Khối lượng trứng của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 48 - 51)

- Khối lượng gà thí nghiệm: cân 30 con gà tại các thời điểm: bắt đầu thí nghiệm; khi tỷ lệ đẻ 50%; khi tỷ lệ đẻ đỉnh cao và khi kết thúc thí nghiệm.

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.3. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm

Khối lượng trứng là chỉ tiêu để đánh giá sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm (Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009) [8]. Đối với trứng giống thì khối lượng trứng là chỉ tiêu rất quan trọng, bởi vì nó có ảnh hưởng đến tỷ lệ nở. Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái. Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng vitamin D trong thức ăn cho gà mái sinh sản ISA-JA57 tới khối lượng trứng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 41 Để xác định chỉ tiêu này, cứ một tuần chúng tôi tiến hành cân trứng 3 ngày liên tiếp vào cuối tuần. Cân tất cả số trứng gà đẻ trong ngày, cân từng quả một, cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ±0,01g. Riêng tuần 22 và 23, do tỷ lệ đẻ thấp nên chúng tôi cân trứng của tất cả các ngày trong hai tuần. Kết quả theo dõi khối lượng trứng của các lô gà trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Khối lượng trứng (g) của gà thí nghiệm từ 23-40 tuần tuổi

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

Tuần tuổi n X ± SD (g) n X ± SD (g) n X± SD (g) n X ± SD(g) 23 78 47,88±4,18 100 48,11±3,87 106 48,74±4,24 136 47,90±3,60 24 65 48,91±5,20 62 50,00±5,26 60 49,45±4,56 73 49,77±5,18 25 80 50,50±5,27 79 51,78±5,55 80 51,23±4,40 90 51,10±4,34 26 98 52,85±3,78 99 53,33±5,50 100 53,53±3,87 100 54,09±4,68 27 99 54,17±4,08 100 54,81±3,73 105 54,47±3,91 107 54,61±5,59 28 107 56,63±4,81 110 56,78±4,37 109 56,69±4,84 112 56,78±4,91 29 110 57,75±4,44 112 57,83±4,60 113 58,11±4,06 115 58,26±4,78 30 133 58,44±3,60 135 58,78±3,75 136 59,12±4,21 138 58,74±3,82 31 131 58,97±3,11 135 59,22±3,41 135 58,94±2,51 135 59,37±3,57 32 129 59,64±3,39 130 60,11±3,72 131 59,89±3,95 133 60,28±3,79 33 122 60,08±3,34 128 60,33±3,88 130 60,18±4,30 130 60,47±4,22 34 120 60,37±3,30 120 60,42±2,78 121 60,50±3,42 122 60,78±3,37 35 118 60,94±3,30 118 61,23±2,77 120 61,09±2,95 121 61,40±3,66 36 115 61,17±3,14 116 61,36±2,49 117 61,56±3,20 117 61,74±2,96 37 110 61,83±2,94 114 61,78±2,67 117 61,83±2,93 117 62,00±3,04 38 110 62,09±3,10 113 62,49±2,91 116 62,35±2,86 118 62,74±2,92 39 109 62,88±3,14 110 63,62±2,59 113 63,44±2,12 116 63,53±2,88 40 103 63,27±3,29 108 63,94±2,52 110 63,72±3,30 115 64,06±2,49 TB 57,69 58,11 58,05 58,20

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 42 Kết quả cho thấy khối lượng trứng của các lô thí nghiệm đều tăng dần qua các tuần tuổi theo đúng quy luật và đến tuần 40 đạt khối lượng cao nhất. Ví dụ ở lô đối chứng, khi gà mới vào đẻ (22 tuần tuổi) khối lượng trứng là 47,88g đã tăng lên 54,17g ở 27 tuần tuổi. Sau đó khối lượng trứng tăng lên 60,08g ở 33 tuần tuổi và đến 40 tuần tuổi, khối lượng trứng là 63,27g. Khối lượng trứng của 3 lô thí nghiệm cũng tăng lên tương tự như lô đối chứng. Đến 40 tuần tuổi, khối lượng trứng của 3 lô thí nghiệm từ 63,72-64,06g.

Nhìn vào bảng 4.3 chúng tôi thấy khối lượng trứng của các lô thí nghiệm tăng chậm ở những tuần tuổi đầu của chu kỳ đẻ trứng (từ tuần 23- 25). Sang tuần 26 bắt đầu tăng nhanh, khối lượng trứng ở 25 tuần tuổi chỉ đạt 50,50-51,78g/quả, đến tuần 26 đã tăng lên 52,85-54,09g/quả. Như vậy trong 1 tuần khối lượng trứng tăng được 2,31-2,35g/quả. Từ tuần 26 đến tuần 27 lại tăng chậm và tiếp tục tăng nhanh từ tuần 27 (54,17-54,81g/quả) đến tuần 28 (56,63-56,78g), trong 1 tuần tăng được 1,97-2,46g/quả. Từ tuần 28 trở đi khối lượng trứng của các lô thí nghiệm vẫn tăng nhưng chỉ tăng nhẹ 1-2g/quả.

Kết thúc 19 tuần thí nghiệm, kết quả tính toán của chúng tôi cho thấy, khối lượng trứng gà thí nghiệm trung bình từ 57,69- 58,2g. Khối lượng trứng cao nhất là ở lô TN3 và thấp nhất là ở lô đối chứng. Tuy nhiên sự khác nhau về khối lượng trứng giữa các lô là không rõ rệt. Điều này có nghĩa là việc bổ sung vitamin D ở các mức khác nhau đã không ảnh hưởng đến khối lượng trứng của gà thí nghiệm. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Mohammad và CS (2010) [31] khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức Canxi, photpho và vitamin D3 trên gà sinh sản hướng thịt Ross 308. Các tác giả đã khẳng định khối lượng trứng bị ảnh hưởng bởi protein khẩu phần, choline, acid folic và vitamin B12. Các mức Ca, P và vitamin D3 không ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng trứng (Safaa và CS, 2008 [39] và Keshavarz, 2003 [28]).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 43 Như vậy, ở cùng một điều kiện thí nghiệm, trên cùng một giống gà có tuổi đẻ như nhau và khối lượng cơ thể là tương đương nhau ở cả 4 lô thí nghiệm, thì việc bố trí các khẩu phần có bổ sung vitamin D khác nhau đã không ảnh hưởng đến khối lượng trứng.

Một phần của tài liệu Bổ sung vitamin d cho gà sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)