chúng sẽ phải huy động canxi từ xương. Vì vậy chúng sẽ bị mắc chứng xốp xương. Và khi gà được bắt ra để thụ tinh sẽ rất dễ bị gẫy cánh.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 69 Như vậy có thể nhận thấy, việc bổ sung vitamin D đã có tác dụng làm giảm rõ rệt tỷ lệ gẫy cánh, cong lườn ở gà mái đẻ. Mức bổ sung 4500UI vitamin D/kg thức ăn làm giảm rõ rệt nhất, không còn gà mắc chứng gẫy cánh, cong lườn. Mức bổ sung 3500 và 4000UI vitamin D/kg thức ăn đã giảm tỷ lệ gẫy cánh tương ứng là 2,08% và 4,17% so với lô đối chứng.

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)